"Nén tâm nhang tưởng nhớ NSND, Đạo diễn Xuân Huyền" - Tác giả Xuân Tuynh
NÉN TÂM NHANG TƯỞNG NHỚ NSND, ĐẠO DIỄN XUÂN HUYỀN
Xuân Tuynh
Tin đạo diễn- nghệ sĩ nhân dân Xuân Huyền ( Ngô Xuân Huyền ) qua đời quả là một cú sốc với tôi cùng rất nhiều nghệ sĩ và hàng vạn người hâm mộ nghệ thuật sân khấu trên cả nước. Chúng ta đã mất đi một nhà đạo diễn sân khấu tài năng vào bậc nhất của đất nước; một viên ngọc sáng lấp lánh của của bộ môn Nghệ thuật sân khấu nước nhà ở vào thập niên 80,90 của thế kỷ 20.
Đạo diễn, NSND Ngô Xuân Huyền sinh năm 1942, ở Nam Đàn ,tỉnh Nghệ An. Bước sang tuổi 17, Xuân Huyền ra Hà Nội, theo học khoá đầu tiên Trường sân khấu điện ảnh Việt Nam(1959-1963), nay là trường Đại học Sân Khấu Hà Nội.
Bắt đầu từ vở diễn đầu tay “ Gió và bụi” dành được Huy chương bạc, ở Hội diễn Sân khấu toàn Quốc năm 1980, đến nay, đạo diễn Xuân Huyền đã dàn dựng khoảng 300 vở diễn cho các đoàn nghệ thuật ,với đủ các loại hình sân khấu, Tuồng, chèo, ca kịch và nhiều nhất là kịch nói. Đạo diễn Xuân Huyền dàn dựng tính chính kịch, khúc triết và chiều sâu thông điệp luôn nổi bật, vì vậy ông được mệnh danh là “ người gác chính kịch”, với những vở diện mẫu mực “Othello”, “Lời thề thứ9”, “Tiếng hát tình yêu,”” Nhà có ba chị em gái”, “ Người yêu tôi là Hoa hậu”...., ông còn là Giảng viên Đại học Sân kháu có uy tín , được các thết hệ sinh viên kính trọng.
NSND, đạo diễn Xuân Huyền luôn tạo được dấu ấn khó phai trong lòng khán giả, mỗi khi xem vở diễn ông dàn dựng. Nói theo thuật ngữ chuyên môn, ông có những “ miếng diễn” độc đáo. Tiêu biểu như vở diễn “ Lời thề thứ9”, ông tạo ra nhân vật “ Chu Thị Mỡi”, một Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh với cách hách dịch, kịch cỡm làm người xem ghé cay, ghét đắng, hay nhân vật Quách Văn Tuần, Chủ tịch xã, một gã được gọi là “ Cường hào mới”, đạo diễn Xuân Huyền đã dựng lên Quách Văn Tuần, một nhân vật chỉ biết làm theo ý của cấp trên, bảo sao làm vậy, giống như một con rối trên sân khấu.Trong “Lời thề thứ 9”, nổi bật nhân vật bà mẹ, đạo diễn đã khắc hoạ một bà mẹ Việt Nam hiền hậu, chất phác và nhân ái.
Trong lớp diễn ba chiến sĩ, Đôn, Xuyên, Hiến cùng một số người sau khi cứu được bố Hiến khỏi hầm giam của Quách Văn Tuần, bị cấp trên về bắt, họ đã cố thủ trong nhà Bảo tang xã. Chủ tịnh tỉnh cùng cán bộ của Trung đoàn về kêu gọi nhưng họ nhất định không ra, đòi cấp trên phái chừng trị Quách Văn Tuần, một tên” cường hào mới”, khi đó họ mới ra. Nút thắt ở chỗ mọi người dường như bất lực, thì bà mẹ củ Hiền xuất hiện, bà nói với ông Chủ tịch tỉnh tên Hà, “ may quá hôm nay lại gặc được bác Hà ở đây, cho tôi mượn bác chiếc ghế...”, bà mẹ nói vừa rứt câu, cả hàng ngàn khán giả ngồi xem vỗ tay như sấm, thông điệp của đạo diễn muốn gửi tới khán giả, những việc cán bộ, cụ thể là Chủ tịch Hà không làm được thì để dân làm ; người mẹ của Hiến, một chiến sĩ Quân đội làm.
Trong nghệ thuật Sân khầu, vai trò của đạo diễn rất quan trọng, nó quyết định tạo nên một vở diễn hay, hoặc dở, thành công hay thất bại.Một kịch bản hay mà đạo diễn dở thì vở kịch đó cũng không quấn hút khán giả, ngược lại, một vở kịch, kịch bản yếu nhưng được bàn tay dàn dựng giỏi của đạo diễn thì trở thành vở diễn hay , thuyết phục được khán giả.
***
Tôi với NSND, đạo diễn Xuân Huyền có nhiều kỷ niệm đẹp! Đó là vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi ấy Đoàn kịch trẻ Nha Trang ra đời, tôi là cán bộ tổ chức biểu diễn của Đoàn, Đoàn đã mời đạo diễn Xuân Huyền về dàn dựng liên tiếp bốn vở diễn cùng một thời điểm, đó là các vở,” Trên mảnh đất người đời”( kịch Liên Xô), “ Ông không phải bố tôi”,” Vụ án hai nghìn ngày” và “ Lời thề thứ 9” ( chùm kịch đặc sắc của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Ông đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi của Đoàn kịch trẻ Nha Trang vang bóng một thời.
NSND, đạo diễn Xuân Huyền là người làm việc nghiên khắc, nhiệt huyết với sân khấu được hầu hết anh chị em Nghệ sĩ , diễn viên ở các đoàn kịch trong cả nước quý trọng. Những ngày tháng về dàn dựng cho Đoàn kịch trẻ Nha Trang, ông chọn tôi làm trợ lý, với tôi , đôi khi ông mắng mỏ, mỗi khi tôi làm những việc không đúng ý ông, nhưng trên hết ông rất quý tôi, coi tôi như một người em thân thiết. Ông đã giúp tôi hiểu sâu về Nghệ thuật sân khấu, từ đó tôi đã có nhiều bài viết về sân khấu, đăng trên tạp chí Sân Khấu của Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trong nhiều năm qua.
Tôi viết bài viết nhỏ này, là một nén tâm nhang kính viếng hương hồn NSND, đạo diễn Ngô Xuân Huyền, một đạo diễn tài hoa của đất nước; ông là linh hồn của Nghệ thuật sân khấu Việt Nam ./.
Nha Trang, ngày 27/11/2020
Nhà văn: Nguyễn Xuân Tuynh
Ủy viên BCH Hội Trường Sơn tỉnh Khánh Hòa