"Đòn hiểm" của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã

Ngày đăng: 02:45 13/01/2018 Lượt xem: 774



    "Đòn hiểm" của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã



                                                                    Nguồn:Báo Điện tử Thời Đại


Vào thời điểm đó, dân Liên Xô và báo giới vẫn băn khoăn vì sao hàng hóa ngày càng khan hiếm, trong khi công suất sản xuất của các nhà máy xí nghiệp vẫn giữ nguyên như trước.

 
"Đòn hiểm" của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã
Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 1.

Năm 1987, nợ nước ngoài của Mỹ đã vượt con số 246 tỷ USD. Đến tháng 10 cùng năm, thị trường chứng khoán Phố Wall sụp đổ. Trong tình huống khó khăn đó, chỉ có điều kỳ diệu mới cứu được nước Mỹ.
 

Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 2.

Mikhail Gorbachev. Ảnh: Peter Turnley/Corbis/VCG

Và điều kỳ diệu đó đã xuất hiện trong hình dáng một con người, đó là Mikhail Gorbachev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong khi giúp cứu vãn được nền kinh tế Mỹ, Gorby (tên gọi khác của Gorbachev) đồng thời đã góp "công" lớn làm nền kinh tế Liên Xô sụp đổ.

Tháng 1/1987, Gorbachev bất ngờ tuyên bố hủy bỏ các hạn chế trong lĩnh vực ngoại thương, những hạn chế từ hàng chục năm đã giúp bảo hộ thị trường nội địa Liên Xô. Hay nói cách khác, nếu dỡ bỏ nó, thị trường nội địa Liên Xô sẽ khó cầm cự được, bởi như chúng ta biết, giá cả các mặt hàng lương thực, tiêu dùng ở Liên Xô thấp một cách "buồn cười" so với mặt bằng thế giới.

Lệnh dỡ bỏ này cho phép các nhà máy, xí nghiệp, cũng như tư nhân vận chuyển ra nước ngoài lương thực thực phẩm, nguyên liệu thô, đồ điện tử, các sản phẩm công nghiệp. Nói tóm lại, tất cả.

Một cơn cuồng phong đã thực sự xuất hiện, gào rú trên lãnh thổ Liên Xô rộng lớn, cuốn phăng đi từ đất nước những thứ gì có giá trị nhất. Các quầy hàng thực phẩm và tiêu dùng bắt đầu trống rỗng, những dãy xếp hàng dài xuất hiện khắp mọi nơi...

Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 3.

Người dân Liên Xô xếp hàng mua thực phẩm và hàng tiêu dùng. Ảnh: Museum 20th century

Chưa hết. Đến 21/7/1989, luật hải quan mới của Liên Xô bỗng sửa đổi, dỡ bỏ các quy định cấm đưa vàng và đá quý khỏi Liên Xô. Công sức hơn 70 năm của ngành hải quan Liên Xô bỗng trong chốc lát tiêu tùng. Vàng được tung với khối lượng lớn ra thị trường nội địa, được thu gom và đưa ra khỏi Liên Xô.

Ít lâu sau, Grigory Yavlinsky, người phụ trách Vụ Mậu dịch Tự do của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tuyên bố với báo giới về sự biến mất của trữ lượng vàng (quốc gia). Tuy nhiên, thông tin đó đã nhanh chóng bị dập tắt.

Cũng trong năm 1987, 500.000 vô tuyến màu và 200.000 máy giặt được các "cá nhân" chuyển ra nước ngoài. Một gia đình người nước ngoài sống ở Liên Xô trong năm 1988 đã vận chuyển khỏi đất nước này 392 tủ lạnh, 72 máy giặt, 142 máy điều hòa nhiệt độ.

Và chỉ một nhân viên thôi, của một trong hàng trăm nghìn tổ chức nước ngoài đã đưa khỏi Liên Xô 1.400 bàn là, 138 máy may, 174 quạt máy, 3.500 miếng xà phòng và 242 kg bột giặt - những thứ mà sau này Liên Xô phải dùng ngoai tệ để mua về đáp ứng cho nhu cầu của người dân.

Những số liệu này, thời đó đã được báo chí đưa tin.

Số liệu thống kê cho biết năm 1989, chỉ một cửa ngõ hải quan Liên Xô đã làm thủ tục xuất khỏi Liên Xô các hàng hóa "khan hiếm" với khối lượng trên 2 triệu tấn.

Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 4.
Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 5.

Leszek Balcerowicz, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ba Lan giai đoạn 1989-1991, người đã tiến hành chương trình cải cách kinh tế của Ba Lan - Kế hoạch Balcerowicz. Ảnh: Chris Niedenthal/The LIFE Images Collection/Getty

Cũng thời kỳ này, các chuyên gia Mỹ khuyên Balcerowicz, người chủ trì khởi xướng thực hiện cải cách kinh tế ở Ba Lan hạn chế sản xuất trong nước, hạn chế thương mại quốc doanh, khuyến khích buôn bán tự do.

Và bắt đầu hình thành một làn sóng ồ ạt dân Ba Lan đổ sang Liên Xô khuân hàng về tích trữ buôn bán. Họ khuân hết, thượng vàng hạ cám, từ đồ gỗ nhập khẩu cho đến hàng tấn, hàng tấn thuốc đánh răng.

Tại một kỳ Đại hội đại biểu Xô viết, vấn đề thiếu kem đánh răng được đưa ra mổ xẻ. Và kỳ lạ là ngay sau đó, Liên Xô quyết ngay một khoản kinh phí 60 triệu USD để nhập... kem đánh răng. Ai được lợi từ khoản 60 triệu Mỹ kim này?

Tại Pháp, một tuýp kem đánh răng có giá 15 franc. Ở Liên Xô, nó đã được bán với giá 1 rúp. Điều kỳ lạ là hầu như dân Liên Xô không mua được hàng. Dân Ba Lan, bằng cách nào đó, đã gửi ồ ạt các kiện kem đánh răng "nguyên đai" về nước, số lượng không giới hạn - bằng ô tô, tàu hỏa và tàu thủy.

Còn nước hoa của Pháp với giá ở Liên Xô là 40 rúp, nhưng khi qua biên giới, đã có giá gần 100 USD. Hàng được vận chuyển với khối lượng lớn qua Ba Lan, sau đó sang Đức và các nước châu Âu khác với giá khá cao ở các nước đó.

Những con cá piranha của Balcerowicz đã rỉa chú sư tử Liên Xô cần mẫn như vậy đến trơ xương. Không có gì mà họ không khuân khỏi đây, từ thực phẩm, hàng tiêu dùng cho đến các mặt hàng kỹ thuật. Các quầy hàng dần trở nên trống rỗng.

Vào thời điểm đó, dân Liên Xô và báo giới vẫn băn khoăn vì sao hàng hóa ngày càng khan hiếm, trong khi công suất sản xuất của các nhà máy xí nghiệp vẫn giữ nguyên như trước.

Một ví dụ khác: Liên Xô sản xuất 21,4% sản lượng bơ thế giới (dân số Liên bang Xô viết chiếm 4,88% thế giới). Sản lượng không hề sụt giảm. Vậy mà các quầy hàng không có bơ để bán, đến nỗi phải bán theo talon (tem phiếu). Kỳ lạ quá, đúng không?

Nền kinh tế Liên Xô đã có những tính toán để đảm bảo nguồn cung bơ và thịt cho người dân. Thế nhưng trong những năm này, lượng thịt và bơ đáng lẽ dành cho các cửa hàng thực phẩm lại lặng lẽ được tuồn khỏi đây và lên đường chu du ngoại quốc bằng đường ô tô, tàu hỏa và tàu thủy.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng Nikolai Starikov cũng viết: Dưới thời Gorbachev, nợ công đã tăng lên đáng kể. Ông viện dẫn con số năm 1985, khi Gorbachev mới lên nắm quyền là 31,4 tỷ USD cho đến năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ là 67 tỷ USD thời điểm đó.

Tôi đã sống trọn vẹn thời kỳ cải tổ ở Liên Xô, nên chứng kiến đầy đủ sự xuống dốc của Liên Xô từ 1985 đến đầu 1991, thời đó những mặt hàng thiết yếu, như giấy toilet chẳng hạn, cũng không có mà mua. Mà muốn mua, phải xếp hàng nhiều tiếng liền. Nghe mà cứ tưởng là trong ác mộng.

Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 6.
Đòn hiểm của Gorbachev làm nền kinh tế Liên Xô gục ngã - Ảnh 7.

Ảnh: Ken Lennox /Mirrorpix/Getty

Báo chí đã viết nhiều đến quan hệ khá "mờ ám" giữa Gorbachev và bà đầm thép Margaret Thatcher từ khi Gorbachev lên nắm quyền. Nhà nghiên cứu Starikov đã dẫn lời bà Thatcher tháng 11/1991, trước khi Liên Xô sụp đổ:

"Liên Xô là một quốc gia luôn tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho thế giới phương Tây. Tôi không nói về đe dọa quân sự. Không có mối đe dọa quân sự nào hết. Các quốc gia (phương Tây) được vũ trang tốt, trong đó có cả vũ khí hạt nhân.

Tôi đang nói về mối đe dọa kinh tế. Nhờ chính sách kế hoạch hóa, kết hợp với các biện pháp khuyến khích về mặt tinh thần và vật chất, Liên bang Xô viết đã đạt được các chỉ số kinh tế rất cao.

Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân đã cao gấp đôi so với các nước chúng ta (phương Tây). Nếu chúng ta tính đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Liên Xô, sau đó, cùng với sự quản lý hợp lý của nền kinh tế, Liên Xô có những cơ hội thực sự để loại bỏ chúng ta khỏi thị trường thế giới.

Do đó, chúng ta luôn phải áp dụng những biện pháp nhằm làm suy yếu nền kinh tế của Liên Xô và tạo ra những khó khăn nội tại cho họ".

Và, cùng với sự "trợ giúp" của các đường lối sai lầm do Gorbachev đề ra, đơn cử là ví dụ trên đây, phương Tây đã đạt được mục đích của mình.

Bài viết sử dụng tư liệu từ bài báo của Luka Brazi (dựa vào nguồn tư liệu của A.Novak) và bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu lịch sử Nikolai Starikov - tác giả 17 cuốn sách nghiên cứu về lịch sử Liên Xô và Nga.
tin tức liên quan