Thu nửa tỷ đồng từ đàn dúi rừng

Ngày đăng: 08:46 17/03/2018 Lượt xem: 1.377

Thu nửa tỷ đồng từ đàn dúi rừng


authorVăn Chiến - Thiên Long 
 

(Dân Việt) Anh Nguyễn Văn Toản là người đầu tiên ở thị trấn Phù Yên (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) thuần hóa thành công con dúi rừng thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Nhiều người vui tính, gọi đàn dúi của anh Toản là đàn “lợn mi ni”. Đàn “lợn mi ni” đó mang lại thu nhập khoảng nửa tỷ đồng/năm từ bán dúi giống, dúi thịt.

Nhà anh Toản ở khối 3, thị trấn Phù Yên. Năm 2008, một lần đi xuống bản, tình cờ anh gặp thợ săn là người dân tộc đem bán dúi rừng. Lúc ấy, anh suy nghĩ, nếu người ta cứ săn bắt thế này thì dúi rừng chẳng mấy mà tuyệt chủng. Lo ngại dúi rừng “biến mất” trong nay mai, anh Toản nảy sinh ý định thuần hóa, nhân đàn dúi để cung cấp ra thị trường.

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 1

Đàn "lợn mi ni" nhà anh Toản, con nào, con nấy cũng béo tròn

Nghĩ là làm, anh Toản bắt đầu mua dúi rừng về thuần hóa, nuôi sinh sản. Tuy nhiên, khi bắt tay vào chăm sóc, thuần hóa dúi rừng, anh Toản lại gặp vô vàn khó khăn chứ không dễ như anh từng nghĩ.

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 2

Trong chuồng nhà anh Toản thường xuyên duy trì 500 con dúi ở các độ tuổi khác nhau

“Thời gian đầu, tôi mua về thuần hóa gần 10 con dúi rừng từ những người thợ săn. Đàn dúi “lạ nước, lạ cái” biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, chết dần, chết mòn. Không nản lòng, tôi tiếp tục mua những con dúi rừng khác về vừa nuôi vừa mầy mò tìm hiểu kĩ thuật chăm sóc. Phải mất hơn 3 năm, tôi mới thuần hóa dúi rừng thành công...” – anh Toản nhớ lại.

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 3

Mía là thức ăn "khoái khẩu" của đàn dúi

Chị Trần Thị Loan (vợ anh Toản) cho hay: Vì là người đầu tiên ở thị trấn Phù Yên nuôi dúi nên anh Toản không biết học hỏi, chia sẻ với ai mà tự mầy mò, tìm hiểu kĩ thuật. Nhiều đêm anh mất ngủ, miên man suy nghĩ làm thế nào để đàn dúi thích nghi với môi trường nuôi dưỡng.

“Thất bại nối tiếp nhau nhưng chồng tôi vẫn kiên trì và quyết tâm làm cho bằng được. Có những lúc anh ấy đứng cả tiếng đồng hồ chỉ để theo dõi đàn dúi ăn, ngủ. Dần dà, đàn dúi cũng quen hơi chủ, tình trạng dúi chết hầu như không còn nhưng lại phát sinh khó khăn ở thời kì dúi sinh sản. Một số con không “chịu đẻ”. Con thì đẻ thưa, đẻ ít, khi đẻ ra thì cắn chết con... ” – chị Loan thông tin.

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 4

Ô nuôi dúi nhỡ, dúi thịt thường rộng hơn ô nhốt dúi sinh sản

Lao tâm khổ tứ mất hơn 3 năm trời đằng đẵng, cuối cùng anh Toản cũng thở phào nhẹ nhõm khi đàn dúi trở nên hiền lành hơn. Đàn dúi sinh sản đều hơn, mỗi năm 3 lứa, mỗi lứa từ 3 – 5 con.

“Sau khi thuần hóa thành công, những năm đầu, tôi giữ lại nuôi toàn bộ dúi con sau khi sinh sản. Con dúi nào khó thuần hóa, hung dữ thì tôi loại bỏ. Đàn “lợn mi ni” của gia đình cứ thế tăng lên và thường xuyên duy trì khoảng 500 con...” – anh Toản bảo thế.

 

 

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 5

Chị Loan cho biết, dúi thường hoảng loạn mỗi khi nghe tiếng động lạ

Theo anh Toản, khi dúi đã được thuần hóa thì nuôi rất dễ. Môi trường sống của dúi phải yên tĩnh, nhiệt độ từ 20 – 30 độ C là phù hợp nhất để dúi sinh trưởng và phát triển. Thời tiết lạnh quá hay nóng quá thì dúi sinh sản kém, chậm lớn...

“Nuôi dúi không mất nhiều chi phí. Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn 1 mẩu mía, 1 mẩu tre là được. Với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ngoài ra tôi cho dúi ăn thêm vỏ mía, vỏ măng hay ít ngô để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn hơn...” – anh Toản chia sẻ.

 

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 6

Theo anh Toản, sau khi dúi sinh sản được khoảng 1 tháng 10 ngày thì tách khỏi mẹ

Thay vì xây chuồng cho dúi ở như trong thời gian mới nuôi, anh Toản đã ghép những viên gạch (50x50) với nhau, tạo thành từng ô vuông nuôi dúi, vừa đỡ tốn diện tích vừa đảm bảo độ thoáng mát. Với dúi sinh sản, anh Toản cho chúng ở thành từng cặp. Những ô nuôi dúi nhỡ, dúi thịt rộng hơn so với ô nhốt dúi sinh sản.

Mặc dù dúi có sức đề kháng tốt, hầu như không xảy ra dịch bệnh bao giờ nhưng anh Toản vẫn thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo nơi ở của dúi luôn sạch sẽ, thoáng mát...

 

 

 chi an tre, nua, mia cay ma 500 con nay "de" 1/2 ty moi nam hinh anh 7

Dúi sinh sản được nhốt thành từng cặp

“Tuy là dúi nuôi nhưng chất lượng thịt vẫn đảm bảo độ thơm, ngon không kém gì dúi rừng. Tôi không cho dúi ăn gì khác ngoài vỏ mía, vỏ măng, cỏ voi, thân cây tre, mía. Vì là “con đặc sản” nên dúi được nhiều người ưa chuộng. Nhiều khách hàng từ các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa... lặn lội lên tận nhà để mua dúi giống, dúi thịt...” – anh Toản vui vẻ cho biết thêm.

Nuôi “đàn lợn mi ni” chỉ cho ăn tre, mía, cỏ voi... mà anh Toản có thu nhập khủng. Mỗi năm, anh Toản bán ra thị trường khoảng 400 con dúi thịt, với giá 380.000 đồng/kg và 400 đôi dúi giống, với giá từ 1-1,2 triệu đồng/đôi. Trừ chi phí, anh Toản lãi khoảng 500 triệu đồng/năm từ đàn “lợn mi ni”.


tin tức liên quan