Đáy biển không bằng phẳng và mịn màng như bề đại dương lung linh phía trên nó. Đó là một khung cảnh lởm chởm của những ngọn núi và thung lũng. Đặc biệt ở những vùng đáy biển xa xôi thì càng nhiều bí ẩn.
Bằng cách phân tích thành phần đồng vị của các loại đá tạo nên các mạng lưới núi dưới đáy biển, được gọi là các dải núi đại dương, các nhà khoa học có thể xác định thành phần dưới đáy biển.
Hơn nữa, sự khác biệt trong các đồng vị còn giúp các nhà địa chất xác định và phân định được các lớp phủ khác nhau tồn tại dưới lớp vỏ Trái Đất.
Trong nhiều thập kỷ, các câu hỏi vẫn được đưa ra và chưa có lời giải về ranh giới lớp phủ ở một trong những vùng xa xôi nhất của Nam Đại Dương.
"Khoảng cách cuối cùng trong việc lập bản đồ và lấy mẫu từ các khu vực trải rộng dưới đáy biển trên toàn thế giới là sườn núi ở Australia - Nam Cực (AAR), rộng 2.000 km ở những vùng xa xôi nhất của hệ thống sườn núi đại dương”, một nhóm các nhà quốc tế cho biết.
Tuy nhiên, nhờ có cuộc thám hiểm của tàu phá băng RV Aaron từ Hàn Quốc, các nhà khoa học cuối cùng đã có thể lấy mẫu và lập bản đồ AAR một cách toàn diện và kết quả mang lại không ai có thể ngờ tới.
"Sườn núi Australia - Nam Cực là sườn núi giữa đại dương xa xôi nhất trong các đại dương của thế giới và là một trong những đoạn sườn núi được khám phá cuối cùng”, nhà địa chất Ken Sims từ Đại học Bang Utah nói.
Khôi Nguyên (Theo Science Alert)