Kỳ lạ vùng đất thiếu nữ đến kỳ kinh được nâng như nâng trứng

Ngày đăng: 09:09 22/06/2019 Lượt xem: 360

Kỳ lạ vùng đất thiếu nữ đến kỳ kinh được nâng như nâng trứng


 
0:00/0:00
 
Báo nói Dân trí

Raja Parba là tên của Lễ hội độc đáo ở Odisha, Ấn Độ để đánh dấu khả năng sinh sản của trái đất tương tự như chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ. Đây là một trong 25 phong tục kỳ lạ nhất thế giới.

Kỳ lạ vùng đất thiếu nữ đến kỳ kinh được nâng như nâng trứng - 1

Raja cũng là lễ hội để tôn vinh phụ nữ trưởng thành. Trong ngày này sẽ có các trò chơi trong đó, xích đu sẽ được buộc theo truyền thống trên cây xoài hoặc cây me.

Raja có nguồn gốc từ chữ Rajaswala có nghĩa là một người phụ nữ đang hành kinh. Đây là một lễ hội kéo dài 4 ngày đánh dấu thời kỳ tái tạo khả năng sinh sản của trái đất tương tự như chu kỳ kinh nguyệt mà một người phụ nữ trải qua. Lễ hội được tổ chức trên khắp Odisha.

Giống như phụ nữ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi trong kỳ kinh nguyệt, trái đất cũng được coi là trong giai đoạn tương tự trong những ngày này trong năm.

Trong những ngày này, phụ nữ được ngồi trên những xích đu, đung đưa và hát những bài hát dân gian Raja. Phụ nữ được chơi với bạn bè đến nửa đêm.

Kỳ lạ vùng đất thiếu nữ đến kỳ kinh được nâng như nâng trứng - 2

Thiếu nữ đến kỳ kinh nguyệt được chiều chuộng và thưởng thức những món ăn ngon nhất.

Trong gia đình hương thơm của các món ngon được lan truyền như poda pitha, arisa pitha, Raja paan, chakuli pitha... Raja là thời gian mà các cô gái được thưởng thức những món ăn hấp dẫn nhất.

Ngày đầu tiên của lễ hội được gọi là Ptionary Raja, ngày thứ hai là sự ra đời của tháng Asadha và được tưởng niệm bởi Mithuna Sankaranti và ngày thứ ba được gọi là Basi Raja và ngày thứ tư là Basmati Gadhua biểu thị sự kết thúc của kỳ kinh nguyệt trái đất

Người ta tin rằng nữ thần Mẹ Trái đất hoặc người vợ thiêng liêng của chúa tể Vishnu trải qua kinh nguyệt trong ba ngày đầu tiên. Ngày thứ tư được gọi là Vasumati Snana, hay nghi thức tắm Bhudevi. Thuật ngữ Raja xuất phát từ Rajaswala (có nghĩa là một người phụ nữ đang hành kinh), và vào thời trung cổ, lễ hội trở nên phổ biến hơn.

Theo Bảo Ngọc

Dân Việt


tin tức liên quan