Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Ngày đăng: 07:38 14/01/2020 Lượt xem: 340


           Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?


                                                        Nguồn: Báo Điện tử Thời Mới

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.



 
vi sao le cung ong cong ong tao phai co ca chep

Vì sao mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo dân gian, đây là ngày Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. 

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Một điều khiến không ít người thắc mắc là vì sao người dân thường cúng cá chép, hoặc thả cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo?

Lý giải điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho biết, đây là thói quen được duy trì từ lâu. Bởi trong tâm thức dân gian, cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế, cá chép là “phương tiện” duy nhất giúp Táo quân lên trời.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian của Phương Đông, “cá chép vượt vũ môn” tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh, ý chí nỗ lực, kiên cường vượt khó, vươn tới thành công, thịnh vượng.

Cũng theo GS Nguyễn Chí Bền, trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã. Sau một tuần hương, người dân sẽ đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa.

Bên cạnh đó, theo quan niệm Phật giáo, vào ngày lễ ông Công ông Táo, người dân sẽ phóng sinh 3 con cá chép thật ra ao, hồ để tiễn Táo quân chầu trời và cầu may mắn. Tập tục này thể hiện sự nhân văn, đề cao sự thiện lương của con người. Việc dùng cá chép thật tiễn Táo quân lên trời cũng mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.

vi sao le cung ong cong ong tao phai co ca chep
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp lại xuất hiện những phong trào kêu gọi "thả cá chép đừng thả nylon". 

Không nên chạy theo phong trào

Những năm trở lại đây, mỗi khi đến dịp cúng ông Công ông Táo, truyền thông lại phản ánh về tình trạng người dân thả cá thả luôn cả nylon. Hay có tình trạng người dân đứng trên thành cầu “quăng” cả cá, ban thờ xuống sông. Cá vừa không sống được, vô hình chung còn xả rác ra môi trường. Đặc biệt có tình trạng chỉ cách điểm thả cá một chút đã có người đón để bắt cá vừa được thả xuống.

Cũng trong ngày lễ ông Công ông Táo đã xảy ra không ít vụ hỏa hoạn do người dân đốt vàng mã khi cúng lễ. Nhiều người dân cũng không may bị trượt chân ngã xuống sông, hồ khi đi thả cá chép, dẫn đến tử vong.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm và hiểu biết. Từ ngày lễ mang truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhiều người đã hiểu sai, hoặc lạm dụng để cúng lễ rình rang quá mức. Có người đi “săn lùng” cá chép vàng, chép đỏ quý hiếm, nghĩ rằng lễ vật càng lớn, càng đắt tiền sẽ được thần linh phù hộ nhiều hơn. Với suy nghĩ đó, cứ gần đến dịp 23 tháng Chạp, trên thị trường, các mặt hàng liên quan đến lễ cúng ông Công, ông Táo lại tăng giá chóng mặt.

( C. H sưu tầm)

GS Trần Lâm Biền đưa ra lời khuyên, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm. Nếu gia đình nào gần nơi có thể thả cá thì hẵng làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Còn nếu không, thì nên cúng tượng trưng, không nên bắt chước, chạy đua theo phong trào, tránh rước họa vào thân.vi sao le cung ong cong ong tao phai co ca chep

Vì sao mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, theo dân gian, đây là ngày Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm. 

Theo Giáo sư Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.

Một điều khiến không ít người thắc mắc là vì sao người dân thường cúng cá chép, hoặc thả cá chép trong ngày lễ ông Công ông Táo?

Lý giải điều này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho biết, đây là thói quen được duy trì từ lâu. Bởi trong tâm thức dân gian, cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Vì thế, cá chép là “phương tiện” duy nhất giúp Táo quân lên trời.

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian của Phương Đông, “cá chép vượt vũ môn” tượng trưng cho sự đoàn kết, sức mạnh, ý chí nỗ lực, kiên cường vượt khó, vươn tới thành công, thịnh vượng.

Cũng theo GS Nguyễn Chí Bền, trước đây và cả bây giờ, ở các vùng quê, người dân vẫn dùng cá chép giấy, tức là đồ mã. Sau một tuần hương, người dân sẽ đem cá chép giấy và mũ áo đi hóa.

Bên cạnh đó, theo quan niệm Phật giáo, vào ngày lễ ông Công ông Táo, người dân sẽ phóng sinh 3 con cá chép thật ra ao, hồ để tiễn Táo quân chầu trời và cầu may mắn. Tập tục này thể hiện sự nhân văn, đề cao sự thiện lương của con người. Việc dùng cá chép thật tiễn Táo quân lên trời cũng mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân.

vi sao le cung ong cong ong tao phai co ca chep
Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp lại xuất hiện những phong trào kêu gọi "thả cá chép đừng thả nylon". 

Không nên chạy theo phong trào

Những năm trở lại đây, mỗi khi đến dịp cúng ông Công ông Táo, truyền thông lại phản ánh về tình trạng người dân thả cá thả luôn cả nylon. Hay có tình trạng người dân đứng trên thành cầu “quăng” cả cá, ban thờ xuống sông. Cá vừa không sống được, vô hình chung còn xả rác ra môi trường. Đặc biệt có tình trạng chỉ cách điểm thả cá một chút đã có người đón để bắt cá vừa được thả xuống.

Cũng trong ngày lễ ông Công ông Táo đã xảy ra không ít vụ hỏa hoạn do người dân đốt vàng mã khi cúng lễ. Nhiều người dân cũng không may bị trượt chân ngã xuống sông, hồ khi đi thả cá chép, dẫn đến tử vong.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Lâm Biền, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm và hiểu biết. Từ ngày lễ mang truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhiều người đã hiểu sai, hoặc lạm dụng để cúng lễ rình rang quá mức. Có người đi “săn lùng” cá chép vàng, chép đỏ quý hiếm, nghĩ rằng lễ vật càng lớn, càng đắt tiền sẽ được thần linh phù hộ nhiều hơn. Với suy nghĩ đó, cứ gần đến dịp 23 tháng Chạp, trên thị trường, các mặt hàng liên quan đến lễ cúng ông Công, ông Táo lại tăng giá chóng mặt.

GS Trần Lâm Biền đưa ra lời khuyên, việc cúng lễ trước hết phải thành tâm. Nếu gia đình nào gần nơi có thể thả cá thì hẵng làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Còn nếu không, thì nên cúng tượng trưng, không nên bắt chước, chạy đua theo phong trào, tránh rước họa vào thân.

tin tức liên quan