Những hình ảnh chụp Mặt trời có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay được NASA công bố cho thấy bầu khí quyển của Mặt trời phức tạp hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây.
Các nhà khoa học từ ĐH Central Lancashire (Anh) và Trung tâm Bay không gian Marshall của NASA đã nghiên cứu những hình ảnh độ phân giải cao do kính viễn vọng không gian của NASA chụp. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Vật lý thiên văn.
Những bức ảnh cho thấy một phần của bầu khí quyển Mặt trời, được cho là tối hoặc trống rỗng, được lấp đầy bởi dải khí nóng tích điện rộng tới 500 km. Theo các nhà nghiên cứu, mỗi dải trong số đó có thể đạt nhiệt độ gần 1 triệu độ C và lớn hơn khoảng cách giữa London và Belfast.
Các nhà nghiên cứu Anh đã tiết lộ những hình ảnh có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay của Mặt trời và bầu khí quyển. Những luồng khí nóng bị nhiễm điện ở những điểm tối được đánh dấu trong hình vuông.
Tiến sĩ Amy Winebarger cho biết: “Đây là phát hiện tuyệt vời. Những hình ảnh này cho chúng ta cái nhìn khác về bầu khí quyển của nơi này”.
Mỗi dải đơn của plasma nóng rộng khoảng 500 km, chỉ một khu vực nhỏ của các dải đã bằng tổng kích thước của trái đất.
Với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao, kính viễn vọng Hi-C của NASA có thể chiếu cận cảnh cấu trúc trong bầu khí quyển của Mặt trời. Chúng có kích thước nhỏ chỉ 70 km trong bầu khí quyển Mặt trời, tương đương 0,01% tổng kích thước các ngôi sao. Nó cũng chụp rõ nét các dải nhiệt trong “vùng tối”, được tạo ra từ plasma siêu nóng, lên tới triệu độ C.
Tiến sĩ Amy Winebarger, điều tra chính của Hi-C tại NASA cho biết: “Những hình ảnh này cho chúng ta cái nhìn khác về bầu khí quyển của Mặt trời. Điều này rất quan trọng nếu chúng ta muốn mô hình hóa và dự đoán hành vi của ngôi sao”.
Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể xác định thứ đã tạo nên những dải nhiệt này. Tác động của chúng đối với các cơn bão Mặt trời có thể ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất hay không vẫn là một câu hỏi.
Kính thiên văn Hi-C là sản phẩm sáng tạo của NASA được đưa vào không gian trên một chuyến bay tên lửa. Thiết bị này có thể chụp lại hình ảnh những ngôi sao mỗi giây trước khi nó quay trở lại Trái đất sau 5 phút.
Trường Giang(Theo Daily Mail)