Tai biến mạch não là một “dạng nhồi máu não”, điều này cần có biện pháp can thiệp kịp thời trong vòng 3 giờ nhằm tránh những tổn thương không hồi phục.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 27.000 người của hơn 32 nước ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi đã chỉ ra 10 yếu tố nguy cơ chủ yếu, chịu trách nhiệm của hơn 90% đột quỵ, tuy nhiên những yếu tố nguy cơ này có thể dự phòng được.
10 yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ
Sau đây là 10 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ:
1. Tăng huyết áp chiếm gần 48% nguy cơ gây đột quỵ.
2. Không tham gia các họat động thể chất chịu trách nhiệm gần 36% nguy cơ đột quỵ.
3. Khẩu phần ăn có quá nhiều chất béo 26%
4. Thức ăn nhanh gần 23%
5. Béo phì là một yếu tố nguy cơ với nguy cơ gần 19%
6. Thuốc lá với hơn 12%
7. Các nguyên nhân tim mạch 9%
8. Rượu chịu trách nhiệm gần 6% nguy cơ đột quỵ
9. Stress chiếm 6%
10. Đái đường chiếm gần 4%
Ăn nhiều trái cây, rau xanh trong chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa yếu tố nguy cơ đột quỵ
Cách kiểm soát 10 yếu tố gây đột quỵ
Các chuyên gia khuyến cáo rằng chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được đột quỵ nhờ kiểm soát 10 yếu tố trên:
- Cần có chế độ ăn uống cân bằng hợp lý, đảm bảo có đủ 5 loại trái cây và rau xanh mỗi ngày.
- Nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu …
- Hạn chế các loại thịt đỏ, muối và đường…
- Nên có những luyện tập thể thao hàng ngày, tối thiểu 30 phút đi bộ hoặc 10.000 bước chân.
- Không hút thuốc lá hoặc bắt đầu cai thuốc lá.
- Không uống quá nhiều rượu, mỗi ngày không quá 2 ly rượu đối với phụ nữ và không quá 3 ly đối với nam giới và nên có 1 ngày trong tuần kiêng rượu (đối với những người có thói quen uống rượu).
Bs Ái Thủy
(theo Sante Magazine)
PS st Theo SK&ĐS