Theo quy định mới, việc ký số được thực hiện thông qua phần mềm ký số và được thông báo thành công hoặc không thành công khi ký trên văn bản điện tử.
Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ 5.2.2018. Ảnh IT.
Trường hợp quy định người có thẩm quyền ký số trên văn bản điện tử, thông qua phần mềm ký số thì người có thẩm quyền sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
Trường hợp cơ quan, tổ chức ký số trên văn bản điện tử thông qua phần mềm ký số thì văn thư được giao sử dụng khóa bí mật con dấu của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc ký số vào văn bản điện tử.
Thông tư 41/2017/TT-BTTTT quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước sẽ có hiệu lực từ 5.2.2018.
2. 6 trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế
Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định ngoài những trường hợp bắt buộc theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế những trường hợp cần thiết như:
- Xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tài sản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cấm;
- Truy nguyên về tài liệu, đồ vật, chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử;
- Xác định tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác;
- Xác định hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
- Gặp khó khăn khi xác định mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư gây ra;
- Xác định hành vi vi phạm về thuế, tài chính,…và các lĩnh vực khác xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định.
6 trường hợp sẽ cần chưng cầu giám định trong vụ án kinh tế khi chưa đủ chứng cứ để chứng minh hành vi, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Ảnh Kiemsat.vn.
Việc trưng cầu giám định trong những trường hợp trên chỉ thực hiện khi chưa có đủ chứng cứ để chứng minh hành vi, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
3. Khai thác tàu thuyền quá niên hạn sẽ bị phạt tới 75 triệu đồng
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Theo đó, đối với hành vi khai thác tàu thuyền quá niên hạn sử dụng sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 65 - 75 triệu đồng đối với nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện lưu trú du lịch ban đêm;
- Phạt tiền từ 55 - 65 triệu đồng đối với phương tiện chuyên vận tải hành khách có sức chở trên 12 người mà không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu đệm khí;
- Phạt tiền từ 45 - 55 triệu đồng đối với phương tiện chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở khí hóa lỏng, tàu đệm khí.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 2 đến 3 tháng.
4. Đại lý xổ số được hưởng mức chi hoa hồng đến 15% doanh thu
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 138/2017/TT-BTC về hướng dẫn khoản chi phí đặc thù đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định 122/2017/NĐ-CP.
Theo đó, mức chi hoa hồng của các đại lý xổ số được quy định cụ thể như sau: Mức chi hoa hồng do doanh nghiệp kinh doanh xổ số quyết định; Mức chi tối đa không được vượt quá 15% doanh thu từ việc kinh doanh các loại hình xổ số được phép kinh doanh, bao gồm cả thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tư 138/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10.2.2018.