Đọc Kỹ - Lắng nghe và phát biểu có trách nhiệm - Phạm Thành Long

Ngày đăng: 09:24 13/06/2018 Lượt xem: 757
 
     ĐỌC KỸ - LẮNG NGHE VÀ PHÁT BIỂU CÓ TRÁCH NHIỆM 
 
                                                 Nhà báo – Nhà văn Phạm Thành Long
 
          Mấy ngày gần đây trên mạng xã hội, rất nhiều người chơi facebook đã có những phản ứng, lo lắng thậm chí có những bình luận vô cùng gay gắt trước sự kiện Quốc hội chuẩn bị biểu quyết thông qua Luật kinh tế Đặc khu và Luật An ninh mạng.
       Đây cũng là lẽ tự nhiên khi mà người dân lo lắng trước nguy cơ đe dọa sự bất an cho sự toàn vẹn của đất nước mà theo chủ quan của họ các điều luật này có thể mang đến những hệ lụy…
Quốc hội, Chính phủ sau khi lắng nghe ý kiến của giới tri thức, của những nhà khoa học và của các tầng lớn nhân dân, đã có quyết định sang suốt: Lùi thời gian thông qua về Luật kinh tế đặc khu tới Kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2018.
         Vì thế, tôi xin không đề cập về Luật Kinh tế Đặc khu nữa.
        Ngày hôm qua, 12-6-2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng. Lập tức trên facebook một số nhà báo, một số nhà khoa học bạn bè (trong đó có cả GS-TS đáng kính bạn bè của tôi), trong đó không ít nười là đồng đội Trường Sơn của tôi đã bày tỏ “sự thất vọng”. Họ “mường tượng” ra nhiều hệ lụy mà Luật An ninh mạng có hiệu lực. Sự lo lắng nhất của họ là sự ‘tẩy chay” của các nhà mạng quốc tế với Việt Nam. Họ cho rằng Luật An ninh mạng là “bước thụt lùi’ về dân chủ và tự do cá nhân vv…
        Tôi đã đọc bản Luật An ninh mạng. Tôi thấy nhiều điều luật cảu Luật này đã được đề cập trong nhiều bộ luật đã và đang thực thi ở nước ta từ lâu. Điều 8 của Luật quy định 6 điều cấm. Nội hàm của 6 điều cấm này đã và đang có trong Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự… Như chuyện cấm tuyên truyền, chống phá Nhà nước, kích động, cấm lôi kéo người khác chống phá Nhà nước; cấm tuyên truyền thù địch và bạo lực; cấm tuyên truyền cổ vũ cho những vấn đề bạo lực, phản văn hóa và đạo đức…
        Điều mới nhất có lẽ là việc Luật quy định các mạng xã hội hoạt động ở Việt Nam phải có máy chủ đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
       Nhiều người cho rằng: Với quy định này các nhà mạng sẽ “rỗi” mà bỏ đi… Người thiệt thòi nhất là người dùng…
        Vậy, có phải chỉ Việt Nam mới có Luật An ninh mạng hay không? Xin nói ngay: Không. Việt Nam thuộc loại chậm có Luật này so với nhiều nước phát triển của Thế giới. Trong khi Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng mạng xã hội, internet và điện thoại di động lớn và có tốc độ phát triển hàng đầu châu Á.
Vậy có phải chỉ có Việt Nam mới bắt buộc các nhà mạng phải đặt máy chủ ở lãnh thổ của mình hay không? Không. Luật của EU đều buộc các nhà mạng phải đặt máy chủ trên lãnh thổ của EU. Một số nước châu Á khác cũng vậy.
        Nước Úc là một quốc gia tôn trọng và đề cao quyền tự do công dân vào loại hang đầu thế giới. Nhưng họ cũng có Luật An ninh mạng. Bởi vì An ninh mạng bây giờ đã trở thành sự sống còn về an ninh đối với bất cứ một quốc gia nào. Vì thế không thể không có Luật về An ninh mạng.
      Thủ tướng M. Turnbull (Úc) công khai thừa nhận trên trang web của ông: "Australia và các công dân Australia đang là mục tiêu tấn công bởi các tổ chức tội phạm và các cơ quan nước ngoài thù địch, với số lượng các vụ tấn công và các phương pháp tấn công đang tăng lên nhanh chóng".
Tuy ông vẫn khẳng định rằng "Internet phải được tiếp tục hoạt động bởi những người sử dụng Internet chứ không được thống trị bởi các chính phủ".
       Ông tuyên bố "không gian mạng không thể là một lĩnh vực không có luật pháp", "Chính phủ Australia có bổn phận bảo vệ đất nước trước tấn công mạng, chống lại các hoạt động tội phạm, gián điệp, phá hoại và cạnh tranh không lành mạnh qua mạng."
         Từ 2014, Australia đã lập ra Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (ACSC, Australian Cyber Security Centre), một cơ quan tích hợp các chuyên gia của Tình báo đối ngoại (Australian Signals Directorate), Tình báo quốc phòng, Bộ Nội vụ, Cảnh sát Liên bang….
         Đầu năm 2018, Thủ tướng ra tuyên bố công khai chiến lược an ninh mạng quốc gia Australia, trong đó khẳng định sẽ bổ sung 230 triệu AUD vào ngân sách an ninh mạng trong 4 năm, nâng tổng số ngân sách của Bộ Quốc phòng cho an ninh mạng lên 400 triệu AUD trong 10 năm tới.
        Thủ tướng sẽ chỉ định một Bộ trưởng phụ tá Thủ tướng về an ninh mạng, Bộ Ngoại giao chỉ định một Đại sứ về mạng, trong khi Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ huy điều phối các hoạt động an ninh mạng của chính phủ trong phạm vi ACSC.
         Thế đấy bạn ạ. Luật An ninh mạng là cần thiết. Một đất nước đang phát triển mạng và internet vượt trội so với sự phát triển của kinh tế như nước ta thì An ninh mạng lại cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, chúng ta đang ở cạnh ông bạn lớn Tàu thì không thể xem nhẹ vấn đề này. Tàu đã và đang bị nhiều nước trên thế giới lên án về những hoạt động gián điệp trên mạng và internet…
          Hãy bình tĩnh. Đọc – Nghiên cứu kỹ - Và tuyệt đối không “nghe” người khác nói lại – chỉ tin khi mình trực tiếp tiếp cận thông tin chính thống mà thôi. Nếu chúng ta thực hiện những điều đó thì hãy bày tỏ quan điểm riêng của mình.
          Xin đừng để hội chứng “đám đông” lôi kéo ta.
        Tôi tin là những người lính Trường Sơn chúng ta với bản lĩnh của người đã từng được tôi luyện trong máu lửa sẽ có những phát biểu đầy trách nhiệm với đất nước mà chúng ta đã đổ mồ hôi, xương máu vì nó.
         Tôi tin vào điều đó.
 
 

tin tức liên quan