Nút cổ chai khiến toàn cầu 'khát' thiết bị y tế chống dịch

Ngày đăng: 10:29 23/04/2020 Lượt xem: 435

Nút cổ chai khiến toàn cầu 'khát' thiết bị y tế chống dịch

Toàn cầu tranh giành khẩu trang, đồ bảo hộ do vừa phải săn tìm nguyên liệu vừa bất lực nhìn công xưởng đình trệ, còn các nước làm ra được lại cấm xuất khẩu.

Nhu cầu tăng nhanh hơn tốc độ lây lan virus

Flavio Volpe là giám đốc một viện dưỡng lão tại phía tây Toronto (Canada). Đến 13/4, 25 trên tổng số 247 cụ ở đây đã chết vì Covid-19. Ông Volpe rất lo ngại về thiếu hụt các vật tư y tế thiết yếu.  

Hiện ông cũng là chủ tịch APMA, hiệp hội thương mại của các nhà cung cấp phụ tùng ôtô Canada. Đến nay, 77 công ty thành viên hiệp hội đang chuyển một phần năng lực sang chế tạo thiết bị y tế. Các công ty khác cũng vậy.

Các quốc gia trên thế giới đang tranh nhau mua kit xét nghiệm Covid-19. Cùng với đó, các mặt hàng "hot" nhất là thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE - Personal protective equipment) như bộ đồ bảo hộ, khẩu trang, máy thở và hóa chất dùng làm xét nghiệm. Nhu cầu về PPE gia tăng nhanh hơn tốc độ người bị lây nhiễm do số lượng và tần suất người sử dụng chúng rất cao. Chẳng hạn, Anh hướng dẫn các bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc nên thay găng tay và tạp dề sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân. Bộ kit khác, như khẩu trang, có thể được thay đổi sau khi tan ca.    

Sản xuất tấm che mặt cho nhân viên y tế tại một nhà máy PPE ở New York, Mỹ ngày 26/3. Ảnh: AFP

Sản xuất tấm che mặt cho nhân viên y tế tại một nhà máy PPE ở New York ngày 26/3. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, việc thực hiện đúng chuẩn dường như là không thể, do nguồn cung thiếu hụt. Ước tính nhu cầu về PPE gia tăng gấp 20 lần so với bình thường. Ở Anh, hôm 17/4, các quan chức y tế cho biết có thể được tái sử dụng thay vì phải loại bỏ. Một số nhân viên y tế sử dụng túi nhựa đựng rác vào việc che chắn bảo hộ. Ở Italy, bác sĩ ở vài bệnh viện làm ca 8 tiếng mặc tã lót người lớn để tránh lãng phí đồ bảo hộ quý giá bên ngoài mà họ đang dùng.

Sản xuất được cũng không xuất khẩu

Thông thường, nhu cầu thị trường gia tăng đòi hỏi phải thêm nguồn cung. Nhưng nguồn cung không thể mở rộng đủ nhanh để theo kịp đại dịch. Ở ngành thiết bị y tế, hầu như các nước đều phụ thuộc vào nhập khẩu lẫn nhau. Các nhà kinh tế học ở Cục Dự trữ Liên bang St Louis ước tính rằng, so với nhu cầu sử dụng trong Covid-19 thì nhập khẩu thiết bị y tế của Mỹ trong năm 2018 đáp ứng được 30%. Con số này ở Trung Quốc là 9%.    

Tồi tệ hơn, việc nền kinh tế thế giới đình trệ đột ngột cũng gây ra tình trạng nghẽn cổ chai. Flexport, công ty giao nhận vận tải, cho biết thông thường một nửa số hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không là đi bằng máy bay chở khách. Ở một số chuyến hàng, tỷ lệ còn lên đến 80%. Giờ thì máy bay chở khách không hoạt động, các hãng tàu hủy lịch trình hoặc loại bỏ bớt một số cảng sẽ cập bến.

Các điều khoản thương mại của các nhà cung cấp cũng trở nên chặt chẽ hơn. Các kẻ lừa đảo cũng hành động, khi các bệnh viện trở nên tuyệt vọng và giá cả tăng vọt. FBI đã phát đi cảnh báo người mua đề phòng nguy cơ những nhà môi giới yêu cầu nhận thanh toán trước nhưng không gửi hàng.

Một số quốc gia, khu vực sử dụng phương pháp thông thường hơn để giữ những gì họ có. Trung Quốc sản xuất một nửa số khẩu trang trên thế giới trước khi đại dịch bắt đầu. Và không có gì đáng ngạc nhiên khi xuất khẩu PPE của họ hai tháng đầu năm đã giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thực tế, việc sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc tăng gấp 12 lần kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhưng hầu hết sẽ được sử dụng trong nước – ví dụ, dùng cho các công nhân trở lại làm việc trong các nhà máy.

EU hạn chế xuất khẩu hàng hóa thiết yếu cho hầu hết những nước không phải là thành viên. Trước đó, một số quốc gia thậm chí còn chặn xuất khẩu cho các nước thành viên cho đến khi EU vào cuộc.

Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump ra lệnh hạn chế xuất khẩu PPE của Mỹ vào đầu tháng 4, bao gồm mặt nạ phòng độc, khẩu trang và găng tay. Những động thái như vậy gây ra nguy cơ bắt đầu vòng xoáy trả đũa. Chad Brown thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington DC, lưu ý rằng nhập khẩu các hàng hóa theo lệnh cấm xuất của ông Trump còn gấp 5 lần số xuất khẩu.

Các vấn đề mà các nước giàu đang phải đối mặt còn nan giải hơn ở các nước nghèo. Không có năng lực sản xuất trong nước, nhiều nước hoàn toàn phụ thuộc vào các thiết bị y tế nhập khẩu, và do đó rất dễ bị ảnh hưởng. 93% số khẩu trang lọc không khí nhập khẩu vào Jamaica đến từ Mỹ. 90% số tấm chắn bảo vệ mặt, kính bảo hộ và găng tay nhập khẩu vào Cape Verde đến từ EU.

Hạn chế thương mại cũng đang cản trở viện trợ nhân đạo, vì các cơ quan phải tranh đấu với chính phủ để đưa thiết bị đến các quốc gia đang rất cần. Tuy nhiên, có đã có vài hy vọng. Một khi nhu cầu trong nước ở Canada được đáp ứng, ông Volpe nói, những nỗ lực của ông sẽ chuyển sang "tất cả quốc gia khác".

Rào cản về vật liệu, công nghệ

Thiết bị y tế thực sự khó có thể sản xuất vội vàng, đặc biệt là các công ty chưa từng sản xuất nó trước đây. Tại Anh, nhân viên NHS báo cáo một số lô hàng áo bảo hộ chống thấm nước không đạt chất lượng trong kiểm định, khiến chúng trở nên vô dụng. Sau khi vài thiết bị do Trung Quốc sản xuất gửi đến châu Âu bị từ chối do không đạt tiêu chuẩn, Trung Quốc hiện yêu cầu các nhà xuất khẩu đáp ứng đúng các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu trước khi xuất hàng hóa ra khỏi nhà máy, dù điều đó sẽ gây ra nhiều chậm trễ hơn.

Tìm nguồn cung ứng vật liệu đạt kỹ thuật cao cũng có khó khăn. Ông Volpe cho biết tình trạng nghẽn cổ chai lớn nhất là vật liệu. Vài vật liệu vải không dệt dành cho khẩu trang chuyên dụng chỉ được sản xuất với số lượng lớn ở Trung Quốc. Loại nhựa được dùng trong gạc y tế thiếu hụt do các hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

Những vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn với máy móc y tế phức tạp. Chính phủ Anh đang giám sát kế hoạch các công ty hàng không vũ trụ, ôtô và kỹ thuật đồng ý sản xuất máy thở. Tuy nhiên, chỉ có một thiết kế - điều chỉnh lại từ một máy thở của công ty thiết bị y tế Penlon - được chấp nhận đưa vào sử dụng. Những thay đổi về đặc điểm kỹ thuật bắt buộc khiến chính phủ hủy đơn đặt hàng đối với lô thiết bị thở đơn giản hơn, có tên "BlueSky", từ một liên doanh gồm Renault và Red Bull Formula 1.

Những khó khăn khác

Chẳng hạn máy thở rất quan trọng với việc điều trị cho nhiều bệnh nhân Covid-19 khi cần chăm sóc đặc biệt, nhưng chúng không được sử dụng riêng lẻ. Mỗi một giường gắn máy thở đều cần lượng oxy áp suất cao, mà nhiều bệnh viện không cung cấp nhiều được, cũng như các máy móc khác dành cho việc theo dõi tim và thận. Tất cả điều này chiếm nhiều không gian và đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo, trong đó nhiều nhân viên y tế đã bị bệnh hoặc bị cách ly.    

Ngay cả khi nguồn tài nguyên đủ, phân bổ nó cũng là một thách thức. Các bác sĩ đa khoa, xe cứu thương, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý và viện dưỡng lão đều cần đến PPE cũng tương tự như bệnh viện.

Tại Anh, NHS Providers, đại diện cho các bệnh viện và các bộ phận khác của dịch vụ y tế, ước tính chuỗi cung ứng PPE đã cung cấp từ 250 đơn vị lên hàng chục nghìn tổ chức riêng biệt. Ở Mỹ, theo bức thư của một bác sĩ được đăng trên New England Journal of Medicine, các đặc vụ liên bang đã cố gắng tịch thu PPE mà bệnh viện của ông đặt hàng.

Trong bối cảnh tranh giành này, nhiều nỗ lực đã xuất hiện. Các công ty, tổ chức trong mọi lĩnh vực đều đã vào cuộc, sản xuất khẩu trang, áo bảo hộ, nước sát khuẩn và thậm chí cả máy thở.

"Cho dù bạn sản xuất bộ phận bằng nhựa dùng trong máy thở hay trong chiếc Jaguar, nó đều cùng một quy trình", ông Flavio Volpe nói sự khác biệt nằm ở tốc độ. Thay đổi một quy trình kỹ thuật, từ việc giành được hợp đồng đến khi đầu tư cho sản xuất, thường mất đến 6 tháng nhưng nay rút lại trong vài ngày. Các nhà chức trách ở Canada giúp đỡ bằng cách tăng tốc phê duyệt, nhưng không bỏ qua các tiêu chuẩn. Tất nhiên, ông thừa nhận cũng sẽ có vài thiếu sót.


Phiên An (theo The Economis
t

tin tức liên quan