CHUYỆN KỲ BÍ KHI TÔI ĐI TÌM MỘ LIỆT SỸ
Tác giả :Nhà báo Quốc Phong(Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên)
Gia đình tôi có bác cả, anh kế với bố tôi là liệt sỹ chống Pháp. Ông Nguyễn Kỳ Tô đã học trường Kỹ nghệ Đông Dương rồi đi theo kháng chiến và hy sinh năm 1951 khi mới có 25 tuổi. Lúc đó, ông đang là đại đội trưởng thuộc Cục Dân quân, Bộ Tổng Tham mưu . Ông được phân công lên vùng Đông Bắc (Quảng Ninh bây giờ ) làm nhiệm vụ tiễu phỉ thì bị địch phục kích và đơn vị gần như bị hy sinh hết.
Khoảng những năm 70, sau gần hai chục năm gia đình tôi mòn mỏi chờ đợi thông báo chính thức vì chỉ thuộc diện" quân nhân mất tích". Chính sách được hưởng thì cũng chẳng có gì, đã rất buồn lại càng thêm buồn. Bà nội tôi lên phòng TBXH Quận Hồng Bàng , Hải Phòng để yêu cầu xác minh và cho biết kết quả thì chỉ có những cái lắc đầu lạnh lùng.
Một lần cũng như bao lần , bà nội tôi được một cô nhân viên đáp gọn lỏn : " Thôi cụ cứ về chờ tiếp đi, tìm khó lắm ! Còn có nhiều người hy sinh trong chống Mỹ mà còn chẳng tìm ra, đằng này con cụ hy sinh từ thời chống Pháp thì làm sao có ai tìm nổi . Liệt sỹ chống Mỹ còn chẳng ăn ai nữa là chống Pháp..."
Bà tôi khóc và rất giận chị ta. Cụ viết thư lên tận Bí thư thành uỷ Hải Phòng phản ánh. Thật bất ngờ, Bí thư thành uỷ đọc đơn và yêu cầu lãnh đạo phòng TBXH phải đích thân xuống nhà xin lỗi cụ và trực tiếp hứa sẽ xử lý nhanh. Khoảng 1 năm sau thì cụ được giải quyết chế độ Gia đình liệt sỹ như bao gia đình khác có người thân hy sinh.
Năm 2007, tôi có kể chuyện này với nhà báo Phúc Nguyên,TBT báo Quân đội Nhân dân ( nay Trung tướng Phúc Nguyên cũng đã nghỉ hưu ), ông vui vẻ nhận lời giới thiệu tôi đến gặp nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bảy nhờ trợ giúp.
Tối hôm đó, tôi đến gặp nhà ngoại cảm thì thấy trong nhà ông đã có cả chục người ngồi xếp hàng . Tôi vào và tự giới thiệu, thày bảo tôi cứ chờ đó. Theo thứ tự thì đã đến lượt tôi vào. Nhưng thày vẫn không gọi mà lại kêu những người khác đến sau cả tôi lên làm trước. Tuy rất sốt ruột nhưng tôi cũng không nói gì và kiên nhẫn chờ
Đang xem cho người khác, bất giác thày nhìn tôi rồi bảo :" Anh cứ chờ đó, tôi đã tìm được mộ cho anh rồi !". Thày nói vậy làm tôi vô cùng ngạc nhiên, không hiểu là thế nào...
Khi căn phòng khu tập thể Kim Liên của ông đã hết sạch khách, ông nhìn tôi cười rồi nói :" Tôi thấy mộ bác anh rồi, nhưng để sau cùng vì muốn ngồi làm ly bia và trò chuyện thêm với anh thôi chứ không có gì..."
Thày Khắc Bảy vẽ sơ đồ ngôi mộ cho tôi và nói thêm xuất xứ :
Bác anh hy sinh ở đồi Khánh Vân, trên huyện Tiên Yên do bị phục kích. Sau đó, đã được nhân dân đưa về quy tập ở Nghĩa trang huyện Tiên Yên bây giờ và cũng đã hai lần di cốt mộ mới về hẳn chỗ bây giờ đây nhưng là mộ chưa rõ tên . Bác anh hy sinh nhưng vẫn có người còn sống biết chuyện này. Trước đây ông này làm lãnh đạo thành phố Hải Phòng, anh thử tìm hiểu xem ông ấy có biết thêm gì không ? ( sau này tôi lên tìm mộ thì người quản trang nói rằng đúng là mộ liệt sĩ chống Pháp được đưa về từ đồi Vân Khánh ( không phải đồi Khánh Vân như thày nói . Kể thì nói được như vậy cũng là kinh hoàng rồi !)
Bất chợt tôi nhớ lại chuyện mà cô ruột tôi từng kể lại . Thủ trưởng của cô tôi đã từng kể rằng ông là bạn chiến đấu cùng đơn vị với bác ruột tôi , nhưng bác tôi hy sinh , mộ ở đâu thì ông không nhớ vì cũng chỉ được mấy người trong đơn vị còn sống kể lại chứ trận đó ông không có mặt.. Đó chính là ông Nguyễn Dần,khi đó là Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng.
Thật là ngạc nhiên với chi tiết này khi thày Bảy nói ra.
Gia đình tôi dừng chân tại khu du lịch Quốc tế Tuần Châu của anh Đào Hồng Tuyển đêm đó ( do được anh Tuyển mời ) để sáng hôm sau đi tiếp cho đỡ mệt. Thật buồn, lúc xuất phát, trời Hạ Long mưa tầm tã và tối sầm lại. Tôi lo lắng vì thày Bảy dặn, nếu trời sáng và nắng thì thày mới chỉ ra được. Còn trời mà tối thì sẽ rất khó cho thày khi phải hướng dẫn từ xa...
Tôi gọi điện thưa với thày chuyện đó thì thày nói, không đáng ngại, trưa nay trên đó trời sẽ nắng. Đoàn cứ yên tâm mà lên đường !
Thật bất ngờ. Khi chúng tôi tìm được nghĩa trang Tiên Yên thì đúng lúc trưa và trời hửng sáng. Chúng tôi báo cho thày Bảy biết tin mừng này thì máy thày lại khoá. Đối chiếu với sơ đồ thày vẽ và đánh dấu vị trí thì lại không phải như thế . Phía trước kỳ đài là những hàng mộ đều có tên của các liệt sỹ chống Mỹ. Điều đó làm chúng tôi có phần hoang mang. Nhưng do thày dặn trước, nếu không đúng như hướng dẫn thì làm ngược sơ đồ, cũng vị trí tương ứng như thế ( theo âm dương nên có thể sẽ nằm ngược nhau).
Tôi đành gọi về anh Phúc Nguyên "cầu cứu" xem có cách nào liên hệ khác nữa với thày không thì anh Phúc Nguyên bảo có thể thày đang nghỉ trưa chăng ? Nên chờ thêm chút rồi thử gọi lại...
Trong lúc chờ thày Bảy mở máy để hướng dẫn, chúng tôi đều trong tâm trạng âu lo và nghi ngại trước tấm sơ đồ thày vẽ. Thế rồi chúng tôi đi xuống phía sau kỳ đài và đối chiếu với ngôi mộ đối nhau , tương tự vị trí ở đầu kỳ đài thì lại đúng là mộ của "liệt sỹ chống Pháp chưa rõ tên".
Cô em tôi , một tiến sĩ sử học , cũng từng viết sách nhưng cũng có ý đồ từ nhà là thử tìm mộ theo lối huyền bí này từ cách làm của ai đó bày cho cô . Đó là cắm chiếc đũa xuống mộ rồi đặt quả trứng vịt sống lên đỉnh cây đũa. Theo người ta nói, nếu mộ tìm đúng người cần tìm thì quả trứng sẽ nằm yên không bị rơi. Còn không đúng thì thế nào quả trứng cũng bị rơi .
Do không biết làm gì . Vì phải chờ thày nên chúng tôi cũng làm theo lời cô em bày cách.
Chúng tôi thử cắm đũa và trứng lên mấy ngôi mộ khác thì đều bị rơi ngay tức thì. Song , khi đặt quả trứng đó lên ngôi mộ đối ứng lúc đầu thì được ngay lập tức, rất kỳ lạ và không hề bị rơi...
Tuy vậy, cũng chỉ là làm để cho hết thời gian chứ không phải là mục tiêu ban đầu của tôi, trừ cô em tôi mang trứng theo là có ý muốn thử xem sao sau khi thày Khắc Bảy chỉ dẫn xong.
Tiếp đó, đang lúc thắp hương cầu mong điều may mắn sẽ đến thì thày Khắc Bảy gọi lại. Thày nói với tôi:
- Bây giờ anh đi đến..., chỗ có cái khe nứt bên cạnh mộ chưa ? Rẽ phải một chút ... Rồi , dừng lại, đúng rồi ! Anh có thấy có con vật gì vừa chạy vọt qua không ?
Tôi đang ngơ ngác quan sát thì bỗng thấy một con răns màu vàng nhỡ trườn vọt ra qua mặt chúng tôi.
Tôi nói như vậy với thày thì thày lại nói : Anh có thấy người mình có cái gì lạ không ?
Tôi trả lời rằng cảm giác người cũng hơi nổi gai ốc .
Thày lại nói : Bác anh đã đứng cạnh anh và đặt tay lên vai anh rồi đấy ! Đó chính là ngôi mộ ngay sát chân anh đứng đó !
Tôi giật mình khi thấy đó chính là nấm mộ mà chúng tôi đã đặt quả trứng trước đó nửa tiếng nhưng vẫn không hề rơi dù trời có gió to.
Nhà báo Quốc Phong(bìa trái)
Để thẩm định thêm. Khi về Hà Nội, tôi đã tìm gặp thày Nguyệt ở Nam Sách, Hải Dương để xác minh xem chuyện tìm mộ của chúng tôi có đúng không. Thày Nguyệt coi rồi nói rằng việc tìm thấy là chính xác .
Thày còn nói lời của bác tôi : Bác nằm đây cũng yên ả và mát mẻ với đồng đội rồi . Không phải lo cho bác . Năm 1948, bác cũng ghé về quê , gặp cô Vân cháu ở quê ( chuyện này chính xác 100% cả tên người và thời gian). Bác cũng biết mồ mả các cụ ở quê hiện nay gia đình cháu đã lo rất chu đáo . ..
Điều này đã khiến tôi thêm vững tin thêm dù chưa làm xét nghiệm ADN
Tiếc rằng sau đó 2 miền chia cắt nên đã không đi tìm mộ được ngay.
Sau đó, thày Bảy đã chỉ đúng được chỗ đang chôn bà và dặn xương bà bây giờ còn rất ít.. . Khi gia đình tôi vào Nha Trang tìm hài cốt rồi mang đi xét nghiệm ADN. Kì lạ là , do chú họ tôi là giáo sư y khoa, ông rất khó tin nổi chuyện này. Ông đã lấy mẫu ADN của mình để so với chị ông ( chỗ con dì con già) và đã thử đến lần thứ 2, nó vẫn khớp kết quả và hoàn toàn chính xác.
Điều đó đã khiến tôi không thể không tin...