"Góc nhìn nhận từ bài phát biểu của Tổng Bí thư". TG: Nguyễn Tiến Du

Ngày đăng: 08:17 24/08/2021 Lượt xem: 727
       Nguyễn Tiến Du – Một công dân đến từ vùng mỏ Quảng Ninh, anh là tác giả thường xuyên có những tác phẩm mang đầy tính trách nhiệm vì một xã hội lành mạnh và tiến bộ gửi về cộng tác cùng Trang thơ Trường Sơn… Mới đây Nguyễn Tiến Du đã gửi về Ban Biên tập Báo điện tử Trường Sơn bài viết mang tính phản biện xã hội, biểu hiện lập trường tư tưởng và cách nhìn, biểu hiện niềm tin của một công dân “mang đầy tính trách nhiệm vì một xã hội lành mạnh và tiến bộ” như những gì trong thơ anh thường có…
Trường Sơn xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Du cùng các đồng chí và bạn đọc:

 
GÓC NHÌN NHẬN TỪ BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG,
TRONG HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH GIỮA ĐẢNG TRUNG QUỐC VỚI CÁC CHÍNH ĐẢNG TRÊN THẾ GIỚI, NHÂN KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỐI NGÀY 6/7/2021.

 
 
       
       Đáng khâm phục một minh quân nước Việt đã điểm chỉ một dấu vân tay vào sứ mệnh lịch sử nước nhà, cho một chủ quyền độc lập, tự do, cường thịnh, theo khát vọng vì dân. Minh chứng cho một thời kỳ vĩ đại mà người chèo lái cho sự vĩ đại ấy không ai khác, đó là Tổng Bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng.
       Ông đang hiện thân là một học trò suất sắc nhất theo đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Được ví như một sĩ phu Bắc Hà, một trí nhân lỗi lạc, một minh quân của dân, người lãnh đạo của Đảng và chắc chắn chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng mới đủ tầm vóc chèo lái con thuyền đất nước, trong giai đoạn hiện tại.
       Trong khi thù trong giặc ngoài nổi lên chống phá với đủ các thuyết âm mưu, thủ đoạn đê hèn, nhưng có sức công phá hơn bom nguyên tử nhờ sức mạnh truyền thông. Chúng đang manh nha nhằm lật đổ chế độ bằng chính từ sự lai dắt truyền thống yêu nước của Nhân dân ta. Chúng kích động xuyên tạc Đảng và Chính phủ đang dần dần bán nước, bằng chiêu trò đào sâu lòng hận thù dân tộc với người bạn láng giềng mà chúng thừa biết bìa đỏ đã được định "ở sách trời". Nó chỉ có thể chuyển dịch khi một mất một còn giữa hai chính thể quốc gia. Trong khi dòng máu chảy trong huyết quản của người Việt thì đang sôi sục một tinh thần yêu nước. Lợi dụng điều này, để chúng đánh vào lòng tự tôn của dân tộc, kích động lòng dân mất niềm tin vào Đảng và Chính quyền.
       Các bạn đừng nghĩ tôi sáo rỗng, hay viết bài theo động cơ tuyên truyền vụ lợi. Đó không phải là bản chất của một người lao động chân chính có lòng yêu nước như tôi. Tôi chỉ viết theo tâm nguyện của mình nhằm vạch mặt các thế lực đen tối đang âm mưu phá nước bằng chính sự lai dắt những cái đầu " bốc lửa" của nhân dân.
       Để chứng minh được điều này, chúng ta hãy bỏ ra ít phút đọc và hiểu bài phát biểu đối thoại của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các Chính Đảng trên thế giới tối ngày 6/7/2021 sẽ biết rõ tâm chí của ông.
       Tôi không bàn luận đến vấn đề văn chương của ông, vì nó đã đạt đến đỉnh cao của sự uyên thâm, mà ngay từ ngày còn học Đại học, ông đã chứng minh được điều ấy với chính bạn bè và công chúng bằng tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Với một kẻ công nhân như tôi, không đủ tầm để phân tích, bình luận điều đó, mà chỉ biết cảm nhận qua góc nhìn thực tế.
       Nếu kẻ nào đang ngày đêm sủa vọng xuyên tạc lãnh đạo Việt Nam, đang có ý định bán nước, hại dân, làm tay sai cho Tàu. Thì hãy chống mắt mà nhìn, vểnh tai mà nghe lời ông tuyên bố trước Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các Chính Đảng trên thế giới, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
       Có lẽ chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cấp cao của ông mới làm được điều này. Ngay trong diễn đàn đối thoại ấy, Ông đã khéo léo nghệ thuật ngôn từ làm nở lòng ông bạn láng giềng bằng những lời chúc hữu hảo. Nhưng lại đan xen việc nước, việc dân, việc giữa hai chính đảng bằng những lời như một bản tuyên ngôn mang âm hưởng dân tộc: “Vì hạnh phúc của nhân dân, trách nhiệm của Chính Đảng”. Mà ông đã khéo léo dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã được Tổ chức UNESCO vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, bằng câu trích: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng”, “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
       Để rồi ông tuyên bố:
       "các quốc gia, CHÍNH ĐẢNG cần nêu cao tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm; tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau, hợp tác Quốc tế, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, chung tay ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; đề cao luật pháp Quốc tế, nhất là trong việc giải quyết những bất đồng, tranh chấp. Chỉ khi nào các Quốc gia, các dân tộc chung sống hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, vì tương lai tốt đẹp chung của nhân loại, đến khi đó người dân trên thế giới mới thực sự được hưởng hạnh phúc một cách đầy đủ và đích thực."
       Vâng! Với lời phát biểu ấy, nó không còn là một diễn văn đối thoại tầm thường, mà nó mang tính thời sự thực tiễn, đủ chất thép của một chính khách, một bậc vĩ nhân lỗi lạc đứng đầu CHÍNH ĐẢNG. Để rồi ông lại tiếp tục khẳng định và tuyên bố:
       "Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chúng tôi đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đáp ứng yêu cầu cấp thiết của dân tộc và nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng tôi sinh thời cũng thường xuyên nhắc nhở người Đảng viên phải luôn thấm nhuần quan điểm “bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”.
       Càng đọc, càng ngẫm, càng thấm cái bất hủ trong lời đối thoại của ông. Ông đã KHÉU LÉO lấy nguyện vọng của dân tôc, quyền hạn của nhân dân, sức mạnh của tập thể, để làm lên ngôi thứ cho một Chính Đảng vì dân. Mà chúng ta ai cũng biết điều mà dân Việt mấy ngàn năm nay luôn nguyện vọng đó là: Độc lập và Tự do, Chủ quyền và phát triển. Chính vì nguyện vọng ấy mà triệu triệu trái tim Việt đã nhất tề theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nguyện thề: "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
       Cái khéo của ông đã đưa được nguyện vọng của dân Nam lên bàn diễn đàn đối thoại như một lời tuyên thệ cho trách nhiệm của Đảng, mà chính ông đang đặt gánh trên vai mình, thì quả thực đáng nể cho cái đầu vĩ đại của một vĩ nhân.
       Còn tại sao phải khéo! Bởi đấy là cái cốt lõi cần có của một bậc trí nhân mà chỉ có những người đạt đến tới hạn của độ chín về đức, trí, dũng và thượng thư trong binh pháp lãnh đạo, mới có thể thực hiện được điều này.
Bằng chứng một điều không thể chối cãi bởi ngay đến cả lịch sử thế giời cũng đã khắc tọa vào thời gian một sự hi hữu về Việt Nam đã 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, một đội quân bách chiến, bách thắng hùng bá khuynh đảo thế giới lúc bấy giờ. Nhưng lại ít ai để ý đến một sự kiện trước trận chiến. Tại Bình Than đã diễn ra một hội nghị Diên Hồng, trong khi cánh tay của các Bô lão giơ lên quyết đánh thì bàn tay của cậu bé Trần Quốc Toản bên ngoài hội nghị cũng bóp nát trái cam vì căm thù. Nhưng đấy là thời điểm thế giặc như chẻ tre, nhà Trần chỉ có 2 con đường đánh hay hàng. Còn nay không thể đong đếm định lượng quyết tâm, vì chính thể hai nước trên thực tế vẫn bang giao hữu hảo trong xu thế hòa bình. Đất liền đã cắm xong biên giới. Chỉ còn biển đảo vẫn đang nằm trong tranh chấp của 6 quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Thậm trí còn bị Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ gián tiếp can dự, thì việc ai đó đòi thể hiện bóp nát "quả cam" trong lúc này, cũng chỉ là để bóp, rồi đi rửa chứ chẳng giải quyết được việc gì. Nhưng giả xử nếu một phía nào đó dám vượt qua lằn đỏ thì tôi tin chắc chắn đến sắt còn vỡ trong bàn tay người Việt chứ đừng nói đến trái cam.
       Ngay đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh, một bậc trí nhân đại tài trong cách dùng binh, cũng từng khéo léo trong nhân nhượng. Điều đó đã được chứng minh từ chính lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
       "Hỡi đồng bào toàn quốc!
      Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
       Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ."

      Người anh hùng là thế đó, đôi khi "Phải biết nhân nhượng" để đổi được cái lớn hơn. Vì "Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết, là tối thượng". Nhưng nhân nhượng phải trong giới hạn! Và nay cái giới hạn của chúng ta đang được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt lên bàn cân, từ chính hội nghị Thượng đỉnh nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay trên diễn đàn, thì quả thực kính phục ông. Lịch sử sẽ tôn vinh ông, một sĩ phu Bắc Hà, một Nhà chính trị nỗi lạc, một thủ lĩnh anh minh, một con người vì dân, vì nước mà chắc chắn tất cả các Nhà biên sử học hôm nay và mai sau sẽ không ai có thể bẻ cong ngòi bút trong giai đoạn lịch sử này. Bởi có một minh quân đang sống và làm việc theo nguyện vọng nhân dân.
 

 
Nguyễn Tiến Du

tin tức liên quan