"Biển đảo Việt Nam". TG: Thiếu tướng Hoàng Kiền

Ngày đăng: 06:09 18/10/2021 Lượt xem: 255
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Thiếu tướng Hoàng Kiền


Tham gia chương trình giao lưu chuyên đề Biển Đảo của Truyền hình VN

 
       Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng nghìn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ tổ tiên, ông cha ta đã đổ xương máu để đấu tranh mở mang, gìn giữ.
       Nước Việt Nam chúng ta là một quốc gia biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có vị trí địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài suốt từ Bắc xuống Nam. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì đã có 28 tỉnh, thành phố nằm ven biển và gần 50% dân số nước ta hiện đang sinh sống tại các tỉnh, các thành phố ven biển này. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
       Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
      Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa,. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
       Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên.
1. Khái quát về biển đảo nước ta
       Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/1 km bờ biển).
- Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000 km2)
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển.
- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt.
- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
* Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
2. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển
+ Về kinh tế.
- Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
- Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.
- Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500 gr/m2
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 nghìn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.
- Băng cháy: Đây là một loại nhiên liệu rắn có thể thay thế dầu mỏ trong tương lai. Theo một số nghiên cứu cho thấy khu vực đáy Biển Đông có trữ lượng băng cháy rất lớn, một nguồn dự trữ khai thác năng lượng rất quan trọng của Việt Nam trong tương lai.
- Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước, với 3.260 km bờ biển có nhiều cảng, vịnh… rất thuận tiện cho giao thông, đánh bắt, hải sản. Nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, trong tương lai sẽ là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển (đóng tàu, sửa chữa tàu, tìm kiếm cứu trợ, thông tin dẫn dắt...).
- Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, có tiềm năng du lịch lớn của nước ta.
+ Quốc phòng, an ninh:
- Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biển-đảo của nước ta có thể quan sát khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á.
Biển-đảo nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn lao đối với sự phát triển trường tồn của đất nước.
3. Đảo và quần đảo nước ta và tầm quan trọng của nó
- Đảo và quần đảo:
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
+ Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.
+ Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
+ Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, thường người ta chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...
+ Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Các đảo ven bờ gần có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...
+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.
4. Vịnh Bắc Bộ
- Nằm ở Tây Bắc Biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc.
- Diện tích khoảng 126.250 km2 chiều ngang, nơi rộng nhất khoảng 310 km và nơi hẹp nhất khoảng 220 km Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ký tháng 12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xác định biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và Trung Quốc ở trong Vịnh Bắc Bộ. Về diện tích tổng thể theo mực nước trung bình thì ta được 53,23%, Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh.
- Là vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng l00 m.
Thềm lục địa Việt Nam khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70 m gần đảo Hải Nam của Trung Quốc.
- Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ diện tích 2,5 km2, cách đất liền Việt Nam 110 km, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 130 km. Có nhiều nguồn lợi hải sản và tiềm năng dầu khí (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 44 vạn tấn).
5. Vịnh Thái Lan
- Nằm ở Tây Nam biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia
- Diện tích khoảng 293.000 km2 chu vi khoảng 2.300 km.
- Là một vịnh nông, nơi sâu nhất khoảng 80 mét.
- Đảo Phú Quốc trong Vịnh là đảo lớn nhất của Việt Nam, diện tích 567 km2.
- Có nhiều nguồn lợi hải sản (trữ lượng cá của Việt Nam khoảng 51 vạn tấn).
Có tiềm năng dầu khí lớn: Việt Nam đã khai thác và hợp tác khai thác vùng chồng lấn với Malaysia.
6. Vài nét về Hoàng Sa - Trường Sa
- Quần đảo Hoàng Sa
+ Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.
+ Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 ­­ đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.
+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5 km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1 km2) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam)
+ Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
+ Năm 1954 Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền chờ tháng 7/1956 tổng tuyển cử thống nhất đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời kéo ra biển, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời do chính quyền miền Nam quản lý.
+ Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quân nguỵ Sài Gòn nhu nhược hèn nhát, tàu tháo chạy, quân trên đảo đầu hàng, 74 binh sĩ tử trận.
AI ĐỂ MẤT HOÀNG SA
1.Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa do "chính quyền Sài Gòn" quản lý, quân ngụy Sài Gòn đóng giữ đã để Trung Quốc chiếm hết. Do tướng lĩnh, binh sĩ của họ hèn nhát, bạc nhược, tháo chạy, đầu hàng.
2.Trong suốt những năm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Hải quân ngụy Sài Gòn đã cùng với Hải quân Mỹ thường xuyên săn tìm tiêu diệt Đoàn tàu không số của Hải quân nhân dân Việt Nam, chở vũ khí vượt biển Đông vào chi viện cho quân dân miền Nam, rất nhiều cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã bị sát hại bởi lũ chúng nó. Tội ác của chúng vô cùng lớn đối với quân và dân ta, với cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Vì lợi ích, toan tính riêng, Mỹ đã bán rẻ chính đồng minh thân cận của mình cho phía Trung Quốc. Từ đó đế quốc Mỹ mặc sức ném bom phá hoại, tàn sát nhân dân Việt Nam. Một sự thật cay đắng mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã nhận ra ngay lúc đó rằng rốt cuộc, họ chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị của các nước lớn mà thôi.
4. Từ đó đến nay, các đối tượng chống đối cả ở trong và ngoài nước thường xuyên ca ngợi về tấm gương của những tử sĩ đã ngã xuống trong trận hải chiến này, với luận điệu vu cáo xấu xa, bỉ ổi cho là chính quyền Cộng sản đang "hèn với giặc", bán nước cho Tàu. Có một số cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam , một số nhà sử học, phóng viên báo chí gần đây do tìm hiểu chưa kỹ, nhận thức chưa đúng cũng có phát biểu theo giọng điệu đòi tôn vinh binh sĩ ngụy Sài Gòn tử trận ở Hoàng Sa, hùa theo bọn phản động. Đó là một sai lầm nghiêm trọng, cần bác bỏ.
5. Chính quyền và quân đội ngụy Sài Gòn do nhu nhược, hèn nhát đã để mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, cần lên án mạnh mẽ, vạch trần tội lỗi của họ ghi vào Quốc sử.
Ai đòi vinh danh cho họ sai lầm.
       Theo lệnh của Nguyễn Văn Thiệu, tất cả các báo, mọi buổi phát thanh và truyền hình đều cổ vũ rùm beng của “chiến thắng” Hoàng Sa. "Những người hùng chiến dịch giải phóng Hoàng Sa" được đề cao hết mức với những lệnh khen thưởng, vinh thăng, đặc cách... Nguyễn Văn Thiệu còn đọc diễn văn: "Thế giới vô cùng khâm phục nước Việt Nam nhỏ bé dám tát vào mặt kẻ mạnh là Trung Quốc"!
       Nguyễn Hữu Hạnh, là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của "quân lực Việt Nam cộng hoà", cấp bậc Chuẩn tướng. Ông thường được biết với vai trò là Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng cuối cùng của oà", người đã tác động để Tổng thống Dương Văn Minh sớm đi đến quyết định kêu "Quân lực Việt Nam cộng hoà" buông vũ khí trước sức tấn công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam .
       Ông cho biết cả cuộc đời binh nghiệp của ông chưa bao giờ chứng kiến một chiến thắng quái gở như thế. Ông Hạnh đã tìm ra bí ẩn khi được nguồn tin cho biết: "Người Mỹ bỏ tiền ra để tạo nên vụ Hoàng Sa. Mỹ đã dùng Hoàng Sa làm vật mua bán, đổi chác với Trung Quốc". Mỹ sắp phải cút hoàn toàn khỏi miền Nam Việt Nam, nên giao Hoàng Sa cho Trung Quốc để Trung Quốc ngăn chặn hoạt động của Hải quân Liên Xô dọc bờ biển Việt Nam sau này.
       Như vậy, trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 chỉ là màn nướng thịt, nướng tàu của Thiệu theo chỉ thị của bố già Mỹ. Biển đảo của Tổ quốc bị rơi vào tay ngoại bang vì sự yếu kém của ngụy quân Sài Gòn từ chỉ thị của Tổng thống - Tổng tư lệnh tối cao của cái gọi là “quân lực Việt Nam cộng hoà ”. Nếu lao thẳng tàu lên bờ tử thủ kêu gọi chi viện thì những chiến hạm đó sẽ trở thành những lô cốt và cột mốc chủ quyền như Quân đội nhân dân Việt Nam ở Trường Sa sau này... nhưng họ đã bỏ chạy, bỏ mặc đồng đội bị địch bắt (Trung Quốc bắt từng tù binh phải nói vào máy ghi hình rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc).
       Nguyễn Hữu Hạnh nói: tôi chẳng hiểu giờ này còn những kẻ ngờ nghệch đến nỗi đi vinh danh chiến bại của một đội quân đã chết để làm gì? Ngây thơ đến thế là cùng!
       Đừng bao giờ quên, chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của chúng ta từng bị ngoại bang đem ra trao đổi, chúng coi Việt Nam chỉ như con cờ trên bàn cờ chính trị của chúng. Kẻ đứng sau mọi chuyện này là Mỹ và tay sai ngụy... chúng phải chịu trách nhiệm với lịch sử khi để chủ quyền thiêng liêng của cha ông rơi vào tay ngoại bang. Vậy tôn vinh chúng để làm gì? Nếu thế hệ chúng ta chưa thể lấy lại Hoàng Sa thì chúng ta sẽ dạy cho con cháu rằng đó là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam và nói cho thế hệ sau biết Hoàng Sa đã bị rơi vào tay ngoại bang như thế nào. Một ngày nào đó con chúng ta, cháu chúng ta sẽ thu hồi Hoàng Sa về với Tổ quốc Việt Nam vì đó là trách nhiệm với lịch sử, với Tổ quốc!
- Quần đảo Trường Sa
+ Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay rạn đá san hô vòng, "đảo" san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12' đến 12°00' vĩ Bắc và từ 111°30' đến 117°20' kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km² (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông. Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là hơn 800 km, từ bắc xuống nam là hơn 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km. Mỗi tài liệu lại có một con số thống kê riêng về số lượng thực thể địa lý của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA), 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao), khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc).
+ Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2) trong quần đảo.
       Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.
       Việt Nam đang quản lí 21 đảo và bãi đá ngầm (đảo chìm) trên quần đảo Trường Sa.
       Trên thực tế cho đến năm 1954 chưa nước ngoài nào có mặt trên quần đảo Trường Sa, mà hoàn toàn do Việt Nam quản lý .
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
       Quần đảo Trường Sa nơi án ngữ đường hàng hải quốc tế rất quan trọng, khoảng non một nửa hàng hoá giao thương thế giới qua đây. Biển Đông là biển lớn thứ 4 trên tổng số 40 biển của các đại dương, nó có vị trí quan trọng về quân sự với các nước trong khu vực và một số cường quốc. Khu vực này được đánh giá có rất nhiều tài nguyên quí hiếm như dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, băng cháy, các loại khoáng sản, hải sản, có tiềm năng về du lịch...
       Quần đảo Trường Sa là những vị trí tiền tiêu, bảo vệ phía đông của Việt Nam, nó có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về chính trị, quân sự, kinh tế đối với Việt Nam.
       Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã được xác lập từ các triều đại phong kiến trước đây mà gần nhất là Nhà Nguyễn. Hiện nay đang có sự tranh chấp của năm nước, sáu bên. Năm nước gồm: Brunei, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam và một bên là Đài Loan. Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của họ là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường lưỡi bò chín khúc do Quốc dân đảng vẽ ra. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Malaysia đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Brunei chỉ đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc Biển Đông.
       Trên thực tế cho đến năm 1954 chưa nước ngoài nào có mặt trên quần đảo Trường Sa, mà hoàn toàn do Việt Nam quản lý
Đài Loan:
       Năm 1954 sau hiệp định Giơ ne vơ, Liên hiệp Pháp bàn giao việc quản lý quần đảo Trường Sa cho Việt Nam. Khi ấy Việt Nam tạm thời chia cắt làm hai miền, chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956. Chính phủ "Quốc gia Việt Nam" do Pháp lập ra năm 1948 và dựng Bảo Đại lên làm quốc trưởng để làm tay sai cho Pháp, do đó toàn bộ quần đảo Trường Sa ở phía Nam vĩ tuyến 17 từ đất liền kéo ra biển do chính quyền Quốc gia Việt Nam quản lý.
       Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Trung Hoa dân quốc do Quốc dân đảng cầm quyền, với danh nghĩa quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật Bản bại trận. Theo hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Quân đội của Tưởng Giới Thạch đã ra giải giáp quân Nhật, chiếm đóng đảo Ba Bình của Việt Nam.
       Năm 1949, cánh mạng Trung Quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo thắng lợi, Quốc dân đảng chạy khỏi lục địa Trung Hoa, năm 1950 Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tháng 10 năm 1955 Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại, lên nắm quyền tự xưng là tổng thống, đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam cộng hoà. Sau đó Ngô Đình Diệm điên cuồng tiến hành chiến dịch tố cộng, diệt cộng; lợi dụng lúc này Đài Loan tái chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1956.
Phi-líp-pin:
       Phí líp pin bắt đầu tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng: quần đảo Trường Sa phải thuộc về Phi-líp-pin vì nó ở gần Phi-líp-pin.
       Năm 1969 Phi líp pin đưa quân xâm chiếm đảo Thị Tứ, đảo Dừa (Bến Lạc), năm 1970 họ chiếm tiếp các đảo Song Tử Đông và Loại Ta mà không gặp sự chống đối nào cả, khi ấy quân nguỵ Sài Gòn không đóng giữ. Như vậy chính quyền Việt Nam cộng hoà ( ngụy quyền ) đã để mất 4 hòn đảo quan trọng vào tay Philippines .
       Năm 1977, 1978 họ đóng tiếp các bãi cát nhỏ gần các đảo đã chiếm đóng gồm Bình Nguyên (Pơ lát), Loại Ta Tây (Parata), Vĩnh Viễn. Năm 1979, Phi líp pin công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Phi-líp-pin.
       Năm 1980 họ chiếm thêm 2 đá "đảo chìm" Công Đo (Ri-Zai) và An Nhơn đều gần các đảo họ đã chiếm đóng từ trước.
       Tổng số Phi líp pin chiếm 7 đảo và bãi cát bao gồm: Bến Lạc, Bình Nguyên, Loại Ta, Song Tử Đông, Thị Tứ, Vĩnh Viễn, Loại Ta Tây; 2 đá "đảo chìm" An Nhơn và Công Đo (Ri-Zai).
GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA.
       Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã chỉ thị cho Hải quân và Quân khu V phối hợp giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ tư lệnh Hải quân đã khẩn trương chuẩn bị lực lượng thực hiện nhiệm vụ, bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo, không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm đảo trước ta. Đã sử dụng các tàu 673, 674, 675 của Đoàn 125 cấp tốc hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng. Quyền Tham mưu trưởng Đoàn 125 Trần Phong đại diện đơn vị bên cạnh Phó Tư lệnh Hoàng Hữu Thái đại diện cho Quân chủng Hải quân ở Sở chỉ huy mặt trận tại Đà Nẵng theo dõi, thực hiện kế hoạch giải phóng đảo.
       Lúc 4 giờ ngày 11 tháng 4 toàn bộ lực lượng Đoàn C75 gồm 3 tàu 673, 674, 675 của Đoàn 125 chở 1 đại đội của Trung đoàn đặc công Hải quân 126, 1 phân đội hoả lực của đặc công nước thuộc Tiểu đoàn 471/Quân khu 5 xuất phát từ quân cảng Đà Nẵng đi giải phóng quần đảo Trường Sa. Trung đoàn trưởng Trung đoàn Đặc công 126 - Mai Năng chỉ huy trên tàu 675 cùng phân đội đặc công nước. Đến 5 giờ 15 phút ngày 14 tháng 4 năm 1975, ta làm chủ hoàn toàn đảo Song Tử Tây, thu toàn bộ vũ khí trang bị của địch. Lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên đỉnh cột cờ trên đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.
       Sau khi rút kinh nghiệm trận chiến đấu giải phóng đảo Song Tử Tây, nắm chắc diễn biến tình hình thực tế, đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân ở Đà Nẵng thống nhất với Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mở đợt tiến công giải phóng các đảo còn lại thuộc quần đảo Trường Sa gồm các đảo: Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa.
       Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là một chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược. Chiến công đó khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt kịp thời của Thường trực Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Quân chủng Hải quân trên mũi tiến công hướng biển trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
        Còn 4 đảo nhỏ gồm: Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, An Bang chưa ai đóng giữ.
       Tháng 3 năm 1977 Thiếu tướng Giáp Văn Cương - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam được điều về làm Tư lệnh Hải Quân. Bộ tư lệnh Hải quân đã báo cáo lên Bộ Quốc phòng, đến năm 1978 Hải quân Việt Nam đóng giữ hết cả 4 đảo còn lại, nâng tổng số lên 9 đảo.
       Tổng số có 17 đảo và bãi cát, Philippines Pin chiếm 7 đảo (4 đảo và 3 bãi cát), Đài Loan chiếm 1 đảo lớn nhất. Việt Nam hiện quản lý 9 đảo, trong đó có 5 đảo giải phóng từ tay quân ngụy Sài Gòn, 4 đảo đóng mới.
        Lữ đoàn 146 thuộc Vùng 4 Hải quân đóng giữ 9 đảo trên quần đảo Trường Sa.
        Cho đến năm 1987 Trung Quốc chưa có mặt ở Trường Sa.

 
Ngày 15/10/2021
Hoàng Kiền
 
( còn nữa)
tin tức liên quan