“Quan điểm của Việt Nam về việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina” – Góc nhìn của Hoàng Văn Kính
QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ VIỆC NGA THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH
QUÂN SỰ ĐẶC BIỆT Ở UKRAINA”
(Tiếp bài: “Ukraina – Sự thật phía sau cuộc chiến”)
Hoàng Văn Kính
Ngày 2-3 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra nghị quyết về cuộc chiến tranh ở Ukraina. Nghị quyết “ yêu cầu” Nga “ ngay lập tức” rút quân khỏi Ukraina. Có 141/193 quốc gia thành viên bỏ phiếu thông qua nghị quyết, 35 nước bỏ phiếu trắng ( trong đó có Trung Quốc ), 5 nước bỏ phiếu chống gồm; Nga, Eritrea, CHDCND Triều Tiên, Syria, Belarus.
Như vậy có thể thấy phần lớn các quốc gia trên thế giới ( trên 70% ) không đồng tình với chiến dịch quân sự ở Ukraina do Liên bang Nga phát động. Chiến dịch quân sự này không những vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina mà còn đẩy cả thế giới vào cuộc khủng hoảng toàn diện chưa từng thấy từ sau chiến tranh thế giới thứ II trên tất cả các lĩnh vực; chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính, quân sự, năng lượng, hàng không, khoa học kĩ thuật, thể thao… đe dọa cuộc sống và tính mạng của hàng triệu triệu người.
Tại diễn đàn này, Việt Nam cũng đã lên tiếng nêu rõ quan điểm với 3 vấn đề chính:
1) Không chấp nhận chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
2) Lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia,
3) Không can thiệp vào công việc nội bộ, không xử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Về tình hình Ukraina Đại sứ VN bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng, đồng thời đề nghị các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống ở Ukraina trong đó có cộng đồng người Việt Nam.
Dù là cuộc chiến tranh nào, do ai gây nên thì những tổn thất, thiệt hại, sự tàn phá do xung đột gây ra đều vô cùng lớn để lại những hậu quả lâu dài và sau đó là một tiền lệ xấu về cách hành xử giữa các quốc gia có chủ quyền. Minh chứng cho cách hành xử hung hăng vô trách mhiệm đó là cuộc chiến do Mỹ và đồng minh đem quân xâm lược Lybia, xâm lược I-rắc, Xyria, Serbia, Apganixtan…
Trong suốt chiều dài lịch sử có lẽ không đất nước nào, không một dân tộc nào phải chịu nhiều hy sinh, mất mát đau thương để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ như dân tộc Việt Nam nên người dân Việt Nam dứt khoát không ủng hộ bất kì cuộc chiến tranh xâm lược nào như kiểu đang diễn ra ở Ukraina dù nó được ngụy tạo dưới bất kì lí do nào. Thế giới hiện nay giữa các quốc gia đang tồn tại rất nhiều mâu thuận do lịch sử để lại xoay quanh những vấn đề: biên giới lãnh thổ, quan hệ sắc tộc, xu hướng chính trị... nhưng không chấp nhận cường quyền, nước lớn bắt nạt nước nhỏ, kẻ mạnh ăn hiếp người yêu.
Việt Nam đòi hỏi và yêu cầu mọi quốc gia phải được bình đẳng, tôn trọng hòa bình, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không chấp nhận những đòi hỏi phi lí, áp đặt quan điểm chính trị, xuyên tạc sự thật, xuyên tạc lịch sử.
Việc Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh và Tổng thư kí NATO tuyên bố không tham chiến trực tiếp, từ chối lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraina theo yêu cầu của chính phủ nước này là tín hiệu vui cho thấy ít có khả năng cuộc chiến mở rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraina và khi hai bên tham chiến đã chịu ngồi vào đàm phán thì cánh cửa hòa bình đã được mở ra, mặc dù lạc quan thận trọng nhưng cho đến thời điểm này nhiều khả năng chiến tranh
khó có thể nổ ra trên phạm vi toàn cầu.
Việt Nam một dân tộc yêu chuộng hòa bình luôn cầu mong cho hòa bình đến với mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới, chắc chắn sẽ không có một ai cổ xúy cho những hành vi gây hấn, xâm lược.
Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội