“ Nguyên nhân sâu xa xung đột quân sự Nga – Ucraina…” – Luận bàn của Nguyễn Minh Đức.

Ngày đăng: 07:08 20/03/2022 Lượt xem: 373
NGUYÊN NHÂN SÂU XA XUNG ĐỘT QUÂN SỰ NGA - UCRAINA
CHIẾN TRANH KINH TẾ VÀ CHIẾN TRANH TRUYỀN THÔNG –
TÂM LÝ THẾ GIỚI ? – THÁI ĐỘ CỦA CHÚNG TA.

 Tác giả Nguyễn Minh Đức
       Cuộc chiến giữa Nga và Ucraina đã diễn ra đã 14 ngày, mức độ càng quyết liệt, diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hòa bình thế giới bị đe dọa nghiêm trọng. So sánh lực lượng và cục diện và quan hệ chính tri và kinh tê giữa các nước đang có những thách thức mới. Cuộc xung đột Nga và Ucraina chưa làm nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba, nhưng đã làm bùng nổ “chiến tranh kinh tế thế giới” làm gia tăng sự thiệt hại chung cho nền kinh tế thế giới vốn khốn đốn trong gần ba năm đại dịch covid – 19 chưa phục hồi lạị gánh nhiều hậu quả của “chủ nghíã xô vanh kinh tế” làm cho cuộc sống nhân dân nhiều nước gặp khó khăn nghiêm trọng, Không những thế nó còn diễn ra “Cuộc chiến tranh truyền thông – tâm lý” có mục đích, chưa từng có, bao trùm toàn cầu, làm hỗn loạn thông tin, trắng đen lẫn lộn…lừa phỉnh, thách thức sự tỉnh táo của của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.
       Ai là kẻ chủ mưu khơi mào kích động để dẫn đến sự xung đột. Ai thắng, ai thua, ai có lợi trong cuộc xung đột quân sự và “chiến tranh kinh tế” và chiến tranh truyền thông này ? Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ mỗi người cần có cách nhìn khách quan, trung lập nhìn đúng bản chất của các diễn biến và sự kiện diễn ra trên thế giới và có thái độ bày tỏ đúng đắn, nếu tham gia viết bài, bình luận các mạng xã hội, không nên ngộ nhận, hoặc a dua, phát ngôn tùy tiện. Người viết bài này cũng xin nêu một vài quan điểm cá nhân xung quanh những mối quan tâm chung hiện nay. Để bày tỏ rõ quan điểm của mình, xin được nêu những vấn đề chính sau đây:
1- Chấm dứt ngay chiến tranh xung đột quân sự, ý nguyện của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giớí và trước hết là dân thường Ucraina, trách nhiệm của các bên tham chiến và liên quan.
2- Cơn địa chấn của cuộc cạnh tranh quốc tế hiện nay. Các nước lớn muốn gì ở trật tự thế giới – nguồn gốc các bất ổn chính trị của các quốc gia và chiến tranh cục bộ ở các khu vực trên thế giới
3- Liên minh quân sư Mỹ - NATO có phải là liên minh phòng thủ không. Mỹ muốn gì ở liên minh này ?
4- Giá trị Tự do – dân chủ công bằng ở đâu và có thảm họa nhân đạo không, trong các đòn trừng phat kinh tế của Mỹ và Tây Âu và một số nước đối với Nga, ai là người hứng chịu những hậu quả tồi tệ này ?
5- Chiến tranh thông tin, truyền thông do Mỹ và Phương tây dang rầm rộ nhằm mục đích gì ?
6- Thái độ nào là phù hợp trong tình hình hiện nay...

Tôi xin lần lượt bàn về các vấn đề trên :
1- Chấm dứt ngay chiến tranh xung đột quân sự, ý nguyện của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giớí và trước hết là dân thường Ucraina, trách nhiệm của các bên tham chiến và liên quan.
       Cho đến nay, “ Chiến dịch quân sự đặc biệt “ của Nga trên đất nước Ucraina đã bước sang ngày thứ 14 và chưa có dấu hiệu dừng lại, Máu đã đổ, bên cạnh những mục tiêu cơ sở hạ tầng quân sự, thiệt bị quân sự cả hai bên bị phá hủy thì binh lính cả hai bên đều thương vong lớn. Điều nghiêm trọng là nhiều dân thường thương vong và gây ra một thảm họa nhân đạo chưa từng có từng có trong một thế giớí hiện đại. Hàng triệu người phải di tản, hàng ngàn ngườì sống trong hoàn cảnh chiến tranh thiếu thốn nước uống, lương thực thực phẩm, áo ấm và lửa dùng… Gây ra thảm họa này là trách nhiệm của các bên tham chiến và những kẻ kích động, và hưởng lợị từ cuộc chiến tranh này gây ra.. Ngừng chiến ngay lập tức và đối thoại, tìm ra giải pháp vì lơị ích an ninh và kinh tế …của hai bên, chấm dứt sự kích động, can thiệp từ nước ngoài là con đường duy nhất đúng đắn chấm dứt cuộc xung đột hiện nay.
       Vớí nhà cầm quyền Nga, cho dù có bất cứ nguyên nhân nào, vì lí do gì, khi đối thủ chưa đem quân gây hấn vơí quốc gia mình thì không được đem quân đánh nước khác cho dù chỉ là “ phi quân sự hóa” đối phương. Đây là điều vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc một thực thể tổ chức tiến bộ, cân bằng lực lượng sau Chiến tranh thế giơí lần thứ hai. Cuộc chiến này mở ra một tiền lệ nguy hiểm cho các thế lực bá quyền khác đe họa các nước nhỏ và hòa bình thế giớí. Hành động quân sự này còn làm cho uy tín chính trị của Nga vốn là một dân tộc yêu hòa bình, một lực lương quan trong trong giải phóng Châu Âu và nhân loại khỏi thảm họa của CN Phát xít trong thế khỉ 20 bị giảm sút nghiêm trọng và tạo ra mối hận thù dân tộc của nhân dân Ucraina vơí Nga tồn tại nhiều thế hệ sau khó xoa dịu được.
       Tội lỗi gây ra đôi vớí nhân dân yêu chuộng hòa bình Ucraina còn ở phia Nhà cầm quyên Ucraina đứng đầu là TT Zelensky thực thi một đường lối chính tri đối ngoại sai lầm, ngộ nhận, ảo tưởng để cho đất nước rơi vào thảm cảnh chiến tranh. Đó là một đường lối ngoại giao thiếu độc lập tự chủ, muốn dựạ vào những thế lực nước ngoài để bảo vệ độc lập tự chủ nước mình, đe dọa an ninh nước khác, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế giữa các nước lớn hết sức phức tạp… Họ vô hình chung tự biến đất nước mình thành con “tốt thí” làm bàn đạp thực hiện ý đồ răn đe của Mỹ và NATO đối vớí Nga. Và cái giá phải trả đã quá rõ ràng và cay đắng.
Vì chính lợí ích của chính dân tộc mình vi an ninh chung của cả hai nước Nga và Ucraina, vì hòa bình và ổn định của nhân dân thế giới, hai nước hãy chấm dứt ngay xung đột quân sự, ngồi vào bàn đam phán tìm ra giải pháp phù hợp vơí lơị ích của nhân dân hai nước.
2 - Cơn địa chấn của cuộc cạnh tranh quốc tế hiện nay. Các nước lớn muốn gì ở trật tự thế giới – nguồn gốc các bất ổn chính trị của các quốc gia và chiến tranh cục bộ ở các khu vực trên thế giới.
       Nếu như mọi sự sống trên trái đất, nhất là thế giới động vật, đều tuân theo quy luật của tự nhiên – “Quy luật Cạnh tranh sinh tồn” trong cùng loài và khác loài, thì quy luật ấy trong chừng mực nào đó cũng diễn ra trong xã hội loài người, tuy có khác hơn, bởi loài người có trí tuệ, biết suy nghĩ có mục đích,… ngày càng tiến bộ, nhân văn và văn minh hơn. Vì vậy quy luật cạnh tranh của xã hội loài người ngày càng thay đổi, đỡ đổ máu, hủy diệt và tàn khốc hơn, văn minh hơn, cùng với sự tiến bộ, văn minh hướng thiện của nhân loại . Quy luật “Canh tranh quốc tế giưã các quốc gia, dân tộc, trong chừng mực nhất định đã chi phối tiến trình lịch sử nhân loại. Đáng buồn là tiến trình đó quá nửa là lịch sử chiến tranh: Minh chứng: Từ thời nguyên thủy, hầu hết cư dân trên thế giới đều có những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc , bộ tộc để tranh giành quyền được sinh sống ở khu vực nào đó…Từ khi lịch sử thành văn ghi lại thì đã có hàng ngàn các cuộc chiến tranh lớn nhỏ . Cuộc chiến tranh sớm nhất được biết đến diễn ra từ năm 1200 đên 1500 năm trước công nguyên diễn ra ở Aicập – Tiểu Á, Syry, Lưỡng hà; Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (499 TCN - 449 TCN) ,
       Chiến tranh La Mã-Seleukos(192 TCN - 188 TCN), Đại nội chiến La Mã (49 TCN - 45 TCN). Sau công nguyên có hàng ngàn cuộc chiến tranh tiếp diễn, điển hình là Cuộc chiến tranh ý thức hệ tư tưởng tôn giáo Thập tự chinh (1095-1291), Các cuộc xâm lược của Đế quốc Mông Cổ (1206-1324) với sự tồn tại của các đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn; Đế chế Anh, Đế chế Nga,… tiếp đến là Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ( 1914 – 1918 ) chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939 – 1945 ) và hàng trăm các cuộc chiến tranh trên các khu vực khác nhau của thế giới v.v…Có thể nói, chiến tranh như cơm ăn nước uống trong xã hội phong kiến,( ví như lịch sử phong kiến Trung Hoa ). Chiến tranh còn là bạn đường tất yếu của của chủ nghĩa đế quốc, của chủ nghĩa thực đân cũ và mới…
       Cuộc chiến tranh thế giới gần đây nhất là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939 – 1945 ) với sự chiến thắng của phe dân chủ và chủ nghĩa Phát xít bị tiêu diệt và sự hình thành hệ thống XHCN thế giới đứng đầu là nước Nga. Nhân loại tiến bộ mãi mãi ghi nhận và biết ơn Nhà nước Liên bang Xô viêt, lực lượng chủ yếu trong cuộc chiến tranh cứu Châu Âu và loài ngươì khỏi thảm họa của Chủ nghĩa Phát xit.
       Sau Thế chiến II, Tổ chức Liên hợp quốc được thành lâp trên cơ sở cân bằng lơị ích và lực lượng giữa Nga, Trung quốc, Anh và Mỹ, Sau này, chịu áp lực, ảnh hưởng chung của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và của nhân loại tiến bộ trên thế giớí, Tổ chức này sau những lần cải tổ đã cho ra đờì “ Hiến chương liên hợp quốc” được coi như nguyên tắc chung chỉ đạo mối quan hệ quốc tế của các quốc gia dân tộc. Cho đên nay, Hiến chương LHQ tạm thờì đang thể hiện là thành quả chính trị - đạo dức tiến bộ nhất, chung của nhân dân thế giới. Tuy nhiên cần thấy những đại diện cấu thành, nuôi sống tổ chức này là các nhà nước có đường lối chính trị khác nhau, thậm chí đối lập nhau tham gia. Bởỉ vậy nó không phải là tổ chức có quyền uy tuyệt đối, hoàn toàn công tâm để chi phối các quan hệ quốc tế. Thế kỉ thứ 20 đã chứng minh Tổ chức này nhiều lần bị lợị dụng cho các tham vọng chính trị, quân sự của của một số quốc gia, ví như cuộc chiến tranh Biên giớí Tây nam của Việt Nam mà LHQ còn nợ ta một lời xin lỗi vì đã tiêu diệt bọn diệt chủng Popot, cứu nhân dân Căm puchia, hay sự kiện “ Mùa xuân Ả Rập”:và cuộc chiến tranh lật đổ tổng thống hợp hiến ở Ỉ Rắc, v.v…
       Cũng sau Thế chiến II, thế giớí chia làm hai phe, Phe XHCN và “Phe Dân chủ” thơì kỳ chiến tranh lạnh bắt đầu, cuộc chạy đua vũ trang sản xuất vũ khí hạt nhân đã đưa loài ngươì đên miệng hố của chiến tranh hủy diệt khi số lượng vũ khí hạt nhân hai phía, đủ ba lần hủy diệt trái đất…Sau khi Liên bang Xô viết và hệ thống XHCN Đông âu xụp đổ - ( Những quốc gia muốn biến ý tưởng cao đẹp về CNXH của nhân lọaị xuất hiện ở Anh và Pháp từ thế kỷ thư 16 thành hiện thực nhưng đã không thành công vì nhưng lý do khách quan và chủ quan không bàn ở đây…) Sau sự kiện này, cục diện thế giớí có những biến đổi nghiêm trọng. Thế giới trở thành ĐƠN CỰC vớí vị trí “sen đầm quốc tế” của Mỹ. Song tương quan lực lượng này không kéo dâì, chỉ sau chưa đầy hai thập kỷ Thế giớí dần chuyển sang ĐA CỰC . với sự vực dậy vô cung ngoạn mục của nước Nga vươn lên từ sự đổ nát sau sự kiện 1992 ,với vai trò quan trọng lãnh đạo của Thủ tướng- tổng tống Putin. Liên bang Nga hiện tại, đã không hề làm gì đe dọa Hoa Kỳ hoặc để thỏa hiệp lại các biên giới vơí NATO. Nước Nga trở thành một cường quốc quân sự vào loại nhất nhì thế giơí. Họ đã không lập các căn cứ quân sự gần Hoa Kỳ, cũng như không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với nền kinh tế trong đất nước của Mỹ và Tây Âu, mà là nước cung cấp dầu khi lớn cho Châu Âu. Mỹ thì không muốn điều đó. Sau Nga, còn phải kể đến sự vươn dậy từ nghèo nàn và lạc hậu Trung Quốc cũng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giớí. Đây cũng là điều Mỹ cũng hoàn toàn không muốn,. mâu thuẫn Mỹ - Trung ngày càng sâu sắc…
       Quay trở lại vấn đề: Trong bối cảnh mớí của tình hình so sánh lực lượng. Vơí sự lớn mạnh về quân sự và ảnh hưởng về kinh tế ( Chủ yếu là dầu khí ) của Nga với châu Âu và thế giơí, Mỹ và NATO ( chủ yếu là MỸ và Anh ) tham vọng phát triển NATO về phia đông hòng bao vây, răn đe quân sự đối với Nga. Sau khi NATO kết nạp một số nước đông Âu thuộc Liên Xô cũ, Nga nhận thấy Ucraina là vị trí cuối cùng, là “ranh giới đỏ” mà MỸ và NATO không thể vượt qua để triển khai vũ khí kể cả vũ khí hạt nhân sẵn sàng chọc sườn Nga bất cứ lúc nào với không đầy năm phút tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân, bay đến Điện Kremlin. Sau nhiều lần đề nghị Mỹ và NATO về thỏa hiệp giữ gìn anh ninh chung bị phương Tây phớt lờ với nhiều toan tính nham hiểm khác. Trong bối cảnh đó, Nhà nước Ucraina đứng đầu là tổng thống- danh hài Zelensky thực thi một chính sách bài Nga vốn là nước gắn liền về lịch sử và văn hóa với Nga. Thêm nữa lại hết sức sai lầm trong đường lối đối ngoại ảo tưởng, muốn dựa vào lực lượng bên ngoài để bảo vệ nước mình, nhiều lần đề nghị gia nhập NATO.
       Từ thế và lực mới, nhờ quan hệ tốt tạo lập được với Trung Quốc cũng là một thế lực đối trọng với Mỹ tổng thông Putin quyết dịnh một cuộc phiêu lưu quân sự với Ucraina sẵn sang chấp nhân rủi ro, nhằm phi quân sự hóa nước này và buộc Ucraina phải đi theo con đường trung lập. Đương nhiên chiến tranh đã sảy ra như mọi người đã thấy.
       Để kết luận hai phần nêu trên, thiết nghĩ nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới kêu gọi hai bên ngừng bắn ngay lập tức, ngồi vào bàn đàm phán, tìm ra giải pháp bảo đảm lợi ích, hòa bình và an ninh cho cả hai nước. Mặt khác chúng ta cần lên án mọi hành động chiến tranh. Sâu xa hơn cần đấu tranh ngăn chặn mầm mống của chủ nghía Xô vanh nước lớn, chủ nghíã phát xit, chủ nghĩa bá quyền đã và đang là nguyên nhân của mọi nguyên nhân của hầu hết các cuộc chiến tranh cục bộ kể cả nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba thứ ba- hủy diệt.
  
( còn nữa)


3- Liên minh quân sự Mỹ - NATO có phải chỉ là liên minh phòng thủ không. Mỹ muốn gì ở liên minh này ?
4- Giá trị Tự do – dân chủ công bằng ở đâu và có thảm họa nhân đạo không, trong các đòn trừng phat kinh tế của Mỹ và Tây Âu và một số nước đối với Nga hay không, ai là người hứng chịu những hậu quả tồi tệ này ? )


 

tin tức liên quan