“Liên minh Châu Âu - Ngôi nhà chung và những dấu hiệu của sự sụp đổ.” – Góc nhìn sự kiện của Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 04:55 07/09/2022 Lượt xem: 193

LIÊN MINH CHÂU ÂU – NGÔI NHÀ CHUNG
VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỰ SỤP ĐỔ

Hoàng Văn Kính

 
       Trước khi Liên bang Nga phát động cuộc chiến tranh đặc biệt ở Ukraina, trên thế giới ít ai dám nghĩ Liên minh châu Âu ( EU ) một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế và quân sự, một ngôi nhà chung gồm 27 quốc gia thành viên châu Âu được liên kết và ràng buộc vững chắc bời hàng trăm văn bản quy định lại đang bên bờ vực của sự sụp đổ.
       Giai đoạn đầu cuả cuộc chiến tranh, EU đã thể hiện là một khối đoàn kết vững chắc, EU và NATO mạnh miệng tuyên bố họ đã đoàn kết, thống nhất nội bộ như chưa từng thấy trong nhiều thập kỉ qua, điều này ở thời điểm ấy là có cơ sở. Ngoài việc lên án Nga xâm lược trên mọi diễn đàn khu vực và quốc tế, họ còn cùng với Mỹ, khối NATO cùng một số nước khác đã tạo ra một làn sóng trừng phạt Nga chưa từng có tiền lệ với hơn 8.000 lệnh trừng phạt vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Nga, trong đó có cả thể thao, giải trí, chó mèo, cây cảnh… Chi viện hàng chục tỷ USD vũ khí các loại cho Ukraina với hy vọng mượn gió bẻ măng đánh gục, buộc nước Nga phải quy phục phương tây.
       Hơn 6 tháng của cuộc chiến tranh, tình hình chiến sự trên thực địa vẫn diễn biến phức tạp, 2 bên đang ở thế giằng co mặc dù phía Nga đã chiếm được khoảng 20% diện tích lãnh thổ Ukraina. Bị sức nóng của cuộc chiến tranh phả vào mặt, “ Bà đỡ” phương tây đã bắt đầu cảm thấy mỏi mệt, nội bộ trong ngôi nhà chung EU tưởng là vững chắc, vĩnh cửu bắt đầu phân rã, cãi vã và chia rẽ đến mức… khủng khiếp. Có nhiều mẫu thuẫn nỏi lên như: Việc cấm thị thực trên toàn EU với du khách Nga, việc phân bổ định lượng người nhập cư vào các nước thành viên EU.., nhưng đang nổi lên 3 vấn đề:
       Thứ nhất: Sự nhục mạ giữa 2 trụ cột châu Âu. Vương quốc Anh và Cộng hòa Pháp xoay quanh chủ đề: là bạn hay là thù?
       Tổng thống pháp Macron vừa lên tiếng rằng: Pháp và Anh sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng nếu 2 nước không thể nói liệu bên kia là bạn hay là thù. Chả là mới cách đấy vài ngày, bà đương kim ngoại trưởng Liz Truss ứng cử viên sáng giá cho chức Thủ tướng Anh nói với nhóm lãnh đạo của đảng Bảo thủ rằng: Nhóm của bà vẫn chưa xem xét liệu Tổng thống Pháp là bạn hay thù. Trước đó bà này cũng đã từng tuyên bố: Nếu thắng cử sẽ sẵn sàng bắn vũ khí hạt nhân thẳng vào Nga. Để tạo thêm sóng gió trước cuộc bầu cử vào đầu tháng 9, bà này còn nói: Nếu trúng cử bà sẽ đánh giá ông Macron bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.
       Căng thẳng giữa 2 quốc gia đứng đầu châu Âu đã xẩy ra trong hơn 5 năm đàm phán gay gắt quanh việc Vương quốc Anh rời khỏi EU. Sự việc trở nên trầm trọng với một loạt các tranh chấp trên eo biển Manche, bao gồm cả việc người di cư vượt biển bằng thuyền, giấy phép đánh cá và giao thức Bắc Ailen. Pari không tin tưởng London giữ lời, trong khi London lại tin rằng Pari chỉ quan tâm đến việc trừng phạt hậu Brexit. Hơn thế nữa trong cuộc xung đột ở Ucraina Pháp và Anh gần như đại diện cho 2 phe khác nhau, nếu Vương quốc Anh là đầu tầu chống Nga quyết liệt, phải hạ gục Putin thì quan điểm của Pháp lại hoàn toàn đối lập. Ông Macron cho rằng: Mặc dù cuộc chiến này dù có đi tới đâu thì cũng không thể làm ông Putin bẽ mặt, không thể hạ nhục nước Nga. Nhiều cựu quan chức ngoại giao cấp cao và cựu Bộ trưởng Pháp đã lên án phát biểu của bà Liz Trus cho rằng một người có khả năng trở thành Thủ tướng Anh chê bai một đồng minh quan trọng là vô trách nhiêm và sẽ gây thiệt hại hơn cho mối quan hệ giữa 2 nước. Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, ứng cử viên tiềm năng cho chức Thủ tướng Anh việc xúc phạm Tổng thống Pháp, pha trò rẻ tiền để ghi điểm rõ ràng là vô trách nhiệm và người duy nhất ở châu Âu thích nghe cuộc khẩu chiến này là ông V.Putin.
       Thứ hai: Bên cạnh đó, sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Ba Lan và Đức cũng đang gióng lên hồi chuông về sự khủng hoảng trong nội bộ khối EU.
       Các bộ não trong đảng cầm quyền ở Ba Lan đã công khai cho rằng: Nga là kẻ thù dễ đối phó còn phương tây mà cụ thể là Đức thì mới là kẻ thù nguy hiểm hơn nhiều. Một nghị sỹ trong đảng cầm quyền Ba Lan đã nói về mối quan hệ giữa Ba Lan với liên minh Châu Âu như sau: Tôi tin rằng mối đe dọa đối với chủ quyền của chúng ta đến từ phía Tây lớn hơn từ phía Đông. Một chính trị gia khác được hỏi cũng cho rằng: Tôi tin rằng mối đe dọa với Ba Lan đến từ 2 hướng, phương Tây - hiểu theo nghĩa rộng là Đức với các khu vực lân cận còn phương Đông là Nga. Đức và Nga cả 2 nước đều luôn coi Ba Lan thuộc phạm vi ảnh hưởng của mình. Ba Lan đã tức giận vì EU không cấp cho họ một tấm séc trắng với lí do đã nhiều lần đi ngược lại, làm hỏng các quy định của EU. Gần đây Ba Lan đã tuyên bố: Nêu EU không hoàn thành các nghĩa vụ của mình với Ba Lan thì chúng tôi cũng không có lí do gì để thực hiện các nghĩa vụ của mình với EU, đồng thời tuyên chiến: Ba Lan sẽ nổ súng với phương châm “1 cái răng đổi lấy 1 cái răng ”. Thủ tướng Balan còn mạnh miệng hơn cho rằng Đức là chủ nghĩa đế quốc trong EU, EU không nên là một đế chế cho căn cứ thứ tư của Đức, đồng thời lên án Ủy ban EU chỉ là một con tốt cho việc Đức muốn phục thù Ba Lan. Thực ra Ba Lan đã công khai tuyên chiến với Đức từ lâu trên mặt trận truyền thông và họ đang khiến cả châu Âu phải bối rối khi giở lại lịch sử hơn 80 năm trước ( trong cuộc chiến tranh thế giới lần II ) để tính sổ với Đức trong món nợ máu mà họ nói không đòi thì không còn thể diện quốc gia. Tổng trị giá của món nợ ấy là 1.320 tỷ USD vì những thiệt hại do Đức quốc xã gây ra, mặc dù việc này đã được 2 chính phủ giải quyết xong từ năm 1953 bằng việc Ba Lan từ bỏ yêu cầu bồi thường.
        Quả này thì căng rồi, người Balan chưa bao giờ quên được nỗi nhục và mối thâm thù với người Đức mặc dù họ đang sống chung trong một ngôi nhà.
       Thứ ba: Trước chiến tranh với Ukraina ( 24-2-2022 ) Nga là nhà cung cấp khoảng 41,1% khí đốt tự nhiên, 36,5% lượng dầu thô và 19,3 % than đá cho châu Âu. Trong đó các nước Đông-bắc Âu như Latvia hay Phần lan… phụ thuộc gần 100%...
       Trong số hơn 8.000 gói trừng phạt đánh vào Nga, gói trừng phạt nặng lượng, nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Nga là đòn “ khủng khiếp” nhất với hy vọng nền kinh tế Nga sẽ nhanh chóng sụp đổ, nước Nga sẽ sớm phải đầu hàng. Tuy nhiên ngay từ đầu Hungari và Bỉ đã không đồng tình.
       Gói đề xuất các nước EU tự nguyện cắt giảm 15% nhu cầu khí đốt trong mùa đông này đã không nhận được sự đồng thuận. Ngoài Hungari, cả Italia, Hylap, Bồ đào nha, Balan, CH Cyprus…cũng lên tiếng phản đối. Mùa đông đang đến gần, giá điện ở Đức, Pháp…đã tăng lên gấp 10 lần so với cùng kì năm trước, các kho dự trữ khi đốt đang cạn kiệt. Không “ chịu được nhiệt”. Bulgari một trong những kẻ hung hăng nhất trong cấm vận đã phải quay xe, cầu cứu để mua lại khí đốt Nga. Nhưng việc Hà lan cũng muốn mua lại khí đốt Nga có thể là một đòn giáng mạnh gây chia rẽ lớn trong nội bộ EU bởi vị thế chính trị và địa lí của quốc gia này. Chỉ trong vòng một tuần đã có 2 thực thể vẫy cờ trắng trong cuộc chiến chống khí đốt Nga với hình thức chấp nhận thanh tóa bằng đồng tiền Nga để được nhận khí đốt.. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, việc Nauy “ cưỡng bức dòng điện ”, hạn chế đáng kể nguồn cung điện được xem là vấn đề rất nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, Hà Lan và Anh những nước đã nhập khẩu lượng điện đáng kể từ Nauy trong suốt nhiều thập kỉ qua. Động thái trên đã bị Brussels coi là “ bước đi chưa từng có, nguy hiểm và mang tính dân tộc chủ nghĩa ở mức cao ”. Họ cho rằng: sự thống nhất ( EU ) đang bị phá hủy bởi một quốc gia láng giềng chứ không phải từ Nga.
       Theo dự báo của Bloomberg Nga vẫn kiếm được doanh thu khủng khoảng 321 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng ( tăng thêm 1/3 so với năm 2021). Chống Nga chưa biết kết cục sẽ đi về đâu, nhưng châu Âu lại đang phải chứng kiến một cuộc đại khủng hoảng trong lòng mình. Thế giới được chứng kiến ngôi nhà chung châu Âu đang bị bong tróc, vỡ lở từng mảng. Chính phủ Anh và Bungari đã bị xụp đổ, Italia xắp phải bầu lại chính phủ mới, người dân Đức và Công hòa Séc đang xuống đường đòi Thủ tướng nước này phải ra đi! Tất cả chỉ vì thiếu năng lượng do cấm vận Nga dẫn đến giá cả tăng phi mã, lạm phát tăng chóng mặt, đời sống của người dân gặp vô vàn khốn khó. Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron đã phải chua chát nhận định về bản thân nước Pháp và phương Tây: “ Thời kì no đủ đã chấm dứt”. Trong khi châu Âu đang loay hoay với sự thiếu hụt khí đốt trầm trọng thì nước Nga quyết không bán cho các nước “ thiếu thân thiện” đã đốt bỏ 4,34 triệu m3, trị giá hơn 10 triệu USD mỗi ngày. Luật nhân quả đang được Nga vận dụng triệt để.
       Đúng như câu ngạn ngữ: Trạng chưa chết, chúa đã băng hà! Địa chấn đang rung chuyển trong ngôi nhà chung châu Âu.

 
 
Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội

tin tức liên quan