Những điều ấn tượng tại FIFA World Cup 2022 .TG: Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 10:29 23/12/2022 Lượt xem: 722
 
 
Những điều ấn tượng
tại FIFA World Cup 2022 .

Hoàng Văn Kính
 
       Sau một tháng ăn bóng đá, ngủ bóng đá World Cup 2022 đã kết thúc với 32 đội tham dự, được chia thành 8 bảng với 64 trận đấu và chiến thắng cuối cùng với chiếc Cup vàng đã thuộc về những chiến binh Acgentina. Ngoài cái hay cái đẹp giải lần này còn để lại nhiều ấn tượng và sự khác biệt so với các kì World Cup trước. Lần đầu tiên ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức vào mùa đông tại đất nước Qatar nhỏ bé, với diện tích khiêm tốn chỉ: 11.571 km2, số dân: 3 triệu người, có nền bóng đá chưa phát triển ( xếp thứ 48 thế giới ) chỉ có 8 sân vận động ( ít nhất trong lịch sử các kì World Cup ). Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử tất cả các châu lục trên thế giới đều có đại diện góp mặt tại vòng 1/16. Sau giải đấu này, từ kì giải sau ( 2026 ) số đội tham dự sẽ là 48 ( tăng thêm 16 đội), dự kiến tổng cộng sẽ có 80 trận đấu.
 
       Để có thể tổ chức thành công giải đấu lần thứ 22 này, Qatar đã phải chuẩn bị 10 năm với khoản đầu tư khổng lồ 220 tỷ USD ( vượt GDP dự kiến năm 2022 của nước này là 180 tỷ USD ) và cũng là chi phí đắt đỏ nhất trong lịch sử các kì World Cup. Giải tốn kém thứ 2 tại Brazil năm 2014 nước chủ nhà đã đầu tư 15 tỷ USD. Tại World Cup 2018 nước Nga chỉ chi có 11 tỷ USD. Tương ứng với đó giá vé vào xem một trận đấu cũng đắt đỏ nhất thế giới. Vé loại 1 cho trận khai mạc là: 618 USD, trận chung kết là: 1.607 USD, đắt hơn từ 12 % đến 46% so với loại vé tương tự tại World Cup 2018 tại Nga.
 
       Tại giải đấu lần này, FIFA lần đầu tiên giới thiệu công nghệ “Việt vị bán tự động”. Công nghệ này sử dụng 12 camera theo dõi chuyên dụng gắn bên dưới mái sân vận động để theo dõi chuyển động của quả bóng và 29 điểm dữ liệu của từng cầu thủ, với tốc độ phân tích 50 lần mỗi giây qua đó tính toán vị trí chính xác của cầu thủ trên sân. Trong quả bóng có một bộ cảm biến để truyền dữ liệu 500 lần mỗi giây đến phòng VAR. Hai công nghệ này kết hợp theo dõi chuyển động của từng cầu thủ và thời điểm bóng rời chân chính xác bằng trí thông minh nhân tạo. VAR sẽ nhận được cảnh báo nếu hệ thống phát hiện việt vị, từ đó xem lại tình huống theo cách thủ công, sau đó tư vấn cho trọng tài chính. Theo ước tính công nghệ này sẽ cắt giảm thời gian đưa ra quyết định từ mức trung bình 70 giây xuống còn 20 đến 25 giây.
 
       Trận chung kết giữa tuyển Pháp và Acgentina được đánh giá là trận đấu hay nhất trong lịch sử các kì World Cúp với 6 bàn thắng chia đều cho 2 đội ở cả 2 hiệp chính và 2 hiệp phụ buộc 2 bên phải định đoạt thắng thua bằng loạt penanty định mệnh và Acgentina đã chiến thắng vối tỷ số đá 4-2. Giải năm nay cũng ghi nhận kỉ lục thời gian bù giờ trong lịch sử, tổng cộng đã có hơn 3h bù được cộng vào các trận đấu, một con số tương đương hơn 2 trận bóng. Trận đấu giữa tuyển Anh và Iran có thời gian bù giờ tới 30 phút; trận đấu với Senegan, Hà Lan đã hạ nốc ao đối thủ ở phút bù giờ thứ 8 của hiệp 2. Giải lần này cũng ghi nhận số lượng cổ động viên tới sân cao kỉ lục với tổng cộng 2,45 triệu lượt người, cao hơn mức 2,17 triệu tại giải đấu ở Nga năm 2018. Tỷ lệ 96% khán giả đã lấp đầy các sân vận động. Kể từ giải 1994 đến nay, trận đấu giữa Acgentina và Mexico có số lượng cổ động viên lập kỉ lục 88.966 người.
 
       Hậu vệ tuyển Pháp: Hemandez là người ghi bàn thắng sớm nhất trong lịch sử World Cúp ở phút thứ 5 của hiệp 1 vào lưới tuyển Maroc . 6 đội tuyển có giá trị đội hình siêu giầu ước tính vượt mốc 1 tỉ euro gồm Anh (1,499 tỉ euro), Brazil (1,455 tỉ euro), Pháp (1,337 tỉ euro), Tây Ban Nha (1,201 tỉ euro), Bồ Đào Nha (1,154 tỉ euro) và Đức (1,020 tỉ euro), nhưng chỉ duy nhất đương kim vô địch Pháp duy trì được sức mạnh và màn trình diễn ấn tượng để góp mặt ở bán kết. Ngược lại 3 đội bóng khác tiến được vào tốp 4 đội mạnh nhất thế giới lại sở hữu đội hình có tổng giá trị hết sức khiêm tốn, đó là Argentina (748 triệu euro, xếp hạng 8/32 đội), Croatia (478 triệu euro, hạng 11) và Morocco (315 triệu euro, hạng 17). Tổng giá trị đội hình của 3 đội này = 1,541 tỉ euro - chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với tuyển Anh (1,499 tỉ) hay tuyển Brazil (1,455 tỉ). Ở giải năm nay 4 có ông lớn đã bị các đội bóng dưới cơ hạ gục: Acgentina thua Saudi Arabia 1-2, Đức thua Nhật Bản 1-2, Tuynisia thắng Pháp 1-0, Nhật Bản thắng Tây ban nha 2-1. Hàn Quốc thắng Bồ đào nha 2-1. Youssef En-Nesyri đã thành người hùng của một quốc gia và gần như của lục địa khi anh đánh đầu ghi bàn thăng quyết định vào lưới Bồ Đào Nha giúp Morocco trở thành đội bóng châu Phi đầu tiên trong lịch sử lọt vào bán kết World Cup. Anh đã thiết lập kỷ lục nhảy cao nhất từ trước tới nay với cú bật 2,78m phá rất sâu kỉ lục trước đó của Ronaldo là 2,5m
 
       Ở vòng tứ kết trận đấu giữa Acgentina và Hà Lan trọng tái Antonio Mateu Lahoz đã phải rút ra tới 19 thẻ vàng, phá kỉ lục các kì World Cup trước. khiến trận đấu được bù giờ tới 11 phút và Hà Lan đã gỡ hòa ở những giây cuối cùng của phut bù giờ. Trong trận này trọng tài đã rút ra 2 thẻ dành cho HLV tuyển Argentina Lionel Scaloni và trợ lý của ông Walter Samuel. Hậu vệ tuyển Hà Lan Denzel Dumfries là cầu thủ duy nhất bị 2 thẻ vàng trong loạt sút luân lưu, thành 1 thẻ đỏ. Tỷ lệ những cú sút penalty không thành công ở World Cup 2022 cao đến đáng ngạc nhiên. Trước vòng tứ kết, trong tổng số 31 cú sút từ chấm 11m được thực hiện thì đã có 42% không đưa được bóng vào lưới, tức là chỉ có 58% các cú sút thành công, ở kỳ World Cup trước, tỷ lệ thành công này là 71%. Ở vòng 1/8, cả Nhật Bản và Tây Ban Nha đều gục ngã ở loạt sút luân lưu, tổng số cú sút thành công từ chấm 11m của hai đội này trong hai loạt luân lưu là con số… 1! Theo thống kê 35% số cú phạt đền bị thủ môn cản phá thành công. Có 14 lần các cầu thủ đá phạt đền trúng khung thành đối phương nhưng chỉ có 9 lần thành bàn thắng. Đã có 5 cú đá phạt đền bị các thủ môn chặn lại. 4 năm trước ở Nga, tỷ lệ các thủ môn ngăn chặn thành công penalty của đối thủ là 13,6% (với 3 lần sau 22 cú đá). Trước nữa, vào năm 2014, tỷ lệ các thủ môn cản phá penalty thậm chí chỉ là 10% (1 lần cứu thua sau 10 lần thực hiện). Có thể nói sự cản phá thành công các quả phạt đền là một kì tích của các thủ môn.
 
       Ở giải đấu lần này Ronaldo trở thành cầu thủ châu Âu đầu tiên ra sân ở 10 giải đấu lớn liên tiếp (World Cup 2006, 2010, 2014, 2018, 2022; EURO 2004, 2008, 2012, 2016, 2020) và là cầu thủ đầu tiên ghi bàn ở cả 5 kỳWorld Cup khác nhau, vượt qua Messi, Pele, Klose ( 4 kì ). Anh chỉ ghi được 1 bàn thắng trong trận đấu với Ghana và không kiến tạo được bàn thắng nào, siêu sao này được xếp vào đội hình kém nhất giải. Với 8 bàn thắng và 2 kiến tao Mbappe của tuyển Pháp thành người hùng ghi được nhiều bàn thắng  hất giải, tiếp đến là Messi của Acgentina với 7 bàn và 3 kiến tạo; Olivier Giroud của Pháp với 4 bànthắng không có quả kiến tạo. Với chiếc Cúp Vàng trong tay Acgentina lần thứ 3 đăng quang ngôi vô địch, tuyển Pháp bỏ lỡ cơ hội lần thứ 3 vô địch đành lòng với chiếc Cúp Bạc và Croatia mất vị trí thứ 2 ngậm ngùi với chiếc Cúp Đồng.
 
       Với những ấn tượng khó quên và lòng mến khách của nước chủ nhà cùng với công tác tổ chức khoa học, chặt chẽ World Cup 2022 đã được dư luận đánh giá là giải đấu thành công nhất trong lịch sử các kì World Cup.


Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội
tin tức liên quan