"Hiểu thêm về cái lí khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina." - Góc nhìn sự kiện của Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 06:53 31/03/2023 Lượt xem: 131


Hiểu thêm về cái lí khi Nga phát động
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina.

Hoàng Văn Kính
 
       Chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động tại Ukraina đã bước sang ngày thứ 400. Cuộc chiến tiếp tục kéo dài “ ngoài sức tưởng tượng”, khi mà cả 2 bên đều phải gánh chịu những tổn thất nặng nề thì dư luận cũng có sự phân hóa ngày cáng sâu sắc, có không ít ý kiến, quan điểm xem xét, đánh giá “ tiền hậu bất nhất” , trong đó có cả những tai to, mặt lớn quay ngoắt 180 độ. Những bài ca ấy nghe ná ná như thế giới từng chĩa mũi dùi vào Việt Nam  khi chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng, đem quân tiêu diệt bọn Khơ me đỏ, tiêu diệt họa diệt chủng  mang lại sự bình yên cho cả người dân Việt Nam và người dân Capuchia.
       Trong một thế giới mở, mỗi sự kiện xẩy ra, mỗi người đều có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, đâu là phải đâu là trái ai cũng có cái lí của họ và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina cũng không là một ngoại lệ. Sau khi Nga đưa quân vào Ukraina, LHQ đã tiến hành 5 cuộc bỏ phiếu lên án, kêu gọi Nga rút quân, có khoảng 140 quốc gia ủng hộ, khoảng 40 quốc gia bỏ phiếu trắng và 5 quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số khoảng 140 nước bỏ phiếu thuận, chỉ có khoảng 46 quốc gia và vùng lãnh thổ  chủ yêu thuộc khối NATO và EU ( ngoài ra còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và Newzelan ) theo chân Mỹ thực hiện các lệnh trừng phạt cấm vận Nga, còn lại vì sợ Mỹ, ngại Mỹ mà đánh võ mồm.
       Ngay từ đầu cuộc chiến đã có 2 luồng ý kiến tranh cãi trái chiều: Đấy là  cuộc chiến tranh xâm lược hay một cuộc chiến tranh tự vệ chính đáng. Chúng ta đều biết sau chiến tranh thế giới thứ II, NATO được hình thành để làm đối trọng với khối Hiệp ước  Warszava. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, khối Warszava đã tự giải thể nhưng NATO vẫn tồn tại và không ngừng mở rộng về phía đông. Liên-Xô đã làm đơn xin gia nhập NATO nhưng bị từ chối, trong khi đó họ lại kết nạp thêm 15 thành viên mới thuộc khối Warszava trước đó với lí do được viện dẫn tại một điều khoản của Hiệp ước Helsinki quy định: các quốc gia được tự do lựa chon liên minh nhưng không được gây thiệt hại cho các quốc gia khác. Do các quốc gia mới được kết nạp vào NATO không công khai coi Nga là quốc gia thù địch và không có chủ trương chống Nga nên Maxcova không có lí do gì để phản đối. Nhưng trường hợp của Ukraina lại khác, chính quyền tân phát xít do Mỹ dựng lên và kiểm soát sau cuộc đảo chính năm 2014 đã công khai coi Nga là quốc gia thù địch và Mỹ đã coi Ukraina là đồng minh ngoài NATO, họ đã tiến hành hàng chục cuộc tập trận cùng chung một kịch bản đối đầu với Nga, trong đó có cuộc tập trận hải quân năm 2021 với sự tham gia của 40 quốc gia trong và ngoài NATO, ngoài ra Mỹ còn xây dựng 41 phòng thí nghiệm sinh học và 10 trung tâm huấn luyện quân sự ở quốc gia này. Trong bối cảnh đó, ngày 15-12-2011 Nga chính thức chuyển cho Mỹ và NATO bản dự thảo Hiệp ước bảo đảm an ninh Nga-Mỹ và Nga-NATO để xây dựng cấu trúc an ninh chung công bằng, bền vững và ổn định lâu dài, trong đó có đề xuất Ukraina phải là quốc gia trung lập, không phát xít hóa, tham gia NATO…
        Sau 3 ngày đàm phán Mỹ và NATO bác bỏ mọi đề xuất của Nga, họ ngụy biện: bất kì quốc gia nào cũng có quyền tự do lựa chọn liên minh. Phía Nga cho rằng Mỹ và NATO đã vi phạm nguyên tắc cơ bản trong các hiệp định nói trên, trong đó có điều khoản: Các quốc gia có quyền lựa chọn liên minh nhưng không được làm phượng hại đến an ninh của các quốc gia khác, điều khoản này dựa trên cơ sở  pháp lí đã được thế giới công nhận. Như vậy lập luận của Mỹ chỉ dựa vào phần đầu của điều khoản, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ tai Geneva còn ngạo mạn tuyến bố: Vì Nga là kẻ chiến bại trong chiến tranh lạnh nên không thể đưa ra bất cứ yêu cầu nào với Mỹ là bên chiến thắng. Trong cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Pháp Macron ngày 8-2-2022 ở Điện kremli, Tổng thống Nga nêu tình huống: Một khi Ukraina gia nhập NATO và chính quyền Kiep sử dụng vũ lực tái chiếm Crưm dĩ nhiên Nga sẽ đáp trả và khi đó chiến tranh giữa Nga và NATO sẽ bùng nổ, chính vì lẽ đó mà Nga đã yêu cầu Mỹ không kết nạp Ukraina nhằm tránh cho châu Âu lâm vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ III. Vì đề xuất của Nga không được chấp nhận,  giải pháp cuối cùng bắt buộc Nga phải phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24-2-2022.
       Thứ hai: Về cơ sở pháp lí của Nga sát nhập Crimea, theo các văn kiện chính sách của chính quyền Kiev do lực lượng tân phát-xít kiểm soát sau cuộc đảo chính tháng 2 - 2014, Ukraina sẽ thực hiện chính sách diệt chủng với khoảng 30% dân số nước này là người gốc Nga, nhiều nhân vật trong chính quyền mới ở Ukraina coi người Ukraina gốc Nga là rác sinh học cần phải loại bỏ. Đứng trước hiểm họa này và căn cứ vào quyền tự quyết của các dân tộc được ghi trong Hiến chương LHQ, ngày 16-3-2014, chính quyền Crưm và Sevastopol đã tổ chức trưng cầu dân ý trong đó có trên 97% bỏ phiếu ủng hộ ý nguyện tách ra khỏi Ukraina, sát nhập vào Nga 
       Thứ ba: Tương tự như người dân Crưm đứng trước hiểm hoa diệt chủng của chính quyền tân phát xít, 2 tỉnh Cộng hòa nhân dân Donest và Luhans  nơi có đa số người Ukraina gốc Nga định cư lâu đời, ngày 11-5-2014 đã tổ chức trưng cầu dân ý, kết quả có 89% bỏ phiếu ủng hộ và chính quyền ở cả 2 tinh này tuyên bố thành lập Cộng hòa nhân dân xưng. Ngày 24-6-2014 chính quyền ở đây bầy tỏ nguyện vọng trở về Nga, nhưng Tổng thống Putin chưa chấp nhận vì vẫn hy vọng sẽ tiếp tục duy trì nhà nước Ukraina theo hình thức Liên bang theo thỏa thuận MinsK được kí kết năm 2014 dưới sự bảo trợ của Nga, Pháp, Đức, sau đó được Đại Hội đồng LHQ xác nhận là cơ sở pháp lí duy nhất để giải quyết khủng hoảng Ukraina. Tuy nhiên ngay sau đó, Kiev đã xé bỏ thỏa thuận này, liên tục pháo kích vào 2 nước Cộng hòa này, sát hại gần 14.000 người. Từ 2014 đến năm 2021 Nga đã gửi đến LHQ 3.000 trang tài liệu thu thập bằng chứng về các tội ác của chính quyền tân phát xít ở Ukraina đối với người Nga ở đông Ukraina, nhưng các cơ quan chuyên trách ở cái tổ chức này đã phớt lờ. Về sau chính  bà Mecken, ông Howlan và cựu Tổng thống Ukraina Prosenko đã thú nhận: Mỹ và NATO chỉ lợi dụng thỏa thuận Minsk để câu giờ nhằm tái tổ chức lại quân đội và Nhà nước Ukraina làm công cụ để sau này tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống Nga. 
       Thứ tư: Về bản chất tân phát xít của chính quyền Kiev,  sau khi Ukraina tuyên bố độc lập vào năm 1991, thông qua các tổ chức phi Chính phủ giới tài phiệt Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD để tiến hành nhiều công trình nghiên cứu lịch sử và biên soạn sách giáo khoa theo hướng xuyên tạc hoàn toàn lịch sử hình thành và phát triển, bài xích người Nga, cấm dậy tiếng Nga trong các trường học, đập phá các tượng đài…coi người Nga là man rợ, dã man và xâm lược cần phải bị tiêu diệt bởi vậy nên hơn 30 năm qua ở Ukraina đã hình thành một thế hệ nuôi lòng thù hận với nước Nga, họ đóng vai trò then chốt trong các lực lượng vũ trang Ukraina. Họ tung hô tên phát xít Sephanbendera đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức trong thế chiến II chống lại Hồng quân Liên-xô nhằm mục đích âm thầm phát xít hóa. Trong cuộc bạo loạn chính tri năm 2014 Mỹ và NATO sử dụng các lực lượng tân phát xít làm nòng cốt, về sau chính bà thứ trưởng ngoại giao Mỹ Nuland cho biết: Mỹ đã đầu tư vào đấy khoảng 5 tỷ USD để chuẩn bị cho cuộc đảo chính này.

       Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự tai Ukraina, ông Zelenski đã thẳng thừng bác bỏ thỏa thuận Minsk, cơ quan tình báo Nga đã phát hiện âm mưu của Ukraina với sự giúp đỡ của Mỹ, NATO sẽ phát động chiến dịch quân sự bất ngờ với quy mô lớn nhằm vào Donest và Luhans vào sáng sớm ngày 25-2-2022. Nếu chiến dịch này thành công, Ukraina sẽ thừa thắng xông lên đánh chiếm Crưm.
       Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố rằng: Nước Nga không thể mắc sai lầm một lần nữa và ông nhắc lại sự kiện trước khi tấn công nước Nga, gây ra thế chiến thứ II Đức quốc xã đã  đơn phương xe bỏ “ Hiệp ước không tấn công lẫn nhau” được kí ngày 23-8-1939 giữa Molotov ngoại trưởng Nga và ngoại trưởng Đức Ribentrov cũng giống như việc ông Zelenski thẳng thừng bác bỏ thỏa thuận Minsk  như một lời tuyên chiến trước với nước Nga. Và cái gì phải đến đã đến.

 
Hoàng Văn Kính
(CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội)

 


tin tức liên quan