“Ai đứng sau vụ thảm án ở Đăk Lắk” – Góc nhìn sự kiện của Hoàng Văn Kính
AI ĐỨNG SAU VỤ THẢM ÁN Ở ĐĂK LẮC
Vào sáng sớm ngày 11-6, tại địa bàn huyện Cư Kuin thuộc tỉnh Đăk Lắc, một số người chưa xác định danh tính gồm 2 nhóm, nhóm thứ nhất khoảng 10 tên và nhóm kia khoảng 30 tên được trang bị súng và dao găm đã tấn công vào trụ sở Công an, trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, xả súng vào bất kì ai mà chúng nhìn thấy làm chết và bị thương một số cán bộ xã, công an xã và người dân địa phương. Sau khi gây án, nhóm đối tượng này đã ra quốc lộ chặn xe ô tô, giết hại luôn 2 người dân vô tội và cướp luôn xe tẩu thoát, trong quá trình chạy trốn chúng còn xả súng bừa bãi vào những người dân đang đi hai bên đường.
Đây là khu vực có nhiều phức tạp về an ninh và trật tự. Từ năm 2000 đến 2006, tại xã Ea Ktur có một tổ chức tôn giáo tên là Ami Sara canh tân đặc sủng đã liên tục có những hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước, lôi kéo người dân cùng tham gia, bên cạnh đó còn có rất nhiều hội nhóm được vũ trang đầy đủ lấy danh nghĩa đi săn thú và bảo vệ đất đai. Đến năm 2013 tà đạo này lại tiếp tục kích động dân chúng bằng cách thành lập Hệ phục hưng, kêu gọi người dân rời bỏ các tôn giáo chính thống và trang bị vũ trang để lật đổ Chính quyền. Thế lực hắc ám nhất đứng sau bọn này chính là tổ chức Fulrô.
Có thể khảng định vụ việc vừa xẩy ra ở Đắc-Lăk là hành động khủng bố nhằm phá hoại đất nước ta từ bên trong. Cư Kuin vốn là một huyện được tách ra từ huyện Krông A Na và thành phố Buôn- mê- Thuật. Còn nhớ năm 1975 khi đất nước ta vừa thống nhất, ở đây mỗi khi mặt trời lặn người dân phải đóng kín cửa và luôn thủ sẵn vũ khí để bảo vệ bản thân và gia đình trước một tổ chức phản động có tên gọi là Fulrô, bọn chúng sẵn sằng giết ngươi và cướp của bất cứ lúc nào chúng muốn. Giờ đây nó lại một lần nữa nhen nhóm để rồi gây ra vụ thảm án trên.
Fulrô là gì và ai đang đứng sau nó?
Tiền thân của tổ chức này ra đời từ thời đất nước ta chưa sạch bóng quân xâm lược. Dưới chế độ cũ vào ngày 1-5-1958 một số tri thức ở Tây Nguyên đã thành lập ra một tổ chức mang tên Bajalaka tiền thân của Ful rô ngày nay (năm 1964 Bajalaka chính thức đổi tên thành Fulrô là tên viết tắt của cụm từ: Mặt trận thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức). Với tôn chỉ: Kết nối các sắc tộc được cho là mạnh nhất và sinh sống lâu đời nhất ở Tây Nguyên thời đó là người Ba-na, người Gia-lai, người người Ê-đê và người Kơ-ho. Bajalaka là chữ viết tắt của 4 dân tộc đó, để chống phá các Chính quyền đương nhiệm, ngày xưa là Chính quyền Ngô Đình Diệm và sau đó là chống Cộng sản. Sau ngày đất nước ta thống nhất Fulrô bị truy quét buộc chúng phải tháo chạy sang Cam-pu-chia.
Sự hình thành của tổ chức này chính là sự kích động từ bên trong, đứng lên đấu tranh cho cái mà họ gọi là tự do theo theo kiểu phương Tây. Ngay từ đầu họ đã muốn thành lập một khu vực độc lập trực thuộc khối Liên hiệp Pháp, thực ra là hoạt động dưới sự điều khiển của thực dân Pháp, tuy nhiên nó đã bị Mỹ và chế độ Việt Nam cộng hòa đàn áp thẳng tay nhưng không xóa bỏ mà chưng dụng như một cộng cụ để ổn định khu vực Tây Nguyên. Vào ngày 20-9-1964 tại Cam-pu-chia tổ chức Fulrô được những người Mỹ chia thành 4 nhóm nhỏ: Mặt trận giải phóng cao nguyên (hay Ful rô thượng); thứ hai là Mặt trận giải phóng Champa; thứ ba Mặt trận giải phóng Cam-pu-chia Crom (Ful rô Khơ-me hạ) và Mặt trận giải phóng Cam-pu-chia Bắc (Ful rô Khơ me Thượng). Như vậy rõ ràng tổ chức này đang sống dưới sự bảo trợ của người Mỹ và đang có mặt ở khắp vùng Tây Nguyên. Sau ngày đất nước ta thống nhất, mãi đến năm 1992 qua bao gian nan, vất vả, hy sinh các lực lượng vũ trang và nhân dân ta mới quyét sạch tận gốc bọn Fulrô ở Việt Nam. Lúc đó ở Cam-pu-chia có 407 tên đã chủ động ra đầu hàng lực lượng Giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc và sau đó chúng được đưa sang Mỹ tỵ nạn chính trị, sống tập trung tại bang Colorado. Một vở kịch do người Mỹ dựng lên để nhen nhóm hy vọng đến một ngày nào đó quay trở về chống phá Việt Nam.
Âm mưu và sự nham hiểm của chúng là biến hành động phá hoại này thành yếu tố có bàn tay của Trung Quốc, tạo ra sự hoài nghi trong công chúng, đẩy mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc lên mức căng thẳng, dần dần biến Việt Nam thành một Ukraina thứ hai. Đấy là về đối ngoại còn trong đối nội với rất nhiều những thông tin sai trái, xuyên tạc sự thật chúng hòng gây hoang mang trong dư luận, hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng, của Chính quyền các cấp, tạo sự hoài nghi, chia rẽ tiến tới một cuộc cách mạng mầu ngay từ bên trong.
Vụ việc này đang được các thế lực chống phá tung hô, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Ngày nay đọc báo không phải chỉ để lấy kiến thức và sự thật mà còn phải dùng kiến thức của mình để phân tích, thẩm định xem những gì được tung lên các phương tiện truyền thông có đúng sự thật hay không. Đừng bao giờ dễ dãi đặt cảm xúc theo những trào lưu vô bổ, giật gân, thiếu căn cứ, thiếu cơ sở. Chúng đang lợi dụng, biến sự kiện này thành một hiện tượng lập lờ trắng đen reo rắc sự hoài nghi trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Hãy tỉnh táo, cảnh giác đừng tự biến mình thành kẻ tuyên truyền không công cho các thế lực phản động, chống đối.
Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội