“Hiểu thêm về ngành điện trong những ngày mất điện” – Góc nhìn sự kiện của Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 06:25 30/06/2023 Lượt xem: 108


HIỂU THÊM VỀ NGÀNH ĐIỆN
TRONG NHỮNG NGÀY MẤT ĐIỆN

 
          Có tìm hiểu, mặc dù cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi mới thấy cái ngành điện lực này như một mê cung, quá nhiều ngóc ngách, nhiêu khê, rối rắm, có cảm giác như đây là sân nhà của một số ít quan chức và họ có toàn quyền tự tung tự tác.
         EVN là chữ viết tắt của Tập đoàn điện lực Vệt Nam, là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Bộ Công thương do Nhà nước làm chủ sở hữu. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, điều độ, mua bán điện năng, xuất nhập khẩu điện, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện. đầu tư xây dựng và sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện lưới phân phối, điều độ vận hành điện lưới quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như, đảm bảo cung cấp điện theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam.
          Làm ăn thì bết bát, thua lỗ, điện bị cắt vô tội vạ dân oán thán, doanh nghiệp kêu trời… bê bối là vậy nhưng thu nhập của giới lãnh đạo vẫn đều đều tăng cao, chẳng ai bị sờ gáy, chẳng ai tự nguyện từ chức, ngược lại EVN còn được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới đúng vào dịp kỷ niệm 66 năm Ngày Truyền thống ngành Điện Việt Nam (21/12/1954-21/12/2020).
         Nhiều câu hỏi đang được đặt ra: Tại sao bao nhiêu năm nay EVN vẫn không cân đối được nguồn điện?; tại sao ngành điiện bao nhiêu năm nghiên cứu đầu tư, khai thác, có cả những chiến lược phát triển và những tài năng trẻ thăng tiến nhanh mà luôn báo lỗ hàng ngàn tỷ mỗi năm?; EVN vẫn đang trực tiếp quản lí, khai thác một số nhà máy điện cơ bản đã hết khấu hao tại sao lại lỗ?; tại sao một cường quốc về điện gió và điện mặt trời nhưng tỷ trọng điện tái tạo trong cơ cấu điện chỉ chiếm khoảng 26%; mặc dù năm nào cũng báo lỗ nhưng các đơn vị trực thuộc lại báo lãi trong đó có Công ty gửi ngân hàng gần 4 ngàn tỷ đồng, thậm chí có công ty gửi đến gần 10 ngàn tỷ đồng, cả các doanh nghiệp bán điện cho EVN cũng đều có lãi lớn? Lấy tiền đâu và ai cho phép họ đầu tư ngoài ngành vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán không đúng quy định hơn 1.900 tỷ đồng v.v… Lấy tiền đâu để xây dựng nhà phồ, bể bơi, sân tenit…Trong công tác đào tạo tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh cho 164 cán bộ thuộc EVN, họ đã chi 1,648 triệu USD, cùng các chi phí  khác gần 500 triệu đồng, vậy mà bằng Thạc sĩ do nước ngoài cấp lại không được Nhà nước của Việt Nam công nhận!
Làm ăn thì bết bát nhưng thu nhập của giới lãnh đạo cửa tập đoàn này thì trên trời. Theo tờ trình của EVN tiền lương năm 2020 EVN tăng mạnh tiền lương cho 14 cán bộ chủ chốt với tổng mức là 10,752 tỷ đồng, tương đương 64.577.000 đ/tháng, tăng 37% so với mức năm 2019 là 47.173.000đ. Người được hưởng mức lương cao nhất trong năm tất nhiên là ông Dương Quang Thành Chủ tịch Hội đồng thành viên là 864.000.000đ, cao hơn mức  630.750.000đ của năm 2019. Tiếp theo là ông:Trần Đình Nhân Tổng giám đốc EVN được nhận: 840.000.000đ, cao hơn 227.000.000đ,  so với năm 1999 là 623.000.000đ. Nhóm nhận mức lương: 768.000.000đ/năm gồm có ông Mai Quốc Hội thành viên Hội đồng thành viên; ông Đặng Huy Cường, thành viên Hội đông thành viên; các Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tài Anh, Ngô Xuân Hải, Võ Văn Lâm, Nguyễn Xuân Nam, Phạm Hồng Phương và các kiểm soát viên: Đinh Kim Cương và Đoàn Thị Thanh Bình. Nhóm người có mức lương 720.000.000đ gồm ông Cao Quang Quỳnh, ông Nguyễn Đức Cường đều là thành viên Hội đồng thành viên, nhóm người quản lí có mức lương thấp nhất là Võ Hồng Lý kế toán trưởng với 696.000.000đ.
         Về sự thua lỗ EVN lý sự: EVN hiện là đơn vị mua điện duy nhất để bán lại cho khách hàng, giá điện đầu vào cao nhưng đầu ra do Nhà nước điều tiết lại thấp nên gây lỗ. Riêng năm 2022 lỗ hơn 26 ngàn tỷ nhưng điều không bình thường là Công ty thàng viên trong đó Tổng công ty phát điện III và Tổng công ty phát điện II lần lượt lãi sau lũy kế là: hơn 250 tỷ đồng và gần 370 tỷ đồng. Mẹ lúc nào cũng ngoác mồm kêu lỗ còn con thì vênh mặt khoe lãi, đây có phải do năng lực quản lý hay chỉ là một chiêu trò trong kinh doanh của ngành điên lực để móc tiền đầu tư ra ngoài ngành? Mới đây Công try mẹ EVN cho biết riêng năm 2022 EVN đã bị lỗ gần 168 đồng mỗi KW bán ra, cả năm ngoái tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng, chính vì những lí do đó mà phải liên tục tăng giá điện. Tại sao nước ta có: 4.600 MW của 85 dự án điện tái tạo không được chuyển lên lưới để rồi vẫn thiếu điện phải nhập từ Lào, Trung Quốc? Cùng một hệ thống ấy nhưng mỗi năm lại báo chi phí giá thành một kiểu, cứ thế tăng vô tội vạ!
          Tất cả những gì họ đã và đang làm với ngành điện lực Việt Nam đã tương xứng với đồng lương họ nhận hay chưa? Trước sự phản ứng dữ dội của các đại biểu Quốc hội và của dư luận xã hội, ngày 14-6-2023 Tổng giám đốc EVN đã buộc phải kí quyết định tạm đình chỉ chức vụ Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đối với ông Nguyễn Đức Ninh. Trung tâm này được thành lập từ năm 1994 đảm nhiệm vận hành các khâu: vận tải điện, phân phối điện, đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định; vận hành các nhà máy điện; khai thác điều tiết hồ chứa, xử lí sự cố điện 500 KV. Có thể nói cái trung tâm này có rất nhiều quyền lực trong công tác quản lí và điều hành cung cấp điện, đồng thời Bộ trưởng Công thương cũng cho thanh tra, rà soát cung ứng điện của EVN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Để tránh cái tiếng EVN chơi trò thí tốt, dư luận đang chờ đợi một sự thật khách quan và hoàn toàn minh bạch.

Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội

tin tức liên quan