“Trông người mà ngẫm đến ta” – Góc nhìn của Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 12:00 02/12/2024 Lượt xem: 22

TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA
 
           Ngày 1-12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18/2017 của BCHTW Đảng khóa XII về một số vấn đề quan trọng, trong đó có việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tại Hội nghị Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: không thể chậm trễ hơn nữa trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
           Một vấn đề thật sự cấp bách.
          Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới tỷ lệ công nhân viên chức hưởng lương Nhà nước / 1.000 dân ở nước ta là 43 người (chưa tính Quân đội và Công an). Trong khi đó tỷ lệ công nhân viên chức đã tính cả Quân đội và Công an ở một số nước so với nước ta ít hơn nhiều như: Phi-lip-pin = 13 người; Ấn Độ - 16 người; In-đo 17 người…thực tế đó cho thấy trong cùng một môi trường kinh tế-xã hội tương đồng, nước ta đang có số công nhân viên chức cao hơn gấp 2 - 3 ba lần các nước trong khu vực.
          Cụ thể, so với Phi-líp-pin là nước có quy mô diện tích, dân số và trình độ kinh tế tương đương chúng ta có đội ngũ hưởng lương Nhà nước gấp hơn 3 lần; với in-do-ne-sia nước ta có diện tích nhỏ hơn, dân số ít hơn, trình độ kinh tế kém hơn nhưng người ăn lương Nhà nước cũng cao gấp hơn 2,5 lần họ…
          Theo nhiều chuyên gia, tình trang cồng kềnh này là do: 1) Nước ta có quá nhiều đơn vị hành chính. 2) Có quá nhiều bộ ngành TƯ. 3) Hệ thống chính trị quá chồng chéo.
         Với diện tích hơn 330.000 km2 nước ta có tới 63 tỉnh và thành phố trực thuộc TW. Trong khi đó Trung Quốc có diện tích lớn gấp 30 lần nhưng cũng chỉ có hơn 30 tỉnh, thành phố và khu tự trị; diện tích nước Mỹ cũng lớn gấp 30 lần nước ta mà cũng chỉ có hơn 50 bang. Như vậy một ông Chủ tịch tỉnh ở Việt Nam trên danh nghĩa ngang với ông thống đốc bang ở Mỹ nhưng chỉ quản lí một diện tích đất bằng khoảng 3-4%  ông thống đốc Mỹ. Nếu so với thời Minh Mạng nhà Nguyễn là lúc diện tích lãnh thổ ở nước ta lớn hơn hiện này nhưng cũng chỉ có 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa thiên-Huế).
Rõ ràng bộ máy cồng kềnh mà kém hiệu quả hiện nay đã tiêu tốn một phần lớn nguồn lực của Nhà nước. Tuy quá muộn nhưng vẫn còn hơn không đã đến lúc phải có một cuộc cách mạng quyết liệt làm tinh giảm và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước.
          Thứ hai: Là tình trạng các bộ ngành. Nước ta có tới 22 bộ và cơ quan ngang bộ, trong khi ở Nhật bản con số này chỉ là 11, Singapor là 15. Ở TW có tới 22 bộ ngành thỉ ở cấp tỉnh cũng sẽ có rất nhiều Sở hoặc cơ quan tương đương Sở, cấp huyện cũng sẽ có rất nhiều phòng ban tương ứng.
          Bộ ngành rất nhiều nhưng chức năng nhiệm vụ thì chồng chéo, không rõ rang, có những vấn đề liên quan đến nhiều Bộ nhưng không ai chủ trì, không Bộ nào dám đứng ra chịu trách nhiệm. Ví dụ như vấnđề cát-đá-sỏi có từ 5 – 6 Bộ liên quan mà không biết ai chủ trì (phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm). Tình trạng (cha chung không ai khóc) diễn ra khá phổ biến. Thành tích thì ai cùng xí phần, nếu chẳng may xẩy ra vụ việc gì thì mọi người đều phủi tay. Người dân hay doanh nghiệp muốn làm gì cứ phải lên xuống long vòng mà chẳng biết hỏi ai. Cái đó đã thành một tệ nạn đẻ ra các loại giấy phép con, tện nạn vòi vĩnh, hối lộ (hiện nay vẫn còn gần 16.000 giấy phép con đang tồn tại).
          Thứ ba: Sự cồng kềnh của bộ máy là nằm ở hệ thống chính trị từ TW đến cơ sở. Với 3 khối: Đảng, Chính quyền và các tổ chức chính trị từ TW đến cơ sở. Ví dụ như ở cấp xã cơ cấu phải có: Bí thư, phó Bí thư ĐU; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch ủy ban MTTQVN; Bí thư Đoàn TN; Chủ tịch Hội phụ nữ; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội CCB như vậy dù ở địa phương ấy quy mô diện tích và dân số to hay bé cũng đều có 11 chức danh cán bộ. Bên cạnh đó còn có 6 chức danh công chức là: Xã đội trưởng; nhân viên Văn phòng thống kê; nhân viên Địa chính; nhân viên Tài chính-kế toán; nhân viên Tư pháp – Hộ tịch; nhân viên Văn hóa – Xã hội (chưa tính số lượng Công an xã).
           Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Chuyện tinh giảm biên chế đã nói nhiều, nói hàng chục năm nay rồi nhưng xem ra chưa được bao nhiêu, thậm chí đây đó còn có hiện tượng phình ra. Lần này TW rất quyết liệt với phương án đề xuất, tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương; tối thiểu sẽ giảm 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
          Việc xắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế cùng với các hoạt đông khác trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta có quyền hy vọng rằng đất nước ta sẽ mạnh mẽ bước vào kỉ nguyên mới, “ kỉ nguyên vươn mình trong thời đại mới”.

Hoàng Văn Kính
CTV Trang TT&BT Trường Sơn tại Hà Nội

tin tức liên quan