Một tiểu phẩm dự thi được ra đời từ cuốn sách " Nữ Chiến sỹ Trường Sơn - Ngày ấy, bây giờ"

Ngày đăng: 02:36 17/10/2017 Lượt xem: 1.548
Chào mừng Kỷ niệm 87 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930/ 20-10-2017)
 
GIỚI THIỆU MỘT TIỂU PHẨM DỰ THI ĐƯỢC RA ĐỜI TỪ TẬP II
CUỐN SÁCH“ NỮ CHIẾN SỸ TRƯỜNG SƠN - NGÀY ẤY BÂY GIỜ”
 
         Một cuốn sách đúng với cái tên của nó -  “ Nữ Chiến sỹ Trường Sơn - Ngày ấy bây giờ”. Gói vào đây 33 truyện ký nói về hình ảnh của 33 Nữ Chiến sỹ Trường Sơn tiêu biểu đại diện cho hàng vạn Nữ Chiến sỹ Trường Sơn anh hùng. Ngày ấy những cô gái chỉ mới 16 đến 18 tuổi rời ghế nhà trường để xung phong đi đánh Mỹ đóng góp một phần công sức trên tuyến lửa, họ không sợ gian khổ hy sinh – Tất cả cho ngày toàn thắng 1975 và xây dựng quân đội sau chiến thắng. Về với đời thường mặc dù cuộc sống gặp không ít khó khăn nhưng với truyền thống Bộ đội Cụ Hồ; truyền thống Trường Sơn các chị kiên trì vượt qua, phấn đấu luôn là những người Phụ nữ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” luôn là những tấm gương sáng trong xã hội …
         Thật ấn tượng và rất đỗi tự hào khi tập II cuốn sách “ Nữ Chiến sỹ Trường Sơn - Ngày ấy bây giờ” ra đời thì tác phẩm và tinh thần của nó đã có sức lan tỏa lớn không chỉ trong Hội Trường Sơn và Hội Nữ Chiến sỹ Trường Sơn mà nó còn có sức lan tỏa trong toàn xã hội với những giá trị vừa Truyền thống, vừa hiện thực và mang đậm nét tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ tương lai…
         Minh chứng cho nhận xét trên là một sự kiện mới cách đây ít thời gian thôi -  Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ ( 27/7/1947 - 27/7/2017). Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm; Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức hội thi Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách “ Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa”. Lãnh đạo Đảng, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể xã hội, Nhà trường trong phường Hàng Buồn - Hoàn Kiếm - Hà Nội đã cân nhắc và quyết định chọn cuốn sách “NỮ CHIẾN SỸ TRƯỜNG SƠN - NGÀY ẤY BÂY GIỜ” để làm đề tài tuyên truyền giới thiệu tham gia hội thi - Đây là cuốn sách được Nữ Chiến sỹ Trường Sơn - Trung tá quân y, thương binh Nguyễn Thị Kim Quy - Ủy viên Thường trực Hội Nữ Chiến sỹ Trường Sơn Việt Nam tặng cho thư viện của phường. Trên cơ sở những thông tin có trong cuốn sách này, Câu lạc bộ Thư viện phường Hàng Buồm kết hợp với địa phương và các Nhà trường trên địa bàn cùng các em học sinh sáng tác ra một tiểu phẩm để làm tiết mục tham gia cuộc thi
         Với những lời thoại sống động, hiện thực và đầy ấn tượng, tiểu phẩm được kết tinh từ tác phẩm “NỮ CHIẾN SỸ TRƯỜNG SƠN - NGÀY ẤY BÂY GIỜ” - Ngay từ lời giới thiệu tiểu phẩm đã nêu: Dòng thời gian đã xóa mờ đi biết bao sự kiện, dấu mốc. Thế nhưng công lao của những Chiến sỹ thời đại Hồ Chí Minh “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” thì chẳng thể nào phai nhòa. Chúng em xin giới thiệu đến hội thi một tác phẩm mà có lẽ đây là những câu chuyện bình dị nhất về những người Chiến sỹ Trường Sơn năm xưa, tác phẩm sẽ phần nào khắc họa được hình ảnh của người Phụ nữ bình dị, đảm đang xây dựng gia đình, xã hội trong thời bình nhưng vô cùng ngoan cường, dũng cảm trong thời chiến.
         …Cuốn sách “NỮ CHIẾN SỸ TRƯỜNG SƠN - NGÀY ẤY BÂY GIỜ” với 33 câu chuyện khác nhau, mỗi câu chuyện là kết tinh của vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng bừng sáng của sức mạnh Trường Sơn hôm qua và nghĩa tình Trường Sơn hôm nay … Có thể nói rằng - Bằng tấm lòng của mình, cuốn sách như một tư liệu cho thế hệ chúng em hôm nay được biết thêm về những năm tháng hào hùng của dân tộc ta, đặc biệt là những hy sinh lớn lao của các Nữ Chiến sỹ Trường Sơn Anh hùng…
         Tự hào là thế hệ con cháu của các bà, các bác - Chúng cháu nguyện sẽ không ngừng phấn đấu trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để bảo tồn và giữ gìn phát huy Truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ ông cha ta đã xây dựng nên, nguyện phấn đấu trở thành người công dân có ích trong thời đại mới, xứng đáng với những hy sinh của lớp lớp cha anh đi trước…
         Và rồi điều có lẽ  không nên đặt vấn đề nó là bất ngờ … Tiểu phẩm nói trên đã mang về cho phường Hàng Buồm một giải thưởng xuất sắc, rất xứng đáng và cũng rất ý nghĩa, nó xứng đáng và ý nghĩa gấp bội khi tiểu phẩm dự thi này đã khơi dậy và làm sáng lên giá trị Nhân văn, giá trị Truyền thống và đức hy sinh của các thế hệ người Việt Nam qua các thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nó làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các thế hệ con cháu, góp phần tạo thành động lực cho phong trào thi đua yêu nước và học tập, lao động sáng tạo… và đặc biệt nó đã đạt được mục đích giáo dục đạo lý “Uống nước - Nhớ nguồn” và tuyên truyền Truyền thống Bộ đội Cụ Hồ; Truyền thống Trường Sơn Anh hùng.
         Trong niềm vui chung của Phường Hàng Buồm từ thành công của cuộc thi và nhân Kỷ niệm 87 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930/ 20-10-2017). Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ kết hợp với Câu lạc bộ Thư viện phường Hàng Buồm xin trân trọng giới thiệu cùng các đồng chí và bạn đọc Tiểu phẩm đã nêu trên:

 
 
Đồng chí Nguyễn Quyết Thắng - Phó CT UBND phường Hàng Buồm cùng các cháu học sinh
nhận cuốn sách "Nữ Chiến sỹ Trường Sơn - Ngày ấy bây giờ" từ bà Nguyễn Thị Kim Quy
* * *
MÀN CHÀO HỎI
 
Thiếu nhi: Các cậu ơi ! mau lên chúng mình còn phải đi Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách nữa đấy.
Tất cả đồng thanh: Ừ mau lên mau các cậu. (Đây là tiểu phẩm dự thi).
Thùy Linh: Chúng cháu chào bà ạ, bà đi đâu mà vội thế ạ?
Nữ chiến sĩ: Bà cảm ơn các cháu, bà đang chuẩn bị đi sinh hoạt Hội nữ Chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam.
Thế các cháu là ai? Sao đi đâu vui vể thế này?
Yến Nhi: Dạ chúng cháu là thiếu nhi phường Hàng Buồm ạ, chúc cháu đang ôn lại phần thi tuyên truyền giới thiệu sách hè 2017 của đội mình bà ạ.
Nữ chiến sĩ: Vậy hả, các cháu giỏi quá. Ngày xưa hồi chống Mỹ cứu nước, ngoài việc phục vụ chiến đấu bà cũng từng tham gia đội văn công đấy.
Nhật Vy: Ôi hay quá, vậy là chúng mình được gặp một nữ chiến sĩ bộ đội ngày xưa rồi đấy các cậu ạ.
Tất cả đông thanh: Phải rồi các cậu ạ
Thùy Linh: Bà ơi, thật tình cờ bà ạ, hè năm nay nhân dịp kỉ niệm 70 năm ngày “Thương binh Liệt sĩ Việt Nam 27/7/1947 – 27/7/2017” CLB thiếu nhi đọc sách chúng cháu có lựa chủ để “Uống nước nhớ nguồn” để tham gia Hội thi thiếu nhi tuyên truyền và giới thiệu sách quận Hoàn Kiếm hè năm 2017 đấy ạ.
Nữ chiến sĩ: Các cháu biết nhớ ơn nguồn cội, biết ơn sự hi sin h của các anh hùng Liệt sĩ như thế là tốt lắm, ngoan lắm, tình cờ hôm nay gặp các cháu ở đây, bà xin được tặng các cháu cuốn sách này nhé. Nào các cháu hãy giới thiệu cho bà và toàn thể các quý vị đại biểu biết về Đội thi của phường Hàng Buồm mình đi nào.
Tất cả: Dạ vâng ạ
Tất cả rút vào còn 3 nhân vật chính
Nhật Vy:
Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời chào và lời kính chúc sức khỏe đến ban giám khảo, các quý đại biểu, các cô, các chú, cùng toàn thể các bạn. Chúc hội thi thành công rực rỡ.
Đến với Hội thi tuyên truyền và giới thiệu sách quận Hoàn Kiếm ngày hôm nay, Đội tuyển thiếu nhi phường Hàng Buồm xin được giới thiêu chúng em gồm 3 thành viên, em tên là: Phùng Nhật Vy, học sinh lớp 5E trường TH Tràng An
Thùy Linh:
Em tên là Nguyền Thùy Linh, học sinh lớp 6C trường THCS Nguyễn Du
Yến Nhi:
Còn em là Phạm Yến Nhi, học sinh lớp 8A2 trường THCS Lê Lợi
Nhật Vy:
Thưa các cô các chú cùng toàn thể các bạn, đối với cuộc đời của mỗi con người, sách luôn luôn là người bạn tin cậy, thủy chung. Sách cùng ta chia sẻ những cảm xúc của cuộc sống, khơi dậy trong ta vẻ đẹp tâm hồn, Sách còn là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời mình và luôn là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại.
Thùy Linh:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chủ Tịch từng viết “ Học phải có sách ” và “ Việc đọc sách là đáng quý lắm …. Ngày nào chưa đọc được mười trang sách là ngày đó nhịn đói, nhịn khát ”. Sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống . Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự biểu hiện về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậy trong mỗi chúng ta cần có một tấm lòng yêu sách và trân trọng sách.
Yến Nhi:
Thiếu nhi phường Hàng Buồm chúng em cũng vậy, luôn yêu sách và trân trọng mỗi cuốn sách nhỏ bé. Và cứ đến khi hoa phượng nở đỏ rực, tiếng ve kêu râm ran báo hiệu mùa hè, là khi đó, chúng em rủ nhau đến thư viện phường Hàng Buồm vào thứ 2-4- 6 hàng tuần tại địa chỉ 20 phố Hàng Chĩnh để tìm đọc những cuốn sách hay, những cuốn sách mới đem lại cho chúng em một mùa hè đầy bổ ích và lí thú. Thư viện phường Hàng
Buồm chúng em với hơn 3.200 đầu sách và hơn 800 lượt bạn đọc trong hai quý qua đã cho chúng e những kiến thức kí thú bổ ích và vui vẻ trong mỗi dịp hè về.
Nào các bạn thiếu nhi, chúng ta hãy cùng nhanh chân đến với CLB Thư viện phường Hàng Buồm để cùng tham gia Hội thi tuyên truyền và giới thiệu sách hè 2017 nào.
Phần giới thiệu đội tuyển thi của phường Hàng Buồm chúng em đến đây là kết thúc, một lần nữa chúc hội thi thành công rực rỡ.
Phần thi giới thiệu
Nhật Vy:
Kính thưa ban giám khảo! Dòng thời gian đã xóa mờ đi biết bao sự kiện, dấu mốc. Thế nhưng công lao của những chiến sĩ thời đại Hồ Chí Minh “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phới phới dậy tương lai” thì chẳng thể nào phai nhòa. Chúng em xin giới thiệu đến hội thi một tác phẩm, mà có lẽ đây là những câu chuyện bình dị nhất về những người chiến sĩ Trương Sơn năm xưa, tác phẩm sẽ phần nào khắc họa được hình ảnh của người phụ nữ bình dị, đảm đang xây dựng gia đình, xã hội trong  thời bình nhưng vô cùng ngoan cường, dũng cảm trong thời chiến
Cuốn sách mang tên:
“Người nữ chiến sĩ Trường Sơn ngày ấy – bây giờ”
(Một bạn đẩy pano sách ra)
Thùy Linh:
Tác phẩm “Người nữ chiến sĩ Trường Sơn ngày ấy – bây giờ” là tác phẩm của Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam. Sách được nhà xuất bản thanh niên in 1000 cuốn và phát hành vào tháng 10 năm 2016. Sách dày 366 trang, khổ 14,5 x 20,5cm. Cuốn sách được các tác giả là chiến sĩ bộ đội năm xưa viết và kể lại.
Yến Nhi:
Bìa sách được in trên giấy bìa cứng, phía trên cùng của bìa có biểu trưng và dòng chữ của Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam. Nửa trên là dòng chữ nổi bật “Nữ chiến sĩ Trường Sơn ngày ấy – bây giờ” Nửa dưới của bìa sách là hình ảnh các nữ chiến sĩ tham gia lao động, chiến đấu. Mặt sau trước là hình ảnh con đường Hồ Chí Minh huyền thoại cùng tiêu đề
của cuốn sách.
Nhật Vy:
Cuốn sách được chia làm ba phần. Phần một là lời giới thiệu của các thành viên Ban chỉ đạo nội dung, chỉ đạo biên soạn và ban biên soạn cuốn sách. Tiếp theo là lời trích dần của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và lời mở đầu cuốn sách. Phần hai cuốn sách gồm 33 câu chuyện khác nhau, mỗi xâu chuyện là những kết tinh của vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng bừng sáng của cách mạng Trường
Sơn. Ban biên tập đã dành một phần cuốn sách để nói về các hoạt động nghĩa tình – tri ân đồng đội của Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn và giới thiệu các ủy viên Ban Chấp Hành Hội nữ chiến sĩ Việt Nam.
Thùy Linh:
Trong 33 câu chuyện được nhóm tác giả biên tập lại, câu chuyện “ Kí ức Lèn Hà” của tác giả Nguyễn Ngọc Nam đã để lại cho chúng em những ấn tượng sâu sắc và lòng biết ơn về sự hi sinh anh dũng của 13 chiến sĩ, cán bộ Trạm cơ vụ A69 tại hang Lèn Hà ngày ấy. Trạm cơ vụ A69 được thành lập ngày 07/01/1967 với 3 nhiệm vụ cực kì quan trọng nối liền thông tin liên lạc giữa cơ quan chỉ huy và chiến trường, đồng thời trực tiếp phục vụ chiến đấu cho những đơn vị chiến đấu trên địa bàn và là nơi dự trữ hàng chiến lược chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Yến Nhi:
Mở đầu câu chuyện đó là hình ảnh của một cô gái bé nhỏ tên là Chu Thị Mạnh quê ở Phú Thọ, ngày ấy chưa đầy 16 tuổi. Người dáng nhỏ con, chiều cao, cân nặng không đủ nhẽ nên không đi được bộ đội. Nhưng khi biết tin mình không được trúng tuyển, Mạnh trèo lên cây hét ầm ĩ lên:
Nhân vật Mạnh: Nếu không cho cháu đi bộ đội, cháu sẽ tự tử, sẽ nhẩy từ ngọn cây này xuống.Thế là huyện đội đồng ý cho chị đi. Trên đường hành quân vào chiến trường với nhiều gian khổ, có lần Mạnh bị tuột quai dép, đầu ngón chân trái chảy máu, đau quá chị rơm rớm nước mắt
Đồng đội 1: tên em là Mạnh sao em yếu như sên thế, hơi tí là khóc, đã không chịu được gian khổ còn viết đơn vào bộ đội làm gì?
Nhân vật Mạnh: Em không sợ khổ, sợ chết mà chỉ tại đau quá nên cái rút dép rơi từ lúc nào không biết
Đồng đội 1:Sao không nói cho chị từ nãy, chị đưa cho cái rút dép của chị mà này.Thôi để chị làm giúp cho.
Vượt qua gian khổ, Mạnh cùng cán bộ, chiến sĩ khác được cử đến trạm A69 thuộc Đại đội 9, Trung đoàn 134, Binh chủng thông tin Liên lạc tại Hang Lèn Hà, tỉnh Quảng Bình.
Thùy Linh:
Chiến tranh khốc liệt không ai biết rõ mình sẽ sống chết như thế nào. Như
bao ngày khác, trưa 02/07/1972. 13 chiến sĩ ở ngoài lán, 3 chiến sĩ trực trong hang đang làm nhiệm vụ liên lạc. Mỗi tiếng nổ Rầm làm rung chuyển cả hang, ống nghe trên tay Thanh rớt xuống. Ba quả bom, hai quả đánh trúng ngay giữa lán. Khói lửa cát bụi tung lên mù mịt. Lán cháy đỏ rực, tiếp theo là những tiếng bom nổ chát chúa làm rung chuyển cả hang Lèn Hà.
Bên ngoài Hang là những tiếng kêu, tiếng gọi của những đồng đội còn sống, là những tiếng khóc thương thảm thiết, nghẹn lời. Sự hi sinh của 13 chiến sĩ thông tin liên lạc trạm A69 như một động lực cổ vũ cho các chiến sĩ quân ta.
Yến Nhi:
Kính thưa các quý vị đại biểu, trong cuốn sách “ Nữ chiến sĩ Trường Sơn ngày ấy, bây giờ” chúng em còn vô cùng kính trọng, ngưỡng mộ một nhân vật là nguyên mẫu nhân vật của tác giả Lê Phương – Đấy là nữ Thanh niên xung phong Lê Thị Phương Thảo, quê ở Phủ Lý, Hà Nam. Bà là con út trong gia đình, tuy được Ba mẹ và anh chị cưng chiều nhưng bà vô cùng đảm đang, xinh đẹp.
Nhật Vy:
Năm 1965, bà đi Thanh niên xung phong và được biên chế vào đơn vị TNXP 15 – đơn vị có gần một nửa là nữ và những cô gái, chàng trai quê hương Hà Nam mơn mởn tuổi thanh xuân đã tham gia mở đường 20 Quyết Thắng – con đường mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định “ là một kì công, kì tích, kì quan do ý chí độc lập tự do của chiến sĩ và TNXP làm nên”.
Thùy Linh:
Với những thành tích xuất sắc của đội TNXP, nổi bật là C5 do nữ TNXP Lê Thị Phương Thảo làm đội trưởng, bà được tham gia đoàn đại biểu của đội 25 đi nhận cờ thi đua và báo cáo thành tích tại Hà Nội. Tại Hội nghị mừng công của Tổng cục Hậu cần – Bộ quốc phòng năm 1968, bà vô cùng bồi hồi xúc động và tự hào khi kể về những câu chuyện của Tiểu đội mình.
Nhật Vy:
Đó là những cao điểm của chữ A sau 15 giờ chiến đấu liên tục, đơn vị của bà đã phá được gần 100 quả bom, đắp thêm 3.000m3 đất, nối lại những đoạn đường700m để phục vụ các đoàn xe vận tải. Đó là hình ảnh các cô gái phần lớn tuổi đời mười chín, đôi mươi liên tục bám trụ ở những nơi hiểm trở, dùng dù pháo sáng quàng vào phía trước. Những khẩu hiệu “ Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm ”, “ Địch phá ,ta sửa,ta đi ”, “ Tất cả vì Miền Nam ruột thịt, tất cả để chiến thắng ” là nguồn cổ vũ tinh thần tạo sức mạnh vô biên để Bộ đội Trường Sơn cùng với con đường lập nên chiến công kỳ diệu.
Yến Nhi:
Sau lần ra Hà Nội báo cáo thành tích ấy, bà được cử đi học ở Đại học khóa I tại Trường Tuyên giáo Trung Ương ,với sựu nỗ lực của mình ,trải qua muôn vàn gian khó của những năm tháng sau chiến tranh ,bà không ngừng vươn lên học tập trở thành Đảng viên trẻ của trường Đảng trực thuộc Trung Ương . Không ngừng lại ở đấy , bà tự nhủ phải Sống, học tập, lao động cho tất cả phần những người anh, người chị kính yêu cùng những đồng đội đã hy sinh. Vì thế từ một giảng viên trẻ ,bà trở thành một Phó khoa ,Trưởng khoa rồi Phó Giám đốc Học viện Chính Trị - Khu vực I.
Nhật Vy:
Theo năm tháng, người chiến sỹ trẻ kiên cường năm xưa bây giờ đã có tuổi , hoàn thành những công việc mà Đảng nhà nước giao cho,bà lại dốc sức, dốc lòng xây dựng và phát triển Hội Cựu TNXP Trung ương, Hội đồng nữ và Hội nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam. Bà vận động các tổ chức xã hội quyên góp và ủng hộ cho các Thanh niên xung phong tham gia chiến đấu khi xưa còn khó khăn.
Thùy Linh :
Kính thưa quý vị đại biểu ,tác phẩm “ Nữ chiến sĩ Trường Sơn ngày ấy – bây giờ ” đến với Thanh Thiếu nhi phường Hàng Buồm như một duyên cơ . Một trong những nhân vật chính của cuốn sách là bà Nguyên Thị Kim Quy – một Cựu chiến binh tại khu dân cư số 6 phường Hàng Buồm tặng lại cho các em nhân ngày 22/12. Với lời nhắn “Đoàn viên thanh thiếu nhi phường Hàng Buồm sẽ luôn là lực lượng nòng cốt mọi thời đại”
Yến Nhi:
Chúng em vinh dự từng được gặp và được nghe rất nhiều câu chuyện bà kể năm xưa. Bà sinh ra trong một gia đình nghèo, năm 1965 bà đi học tại trường Y Sĩ Phú Thọ . Năm 1967 bà lên đường nhập ngũ và hành quân đi B. Bà đóng quân trên dải Trường Sơn thuộc đoàn 559 nay là Bộ Đội Trường Sơn . Bà Trung sỹ,quân y sỹ Bệnh xá Binh trạm 36 vùng Hạ Lào. Là một chiến sĩ quân y ,bà luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao ,được đơn vị bầu là Chiến sĩ thi đua và được kết nạp Đảng từ những ngày tháng trong quân ngũ.
Nhật Vy:
Sau ngày hòa bình ,bà làm Trung tá quân y tại đơn vị Công an thành phố Hà Nội, bà lập gia đình và luôn là người phụ nữ mẫu mực ,chăm chỉ cần cù. Với chúng cháu, bà như một hình tượng đẹp ,luôn sống, chiến đấu hết mình vì sự nghiệp Cách mạng của dân tộc.
Nhật Vy:
Kính thưa các quý vị đại biểu , phần cuối cuốn sách “ Nữ chiến sĩ Trường Sơn ngày ấy – bây giờ” đã tạm khép lại bằng những hình ảnh vô cùng ý nghĩa của Hội Nữ chiến sĩ Trường Sơn Việt Nam . Có thể nói rằng , bằng tấm lòng của mình, cuốn sách như một tư liệu cho thế hệ chúng em hôm nay được biết thêm về những năm tháng hào hùng của dân tộc ta ,đặc biệt là những hy sinh to lớn của các Nữ chiến sĩ anh hùng.
Yến Nhi:
Tự hào là thiếu nhi của Thủ đô Hà Nội mến yêu , mảnh dất lịch sử ngày năm văn hiến ,chúng em nguyện sẽ không ngừng phấn đấu trong học tập,tích cực tham gia các hoạt động xã hội để bảo tồn và giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã xây dựng nên. Nguyện phấn đấu trở thành người công dân có ích trong thời đại mới xứng đáng với những hi sinh của lớp lớp thế hệ cha anh đi trước.
Nhật Vy:
Và sau đây, xin kính mời ban giám khảo , các cô,các chú và các bạn cùng đến với phần thi năng khiếu, Tiết mục dân vũ “ Ba lô con cóc” của thiếu nhi phường Hàng Buồm.
(Diễn tài năng xong)
Tiết mục dân vũ “ Ba lô con cóc” đã khép lại phần thi của đội thi tuyên truyền, giới thiệu sách của phường Hàng Buồm ngày hôm nay . Một lần nữa xin chúc ban giám khảo, quý vị đại biểu và các bạn lời chúc sức khỏe, gia đình hạnh phúc,chúc hội thi Thành công rực rỡ.

 

Nữ CS Trường Sơn Nguyễn Thị Kim Quy và bà Nguyễn Thục Anh - Cán bộ Hội đồng ND phường
cùng các cháu Thiếu nhi bên hội Trại của các cháu Thiếu nhi phường Hàng Buồm 


Lễ trao giải cho cuộc thi Thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách
“ Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa”. của quận Hoàn Kiếm

 
Đại diện đội thi phường Hàng Buồm (đứng giữa) vinh dự nhận cờ thi đua giải xuất sắc của cuộc thi
 
Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Câu lạc bộ Thư viện phường Hàng Buồm - Hoàn Kiếm - Hà Nội
tin tức liên quan