Đây là đất nước có diện tích lãnh thổ lớn thứ 4 và dân số lớn thứ 3 thế giới. Các nước có diện tích lớn hơn Mỹ như Nga chẳng hạn, có quá nhiều vùng đất không thể sử dụng được. Hai quốc gia lớn hơn Mỹ về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chỉ mới đang trên đường đi lên từ bãi hoang tàn khổng lồ mà họ đã phải đối mặt trong thế kỷ 19 và 20, và cũng phải đối mặt với sự phụ thuộc vào tài nguyên. Nga vẫn chưa giải quyết được vấn đề trong điều kiện quản lý của mình. Brazil và Canada có quá ít dân. Những điều đó đặt nước Mỹ vào một điểm tươi sáng.
Điều kiện địa lý cũng giúp cho nước Mỹ nằm cách biệt. Được bảo vệ bởi 2 đại dương và một đất nước băng giá ở phía Bắc, Mỹ không bao giờ phải lo lắng về một cuộc chiến lớn với các hàng xóm. Ngoài cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, hầu hết các hoạt động quân sự của Mỹ trong thế kỷ qua đều diễn ra ở xa lãnh thổ nước họ. Hầu hết các nước khác ở gần với các đối thủ cạnh tranh chính của họ (như Trung Quốc – Nga, Ấn Độ - Trung Quốc, Ấn Độ - Pakistan, Trung Quốc – Nhật) dẫn tới tình trạng không an toàn.
Mỹ cũng có thể là một nước mà có khả năng tự cung cấp kha khá tất cả các nguồn tài nguyên cơ bản. Không giống Trung Quốc, Nhật, Đức, hay Ấn Độ, Mỹ có một khối lượng lớn dầu và khí đốt. Không giống Trung Đông, Mỹ có nhiều nước và đất nông nghiệp. Vì thế, trong suốt thế kỷ 19, Mỹ đã phát triển không bị trở ngại, chỉ phụ thuộc vào châu Âu về những đồ xa xỉ.
Thứ hai là về dân số
Xuyên suốt qua các thời kỳ, các vùng xa xôi của Mỹ đã giúp lựa chọn những người nhập cư. Ngoài người nhập cư từ Mexico, những người khác phải vượt qua các đại dương để đến Mỹ. Điều đó khiến người nhập cư tự lựa chọn – những người kém tham vọng hơn đã bị bỏ lại phía sau. Người Italia, Ai-len, người Do Thái Đông Âu và người châu Á đã nhập cư vào ngày càng nhanh vì công việc khó khăn là vấn đề sống còn cho tất cả các nhóm người này (quay trở lại không phải là một lựa chọn).
Đối với từng làn sóng nhập cư, giáo dục là sự ưu tiên trước hết. Cho dù là các giáo sĩ Thanh giáo - những người đã sáng lập ra Harvard hay người Do Thái Ashkenazi – những người đã nhập cư vào trong thập niên 1930 và 1940, hoặc những người châu Á mới nhập cư gần đây hơn, tất cả đều được hưởng những nấc thang giáo dục cuối cùng. Vì thế, Mỹ xây dựng bản thân nó như siêu cường giáo dục trên thế giới, với sự tập trung khổng lồ các trường đại học hàng đầu.
Mọi quốc gia đều có các đẳng cấp cao quý. Mỹ không có tầng lớp quý tộc châu Âu hay hệ thống đẳng cấp như Ấn Độ cho nên họ đã tạo ra nền tảng hệ thống thứ bậc của họ dựa trên kinh doanh. Làm giàu trở thành một câu thần chú, và người dân được xếp hạng bằng mức độ giàu có của họ.
Thứ ba là về những người lãnh đạo
Các lãnh đạo Mỹ khá là tốt theo tiêu chuẩn thế giới. Bất chấp mọi phàn nàn của họ, Mỹ không bao giờ có các lãnh đạo như Saddam. Quan trọng hơn, Mỹ có những lãnh đạo tài ba vào đúng lúc cần thiết như Lincoln trong cuộc nội chiến, Theodore Roosevelt trong quá trình mở rộng đầu thế kỷ 20.
Sự lãnh đạo của Mỹ cũng ổn định. Các chính phủ hiện nay của Trung Quốc và Ấn Độ mới được hơn 70 tuổi. Còn Chính phủ Mỹ đã hơn 240 tuổi và sự ổn định này không phải phổ biến trên thế giới.
Các cuộc chiến cũng mang lại lợi cho Mỹ. Khi bắt đầu Thế chiến thứ nhất, Mỹ đã tích tụ một nền kinh tế khổng lồ. Trong chiến tranh, cuối cùng họ loan báo “bí mật” cho cả thế giới. Mặc dù Mỹ đã đối mặt một vài sự tàn phá, nhưng so với phần còn lại của thế giới mà hầu hết đã bị phá hủy thì Mỹ đã vượt xa.