Xe ngựa trên đường phố Sài Gòn khá phổ biến vào những năm 1950 vì tính tiện lợi của nó, có thể lên xuống dễ dàng ở bất cứ đâu. Ảnh chụp bởi Carl Mydans, năm 1950.
Ảnh xe ngựa đi ngang chợ cũ đường Hàm Nghi khoảng năm 1965-1966, được chụp bởi Thomas W. Johnson. Lúc này, những chiếc xe máy bắt đầu xuất hiện
Một phụ nữ mặc áo dài rảo bước đi trên đường phố Sài Gòn vào những năm 1960.
Được mệnh danh là "hòn ngọc Viễn Đông" trong thập niên 60-70, Sài Gòn khi đó khiến nhiều người bất ngờ không chỉ từ các toà nhà cao tầng, các công trình kiến trúc khang trang hay những con phố rực rỡ ánh đèn, mà còn từ dòng phương tiện hiện đại đi lại trên phố
Người đàn ông chở vợ và con trai dạo phố trên chiếc xe Vespa màu trắng bên cạnh hai bà cụ đi xích lô ngắm phố phường. Ảnh chụp ở bến Bạch Đằng năm 1961.
Nhịp sống Sài Gòn tại những quán cà phê ở góc đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay).
Sang tới những năm 1970, người dân Sài Gòn đã phải làm quen với nạn kẹt xe.
Ngoài đường, khu vực trước chợ Tết Bến Thành, Sài Gòn những năm 1960
Đường phố Vũng Tàu trong Chiến tranh miền Nam (1960 - 1965)
Khu khách sạn được xây dựng khá hiện đại ở Vũng Tàu, chịu sự ảnh hưởng lớn từ văn hóa Mỹ.
Một góc hoài niệm với những chiếc xe cổ đang tham gia giao thông.
Trái với sự ồn ào, tấp nập của Sài Gòn, anh chụp đường phố Huế vào những năm 1960 trên tạp chí Life lại mang đậm sự yên bình và tĩnh lặng.
Đoàn người đi bộ trên cầu Trường Tiền, bắc qua sông Hương.
Đường phố Hà Nội cũng sớm mang đậm một bầu không khí bình dị, cổ kính.
Tàu điện xưa cùng với âm thanh leng keng quen thuộc dường như đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội và trở thành lời của rất nhiều bài hát về thủ đô.
"Nhảy tàu" là hình ảnh thường thấy trên các tuyến xe điện, bởi không phải ai cũng có tiền để mua vé.
Hình ảnh trẻ em nô đùa trên tàu điện qua con phố Hàng Đào năm 1960
Chợ Đồng Xuân vào những năm 1960
Những biển báo ở góc phố Hàng Đào - Cầu Gỗ.
Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự.
Diễu binh mừng ngày Quốc Khánh 2/9/1960
Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 khi mua bán túi đồ Tết.
Ai cũng chờ đợi với mong muốn xách về được cái bánh chưng, gói mứt Tết, cân thịt lợn,... sum họp cùng gia đình.
Ô Quan Chưởng, di tích văn hóa Hà Nội 36 phố phường vẫn còn cho tới ngày nay.
Nguyễn Nguyễn
Tổng hợp