Kinh tế Việt Nam 2018 có thể tăng trưởng 7,01% 13:38' 09/10/2018 (GMT+7) |

Ngày đăng: 07:59 10/10/2018 Lượt xem: 407


                      Kinh tế Việt Nam 2018 có thể tăng trưởng 7,01%

 
                                                                            Nguồn:Báo Điện tử


Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia xây dựng hai kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam là 6,83% và 7,01%.
 

Chín tháng đầu năm 2018, kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, có sự cải thiện ấn tượng ở cả phía cung và phía cầu; lạm phát trong tầm kiểm soát; cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khá, thu chi Ngân sách được quản lý chặt chẽ, …
 
Đồ họa: Ngọc Hoa
Đồ họa: Ngọc Hoa
 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III năm 2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I nhưng cao hơn mức tăng 6,73%  của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.
 
Tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây.
 
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quí I tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số CPI cơ bản bình quân quí I chỉ tăng 1,34%. Nguyên nhân chính gây lạm phát trong quí I chủ yếu là do sự tăng giá của 3 nhóm hàng hoá chính là thuốc và dịch vụ y tế, nhóm giao thông và đồ dùng và dịch vụ khác.
 
Đồ họa: Ngọc Hoa
Đồ họa: Ngọc Hoa
 
Sang quí II, chỉ số CPI bình quân quí II/2018 tăng 3,76% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng giá của ba nhóm hàng chính là nhóm lương thực, nhóm giao thông và nhóm dịch vụ y tế, kết hợp với việc giá dầu thế giới tăng cao làm tăng áp lực lên lên giá hàng hoá trong nước.
 
Bắt đầu vào quí III, sau khi CPI giảm nhẹ -0,09% vào tháng 7/2018, sang 2 tháng tiếp theo, do diễn biến thời tiết xấu, giá lương thực thực phẩm tăng cao, thêm vào đó giá dầu thế giới tăng đã làm cho chỉ số CPI tháng 8 đã tăng 0,45%  và con số này tháng 9 là 0,59% so với tháng trước, CPI bình quân quí III đã tăng 4,14% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 9/2018, chỉ số CPI đã tăng 3,2% so với tháng 12 năm trước và CPI bình quân 9 tháng tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước.
 
Đồ họa: Ngọc Hoa
Đồ họa: Ngọc Hoa
 
Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc thu hút vốn FDI tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tổng thể của kinh tế vĩ mô 9 tháng đầu năm 2018. Vốn FDI thực hiện 9 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước và ước tính đạt 13,25 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017 (9 tháng năm 2016 đạt 12,5 tỷ USD).
 
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2018, cũng như xem xét các yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2018 và cả năm 2019, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia xây dựng hai kịch bản dự báo dựa trên các giả định về sự thay đổi của các biến số như tăng trưởng kinh tế giới; chỉ số giảm phát chi tiêu cho tiêu dùng thế giới; Giá dầu thế giới,…; kinh tế Việt Nam; tốc độ tăng lực lượng lao động, biến động của tỷ giá, lãi suất,…..
 
Theo đó, 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP) trong năm 2018 là 6,83% và 7,01%. Sang năm 2019 là 6,9% và 7,1%.
 
Về lạm phát, năm 2018, dự báo CPI (bình quân năm) là 4% và 4 – 4,2%. Sang năm 2019 là 4% và 4,5%.
 
tin tức liên quan