Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông

Ngày đăng: 07:25 12/06/2019 Lượt xem: 478

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí:

Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông


                                                                  Nguồn:Báo Điện tử Viettimes


Để “nhốt quyền lực vào lồng pháp luật” như chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng yêu cầu, thì vấn đề lớn nhất là phải tìm được hướng đi và giải pháp kiểm soát quyền lực (KSQL), trong đó cần xác định những nội dung trọng tâm cần kiểm soát, đối tượng kiểm soát và tiến hành kiểm soát ngay, quyết liệt và triệt để



 

Hiện đang có sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường.

Hiện đang có sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tường chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chỉ rõ: “Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để tham ô, tham nhũng; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 1
Tổ chức kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng triệt để, nhanh chóng loại bỏ hoặc thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất; để quyền lực được trao đúng người, đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả cống hiến thực sự.

Đồng thời, nghị quyết đề ra giải pháp kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng Đảng với 3 nội dung chính: Một là, rà soát hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; hai là, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức cán bộ yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; ba là, trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực thi quyền lực.

Có thể nói, trong 3 giải pháp này, giải pháp kiểm soát quyền lực (KSQL) của người có chức vụ, quyền hạn là căn cơ và có tác dụng lâu dài hơn cả. Bởi khi đã  có cơ chế KSQL rõ ràng, chặt chẽ, hiệu quả thì cán bộ sẽ không dám lạm quyền, lộng quyền để câu kết trục lợi và như thế sẽ phòng được tham nhũng, tiêu cực mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp còn lại hoặc có sử dụng nhưng rất hạn chế. Theo các chuyên gia, hiện nay việc KSQL cần tập trung vào 3 dạng quyền lực quan trọng là chính trị, kinh tế và truyền thông.

Để kiểm soát tốt quyền lực chính trị thì trước hết phải kiểm soát cho được quyền lực trong Đảng. Bởi quyền lực của Đảng là một bộ phận của quyền lực chính trị, là biểu hiện cao nhất của quyền lực nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc “chạy chọt”, tham nhũng chính sách, tham ô tài sản công, đưa, nhận hối lộ… chủ yếu đều xuất phát từ việc lạm dụng quyền lực trong các cơ quan, đơn vị của Chính phủ, cơ quan tư pháp, Quốc hội, nơi mà quyền lực trực tiếp tác động đến lợi ích của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó cần chú ý tập trung quản lý chắc đội ngũ cán bộ ở các cơ quan, vị trí quản lý tài sản công, phê duyệt, phân bổ, sử dụng ngân sách, quản lý, khai thác tài nguyên; cơ quan tham mưu xây dựng, đề xuất ban hành chính sách, pháp luật... hướng tới làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Hoạt động kiểm soát quyền lực trong Đảng phải bắt đầu từ việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động thực thi quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên theo hướng mở rộng dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, công khai, không giấu diếm, bao che, nhất là trong vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong lãnh đạo cũng như trong sinh hoạt Đảng.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 2
Kiên quyết phát hiện và tuyệt đối không sử dụng những cán bộ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu đức và thiếu nhiệt huyết cống hiến vào trong lãnh đạo, quản lý.

Trong nội dung này đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ, cả trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ. Tăng cường phát hiện những cán bộ lợi dụng luân chuyển để “chạy vị trí”, “vận động hành lang” để lên chức vụ to hơn nhưng không thực tài, thực tâm chỉ mong thỏa mãn khát khao quyền lực và tranh thủ kiếm chác, làm giàu.

Đối với quyền lực kinh tế: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) chỉ rõ, cần phải: “tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính”.

Nâng cao cảnh giác, đề phòng, ngăn chặn sự tác động tiêu cực của các chủ thể hoạt động kinh tế với cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật. Thực tế cho thấy, ở giai đoạn này, sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường, nhưng bản chất là nạn hối lộ để trúng thầu, để được ưu ái trong phân bổ, sử dụng ngân sách, tài chính công và tài nguyên quốc gia. Hệ quả là một số doanh nghiệp lớn mạnh rất nhanh chóng và trở thành các “đại gia”, “ông trùm” trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, không ít trong số đó là sản phẩm của “nhóm lợi ích”.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 3
Đảng cần kịp thời phát hiện và loại bỏ các liên minh “ma quỷ”, từ cả hai phía, trong và ngoài nhà nước.

Đảng cần kịp thời phát hiện và loại bỏ các liên minh “ma quỷ”, từ cả hai phía, trong và ngoài nhà nước. Một mặt, phải tạo dựng cơ chế pháp luật để quản lý tốt tài sản công, kiểm soát tốt hoạt động sử dụng quyền lực của cán bộ, công chức nhà nước; mặt khác, phải làm tốt công tác lãnh đạo đối với các doanh nghiệp, nhất là các công ty, tập đoàn kinh tế lớn bằng cách xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các thực thể kinh tế đó vững mạnh, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách thức, định hướng sản xuất, kinh doanh.

Cần nhanh chóng tiến hành giải pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và hoạt động tài chính của toàn xã hội, chứ không phải chỉ trong phạm vi cán bộ, công chức. Đây là việc làm cần nhiều thời gian và sự đầu tư đáng kể về tài chính, công nghệ và trí tuệ quản lý, do đó phải hoạch định được lộ trình và tiến hành từng bước. Nếu chưa thực hiện được mục tiêu của giải pháp này thì việc kiểm soát quyền lực kinh tế và giải quyết quan hệ “sân sau” của quan chức nhà nước vẫn chưa thể triệt để.

Trong kiểm soát quyền lực truyền thông thì mấu chốt là quản lý được không gian mạng, không để bị lợi dụng, can thiệp, hướng lái dư luận, tạo ra quyền lực để trục lợi, dẫn đến tham nhũng trong giới truyền thông. Cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò định hướng dư luận của báo chí cách mạng và cơ quan ngôn luận của Đảng theo phương châm lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Quyết tâm loại bỏ thông tin xấu độc ra khỏi đời sống xã hội; tăng cường tuyên truyền gương điển hình, nhất là gương đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 4
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (hàng trước, bìa trái), Phan Hữu Tuấn (giữa) và Nguyễn Hữu Bách nghe tòa tuyên án ngày 30.7.2018 (Ảnh: TTXVN)

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng phóng viên có chuyên môn giỏi, am hiểu pháp luật và có đạo đức nghề nghiệp tốt, phát huy sức mạnh truyền thông của báo chí cách mạng để hướng lái tốt mục tiêu của truyền thông. Chú trọng quản lý chặt chẽ hoạt động tác nghiệp điều tra của phóng viên báo chí, nhất là việc thực hiện các thủ thuật nghiệp vụ điều tra bí mật để thu thập thông tin, tài liệu về các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, các sai phạm trong thực thi quyền lực của cán bộ lãnh đạo và việc sử dụng các thông tin, tài liệu đó trong truyền thông.

Công cụ giúp Đảng lãnh đạo KSQL hiệu quả nhất không gì khác vẫn là xây dựng tổ chức đảng các cấp trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Trước mắt cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng có chức năng kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trực tiếp hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám định tư pháp, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; củng cố vai trò của cấp ủy đảng trong các tổ chức, doanh nghiệp làm kinh tế, truyền thông; đồng thời, cần chú ý ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý tin tức, tài liệu, nhất là những phản ánh, tố giác từ quần chúng nhân dân và đảng viên tại cơ sở; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm soát chặt chẽ sự hình thành, dịch chuyển sở hữu của những khối tài sản lớn để loại bỏ “nhóm lợi ích”, mầm mống của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”.

Cần đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên theo hướng trọng chất, giảm hình thức, ngăn ngừa chạy đua theo tỷ lệ. Lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc để phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Kiên quyết phát hiện và tuyệt đối không sử dụng những cán bộ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu đức và thiếu nhiệt huyết cống hiến vào trong lãnh đạo, quản lý. Tổ chức kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng triệt để, nhanh chóng loại bỏ hoặc thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất; để quyền lực được trao đúng người, đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả cống hiến thực sự.

Tăng cường xây dựng văn hóa công sở, văn hóa nêu gương, thiết lập cơ chế kiểm soát kỷ cương, kỷ luật, hình thành ý thức tự giác trong rèn luyện đạo đức, nâng cao khả năng chịu trách nhiệm cá nhân của cán bộ lãnh đạo, nhất là đứng đầu và các đảng viên. Cần kiểm soát theo 3 hướng: Kiểm tra, giám sát từ trên xuống; thanh tra, kiểm tra, kiểm toán từ bên ngoài; sự theo dõi, giám sát của nhân dân và các cơ quan, tổ chức đại diện.

(Còn nữa)

 

Hiện đang có sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường.

Hiện đang có sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tường chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chỉ rõ: “Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để tham ô, tham nhũng; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 1
Tổ chức kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng triệt để, nhanh chóng loại bỏ hoặc thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất; để quyền lực được trao đúng người, đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả cống hiến thực sự.

Đồng thời, nghị quyết đề ra giải pháp kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng Đảng với 3 nội dung chính: Một là, rà soát hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; hai là, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức cán bộ yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; ba là, trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực thi quyền lực.

Có thể nói, trong 3 giải pháp này, giải pháp kiểm soát quyền lực (KSQL) của người có chức vụ, quyền hạn là căn cơ và có tác dụng lâu dài hơn cả. Bởi khi đã  có cơ chế KSQL rõ ràng, chặt chẽ, hiệu quả thì cán bộ sẽ không dám lạm quyền, lộng quyền để câu kết trục lợi và như thế sẽ phòng được tham nhũng, tiêu cực mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp còn lại hoặc có sử dụng nhưng rất hạn chế. Theo các chuyên gia, hiện nay việc KSQL cần tập trung vào 3 dạng quyền lực quan trọng là chính trị, kinh tế và truyền thông.

Để kiểm soát tốt quyền lực chính trị thì trước hết phải kiểm soát cho được quyền lực trong Đảng. Bởi quyền lực của Đảng là một bộ phận của quyền lực chính trị, là biểu hiện cao nhất của quyền lực nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc “chạy chọt”, tham nhũng chính sách, tham ô tài sản công, đưa, nhận hối lộ… chủ yếu đều xuất phát từ việc lạm dụng quyền lực trong các cơ quan, đơn vị của Chính phủ, cơ quan tư pháp, Quốc hội, nơi mà quyền lực trực tiếp tác động đến lợi ích của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó cần chú ý tập trung quản lý chắc đội ngũ cán bộ ở các cơ quan, vị trí quản lý tài sản công, phê duyệt, phân bổ, sử dụng ngân sách, quản lý, khai thác tài nguyên; cơ quan tham mưu xây dựng, đề xuất ban hành chính sách, pháp luật... hướng tới làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Hoạt động kiểm soát quyền lực trong Đảng phải bắt đầu từ việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động thực thi quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên theo hướng mở rộng dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, công khai, không giấu diếm, bao che, nhất là trong vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong lãnh đạo cũng như trong sinh hoạt Đảng.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 2
Kiên quyết phát hiện và tuyệt đối không sử dụng những cán bộ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu đức và thiếu nhiệt huyết cống hiến vào trong lãnh đạo, quản lý.

Trong nội dung này đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ, cả trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ. Tăng cường phát hiện những cán bộ lợi dụng luân chuyển để “chạy vị trí”, “vận động hành lang” để lên chức vụ to hơn nhưng không thực tài, thực tâm chỉ mong thỏa mãn khát khao quyền lực và tranh thủ kiếm chác, làm giàu.

Đối với quyền lực kinh tế: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) chỉ rõ, cần phải: “tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính”.

Nâng cao cảnh giác, đề phòng, ngăn chặn sự tác động tiêu cực của các chủ thể hoạt động kinh tế với cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật. Thực tế cho thấy, ở giai đoạn này, sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường, nhưng bản chất là nạn hối lộ để trúng thầu, để được ưu ái trong phân bổ, sử dụng ngân sách, tài chính công và tài nguyên quốc gia. Hệ quả là một số doanh nghiệp lớn mạnh rất nhanh chóng và trở thành các “đại gia”, “ông trùm” trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, không ít trong số đó là sản phẩm của “nhóm lợi ích”.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 3
Đảng cần kịp thời phát hiện và loại bỏ các liên minh “ma quỷ”, từ cả hai phía, trong và ngoài nhà nước.

Đảng cần kịp thời phát hiện và loại bỏ các liên minh “ma quỷ”, từ cả hai phía, trong và ngoài nhà nước. Một mặt, phải tạo dựng cơ chế pháp luật để quản lý tốt tài sản công, kiểm soát tốt hoạt động sử dụng quyền lực của cán bộ, công chức nhà nước; mặt khác, phải làm tốt công tác lãnh đạo đối với các doanh nghiệp, nhất là các công ty, tập đoàn kinh tế lớn bằng cách xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các thực thể kinh tế đó vững mạnh, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách thức, định hướng sản xuất, kinh doanh.

Cần nhanh chóng tiến hành giải pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và hoạt động tài chính của toàn xã hội, chứ không phải chỉ trong phạm vi cán bộ, công chức. Đây là việc làm cần nhiều thời gian và sự đầu tư đáng kể về tài chính, công nghệ và trí tuệ quản lý, do đó phải hoạch định được lộ trình và tiến hành từng bước. Nếu chưa thực hiện được mục tiêu của giải pháp này thì việc kiểm soát quyền lực kinh tế và giải quyết quan hệ “sân sau” của quan chức nhà nước vẫn chưa thể triệt để.

Trong kiểm soát quyền lực truyền thông thì mấu chốt là quản lý được không gian mạng, không để bị lợi dụng, can thiệp, hướng lái dư luận, tạo ra quyền lực để trục lợi, dẫn đến tham nhũng trong giới truyền thông. Cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò định hướng dư luận của báo chí cách mạng và cơ quan ngôn luận của Đảng theo phương châm lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Quyết tâm loại bỏ thông tin xấu độc ra khỏi đời sống xã hội; tăng cường tuyên truyền gương điển hình, nhất là gương đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 4
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (hàng trước, bìa trái), Phan Hữu Tuấn (giữa) và Nguyễn Hữu Bách nghe tòa tuyên án ngày 30.7.2018 (Ảnh: TTXVN)

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng phóng viên có chuyên môn giỏi, am hiểu pháp luật và có đạo đức nghề nghiệp tốt, phát huy sức mạnh truyền thông của báo chí cách mạng để hướng lái tốt mục tiêu của truyền thông. Chú trọng quản lý chặt chẽ hoạt động tác nghiệp điều tra của phóng viên báo chí, nhất là việc thực hiện các thủ thuật nghiệp vụ điều tra bí mật để thu thập thông tin, tài liệu về các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, các sai phạm trong thực thi quyền lực của cán bộ lãnh đạo và việc sử dụng các thông tin, tài liệu đó trong truyền thông.

Công cụ giúp Đảng lãnh đạo KSQL hiệu quả nhất không gì khác vẫn là xây dựng tổ chức đảng các cấp trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Trước mắt cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng có chức năng kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trực tiếp hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám định tư pháp, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; củng cố vai trò của cấp ủy đảng trong các tổ chức, doanh nghiệp làm kinh tế, truyền thông; đồng thời, cần chú ý ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý tin tức, tài liệu, nhất là những phản ánh, tố giác từ quần chúng nhân dân và đảng viên tại cơ sở; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm soát chặt chẽ sự hình thành, dịch chuyển sở hữu của những khối tài sản lớn để loại bỏ “nhóm lợi ích”, mầm mống của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”.

Cần đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên theo hướng trọng chất, giảm hình thức, ngăn ngừa chạy đua theo tỷ lệ. Lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc để phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Kiên quyết phát hiện và tuyệt đối không sử dụng những cán bộ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu đức và thiếu nhiệt huyết cống hiến vào trong lãnh đạo, quản lý. Tổ chức kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng triệt để, nhanh chóng loại bỏ hoặc thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất; để quyền lực được trao đúng người, đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả cống hiến thực sự.

Tăng cường xây dựng văn hóa công sở, văn hóa nêu gương, thiết lập cơ chế kiểm soát kỷ cương, kỷ luật, hình thành ý thức tự giác trong rèn luyện đạo đức, nâng cao khả năng chịu trách nhiệm cá nhân của cán bộ lãnh đạo, nhất là đứng đầu và các đảng viên. Cần kiểm soát theo 3 hướng: Kiểm tra, giám sát từ trên xuống; thanh tra, kiểm tra, kiểm toán từ bên ngoài; sự theo dõi, giám sát của nhân dân và các cơ quan, tổ chức đại diện.

(Còn nữa)Hiện đang có sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường.

Hiện đang có sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tường chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chỉ rõ: “Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để tham ô, tham nhũng; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 1
Tổ chức kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng triệt để, nhanh chóng loại bỏ hoặc thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất; để quyền lực được trao đúng người, đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả cống hiến thực sự.

Đồng thời, nghị quyết đề ra giải pháp kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng Đảng với 3 nội dung chính: Một là, rà soát hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn; hai là, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức cán bộ yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; ba là, trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực thi quyền lực.

Có thể nói, trong 3 giải pháp này, giải pháp kiểm soát quyền lực (KSQL) của người có chức vụ, quyền hạn là căn cơ và có tác dụng lâu dài hơn cả. Bởi khi đã  có cơ chế KSQL rõ ràng, chặt chẽ, hiệu quả thì cán bộ sẽ không dám lạm quyền, lộng quyền để câu kết trục lợi và như thế sẽ phòng được tham nhũng, tiêu cực mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp còn lại hoặc có sử dụng nhưng rất hạn chế. Theo các chuyên gia, hiện nay việc KSQL cần tập trung vào 3 dạng quyền lực quan trọng là chính trị, kinh tế và truyền thông.

Để kiểm soát tốt quyền lực chính trị thì trước hết phải kiểm soát cho được quyền lực trong Đảng. Bởi quyền lực của Đảng là một bộ phận của quyền lực chính trị, là biểu hiện cao nhất của quyền lực nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc “chạy chọt”, tham nhũng chính sách, tham ô tài sản công, đưa, nhận hối lộ… chủ yếu đều xuất phát từ việc lạm dụng quyền lực trong các cơ quan, đơn vị của Chính phủ, cơ quan tư pháp, Quốc hội, nơi mà quyền lực trực tiếp tác động đến lợi ích của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong đó cần chú ý tập trung quản lý chắc đội ngũ cán bộ ở các cơ quan, vị trí quản lý tài sản công, phê duyệt, phân bổ, sử dụng ngân sách, quản lý, khai thác tài nguyên; cơ quan tham mưu xây dựng, đề xuất ban hành chính sách, pháp luật... hướng tới làm trong sạch bộ máy Nhà nước.

Hoạt động kiểm soát quyền lực trong Đảng phải bắt đầu từ việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động thực thi quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên theo hướng mở rộng dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, công khai, không giấu diếm, bao che, nhất là trong vấn đề thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong lãnh đạo cũng như trong sinh hoạt Đảng.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 2
Kiên quyết phát hiện và tuyệt đối không sử dụng những cán bộ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu đức và thiếu nhiệt huyết cống hiến vào trong lãnh đạo, quản lý.

Trong nội dung này đặc biệt chú ý đến công tác cán bộ, cả trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, sử dụng cán bộ. Tăng cường phát hiện những cán bộ lợi dụng luân chuyển để “chạy vị trí”, “vận động hành lang” để lên chức vụ to hơn nhưng không thực tài, thực tâm chỉ mong thỏa mãn khát khao quyền lực và tranh thủ kiếm chác, làm giàu.

Đối với quyền lực kinh tế: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) chỉ rõ, cần phải: “tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính”.

Nâng cao cảnh giác, đề phòng, ngăn chặn sự tác động tiêu cực của các chủ thể hoạt động kinh tế với cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật. Thực tế cho thấy, ở giai đoạn này, sự hình thành các quan hệ “đặc biệt” giữa các doanh nghiệp với quan chức nhà nước phát triển và đi vào chiều sâu dưới vỏ bọc cạnh tranh theo cơ chế kinh tế thị trường, nhưng bản chất là nạn hối lộ để trúng thầu, để được ưu ái trong phân bổ, sử dụng ngân sách, tài chính công và tài nguyên quốc gia. Hệ quả là một số doanh nghiệp lớn mạnh rất nhanh chóng và trở thành các “đại gia”, “ông trùm” trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, không ít trong số đó là sản phẩm của “nhóm lợi ích”.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 3
Đảng cần kịp thời phát hiện và loại bỏ các liên minh “ma quỷ”, từ cả hai phía, trong và ngoài nhà nước.

Đảng cần kịp thời phát hiện và loại bỏ các liên minh “ma quỷ”, từ cả hai phía, trong và ngoài nhà nước. Một mặt, phải tạo dựng cơ chế pháp luật để quản lý tốt tài sản công, kiểm soát tốt hoạt động sử dụng quyền lực của cán bộ, công chức nhà nước; mặt khác, phải làm tốt công tác lãnh đạo đối với các doanh nghiệp, nhất là các công ty, tập đoàn kinh tế lớn bằng cách xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các thực thể kinh tế đó vững mạnh, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng trong cách thức, định hướng sản xuất, kinh doanh.

Cần nhanh chóng tiến hành giải pháp kiểm soát tài sản, thu nhập và hoạt động tài chính của toàn xã hội, chứ không phải chỉ trong phạm vi cán bộ, công chức. Đây là việc làm cần nhiều thời gian và sự đầu tư đáng kể về tài chính, công nghệ và trí tuệ quản lý, do đó phải hoạch định được lộ trình và tiến hành từng bước. Nếu chưa thực hiện được mục tiêu của giải pháp này thì việc kiểm soát quyền lực kinh tế và giải quyết quan hệ “sân sau” của quan chức nhà nước vẫn chưa thể triệt để.

Trong kiểm soát quyền lực truyền thông thì mấu chốt là quản lý được không gian mạng, không để bị lợi dụng, can thiệp, hướng lái dư luận, tạo ra quyền lực để trục lợi, dẫn đến tham nhũng trong giới truyền thông. Cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò định hướng dư luận của báo chí cách mạng và cơ quan ngôn luận của Đảng theo phương châm lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Quyết tâm loại bỏ thông tin xấu độc ra khỏi đời sống xã hội; tăng cường tuyên truyền gương điển hình, nhất là gương đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng.

 
 
Bài 2: Kiểm soát quyền lực chính trị, kinh tế và truyền thông  - ảnh 4
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ (hàng trước, bìa trái), Phan Hữu Tuấn (giữa) và Nguyễn Hữu Bách nghe tòa tuyên án ngày 30.7.2018 (Ảnh: TTXVN)

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng phóng viên có chuyên môn giỏi, am hiểu pháp luật và có đạo đức nghề nghiệp tốt, phát huy sức mạnh truyền thông của báo chí cách mạng để hướng lái tốt mục tiêu của truyền thông. Chú trọng quản lý chặt chẽ hoạt động tác nghiệp điều tra của phóng viên báo chí, nhất là việc thực hiện các thủ thuật nghiệp vụ điều tra bí mật để thu thập thông tin, tài liệu về các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, các sai phạm trong thực thi quyền lực của cán bộ lãnh đạo và việc sử dụng các thông tin, tài liệu đó trong truyền thông.

Công cụ giúp Đảng lãnh đạo KSQL hiệu quả nhất không gì khác vẫn là xây dựng tổ chức đảng các cấp trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Trước mắt cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng có chức năng kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng trong các cơ quan, đơn vị nhà nước trực tiếp hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám định tư pháp, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; củng cố vai trò của cấp ủy đảng trong các tổ chức, doanh nghiệp làm kinh tế, truyền thông; đồng thời, cần chú ý ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý tin tức, tài liệu, nhất là những phản ánh, tố giác từ quần chúng nhân dân và đảng viên tại cơ sở; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm soát chặt chẽ sự hình thành, dịch chuyển sở hữu của những khối tài sản lớn để loại bỏ “nhóm lợi ích”, mầm mống của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”.

Cần đẩy mạnh công tác đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên theo hướng trọng chất, giảm hình thức, ngăn ngừa chạy đua theo tỷ lệ. Lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ đúng người, đúng việc để phát huy sở trường, hạn chế sở đoản. Kiên quyết phát hiện và tuyệt đối không sử dụng những cán bộ thiếu tầm, thiếu tâm, thiếu đức và thiếu nhiệt huyết cống hiến vào trong lãnh đạo, quản lý. Tổ chức kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng triệt để, nhanh chóng loại bỏ hoặc thay thế cán bộ thoái hóa, biến chất; để quyền lực được trao đúng người, đặt đúng chỗ và phát huy hiệu quả cống hiến thực sự.

Tăng cường xây dựng văn hóa công sở, văn hóa nêu gương, thiết lập cơ chế kiểm soát kỷ cương, kỷ luật, hình thành ý thức tự giác trong rèn luyện đạo đức, nâng cao khả năng chịu trách nhiệm cá nhân của cán bộ lãnh đạo, nhất là đứng đầu và các đảng viên. Cần kiểm soát theo 3 hướng: Kiểm tra, giám sát từ trên xuống; thanh tra, kiểm tra, kiểm toán từ bên ngoài; sự theo dõi, giám sát của nhân dân và các cơ quan, tổ chức đại diện.

(Còn nữa)


tin tức liên quan