Vụ Mobifone-AVG: Đề nghị mức án cho ông Nguyễn Bắc Son và 13 bị cáo
Vụ Mobifone-AVG: Đề nghị mức án cho ông Nguyễn Bắc Son và 13 bị cáo
Nguồn: Báo Điện tử Dân Việt
Sau một ngày tạm nghỉ, sáng nay (20/12) TAND thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phiên tòa xử vụ Mobifone –AVG, đại diện Viện Kiểm sát sẽ đề nghị mức án cho hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 bị cáo.
Sau một ngày tạm nghỉ, vụ án Mobifone -AVG tiếp tục được xét xử (ảnh TTXVN).
Chiều ngày 18/12, trước khi kết thúc ngày xét xử thứ ba, thẩm phán Trương Việt Toàn (thành viên Hội đồng xét xử) đã thông báo: Ngày 19/12, phiên xử tạm nghỉ để tạo điều kiện cho bị cáo Nguyễn Bắc Son gặp gỡ gia đình để khắc phục khoản tiền 3 triệu USD đã thu lợi bất chính. Đến sáng 20/12, phiên tòa sẽ bước vào phần tranh luận. Theo quy định, trước khi tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa sẽ công bố bản luận tội và đề nghị mức án dành cho các bị cáo.
Trong 3 ngày xét hỏi trước đó (từ 16 đến 18/12), Hội đồng xét xử đã cho bị cáo Nguyễn Bắc Son cách ly khỏi khu vực xét xử để đảm bảo sự khách quan, tránh tác động từ lời khai của các bị cáo (trước đây họ là cấp dưới của ông Nguyễn Bắc Son).
Diễn biến đáng chú ý nhất trong phần xét hỏi là việc ông Nguyễn Bắc Son phản cung việc đã nhận 3 triệu USD từ bị cáo Phạm Nhật Vũ sau khi thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG kết thúc (phản cung sáng 17/12). Lý giải cho việc thay đổi lời khai, bị cáo Son nói, thời gian trước lúc bị bắt sức khỏe yếu nên đã khai như vậy tại Cơ quan điều tra (bị cáo khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ sau đó cho vào va li để ban công tầng 2. Sau đó bị cáo đưa 3 triệu USD cho con gái và dặn không được gửi tiết kiệm, đầu tư vào đâu thì tùy).
Trước việc phản cung của ông Nguyễn Bắc Son, Hội đồng xét xử đã tiến hành công bố lời khai của các bị cáo khác có liên quan, đồng thời công bố bức thư ông Son gửi vợ, trong thư có nói việc đã khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ.
Buổi sáng phản cung nhưng vào đầu giờ chiều ông Nguyễn Bắc Son lại bất ngờ xin gặp Hội đồng xét xử để có điều muốn nói. Trước tòa, ông Son đã xin rút lại lời khai buổi sáng liên quan đến khoản tiền 3 triệu USD. Ông thừa nhận đã được Phạm Nhật Vũ đưa 3 triệu USD. Ông xin thay đổi chi tiết so với lời khai ở Cơ quan điều tra trước đây, đó là ông không đưa khoản tiền 3 triệu USD cho con gái. Ông nói đã sử dụng chi tiêu cá nhân khoản tiền kể trên.
Đến chiều ngày 18/12, trả lời trước tòa ông Nguyễn Bắc Son nói muốn gặp gia đình để có ý kiến về việc khắc phục hậu quả và gặp luật sư để nói (ông Son có 3 luật sư bào chữa) tội ông đã khai nhận không cần luật sư bào chữa nữa.
Trường hợp ông Trương Minh Tuấn, khi khai trước tòa đã thừa nhận sai khi ký Quyết định 236 phê duyệt dự án Mobifone mua cổ phần của AVG. Ông cũng thành khẩn khai nhận về khoản tiền 200 nghìn USD được Phạm Nhật Vũ đưa.
Đối với bị cáo Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone, trước tòa ông này đã lý giải tình tiết đáng chú ý. Đó là việc sau một thời gian dài làm việc với Cơ quan điều tra ông mới viết đơn tự thú, đơn xin khắc phục hậu quả. Theo bị cáo này, trong 2 năm tính từ sau khi thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG đến khi khởi tố vụ án, bản thân ông chịu quá nhiều áp lực. “Tất cả áp lực đè lên tôi trong suốt 2 năm nên tôi thấy mình có trách nhiệm và muốn khai báo, tự thú để thực sự được thanh thản”, ông nói.
Trong vụ án này có tất cả 14 bị cáo, trong đó 4 bị cáo là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà bị truy tố về 2 tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội Nhận hối lộ.
9 bị cáo: Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Phan Thị Hoa Mai (Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone), Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Đăng Nguyên, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Mạnh Hùng cùng bị truy tố tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội Đưa hối lộ.
( C. H sưu tầm )
Sau một ngày tạm nghỉ, vụ án Mobifone -AVG tiếp tục được xét xử (ảnh TTXVN).
Chiều ngày 18/12, trước khi kết thúc ngày xét xử thứ ba, thẩm phán Trương Việt Toàn (thành viên Hội đồng xét xử) đã thông báo: Ngày 19/12, phiên xử tạm nghỉ để tạo điều kiện cho bị cáo Nguyễn Bắc Son gặp gỡ gia đình để khắc phục khoản tiền 3 triệu USD đã thu lợi bất chính. Đến sáng 20/12, phiên tòa sẽ bước vào phần tranh luận. Theo quy định, trước khi tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa sẽ công bố bản luận tội và đề nghị mức án dành cho các bị cáo.
Trong 3 ngày xét hỏi trước đó (từ 16 đến 18/12), Hội đồng xét xử đã cho bị cáo Nguyễn Bắc Son cách ly khỏi khu vực xét xử để đảm bảo sự khách quan, tránh tác động từ lời khai của các bị cáo (trước đây họ là cấp dưới của ông Nguyễn Bắc Son).
Diễn biến đáng chú ý nhất trong phần xét hỏi là việc ông Nguyễn Bắc Son phản cung việc đã nhận 3 triệu USD từ bị cáo Phạm Nhật Vũ sau khi thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG kết thúc (phản cung sáng 17/12). Lý giải cho việc thay đổi lời khai, bị cáo Son nói, thời gian trước lúc bị bắt sức khỏe yếu nên đã khai như vậy tại Cơ quan điều tra (bị cáo khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ sau đó cho vào va li để ban công tầng 2. Sau đó bị cáo đưa 3 triệu USD cho con gái và dặn không được gửi tiết kiệm, đầu tư vào đâu thì tùy).
Trước việc phản cung của ông Nguyễn Bắc Son, Hội đồng xét xử đã tiến hành công bố lời khai của các bị cáo khác có liên quan, đồng thời công bố bức thư ông Son gửi vợ, trong thư có nói việc đã khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ.
Buổi sáng phản cung nhưng vào đầu giờ chiều ông Nguyễn Bắc Son lại bất ngờ xin gặp Hội đồng xét xử để có điều muốn nói. Trước tòa, ông Son đã xin rút lại lời khai buổi sáng liên quan đến khoản tiền 3 triệu USD. Ông thừa nhận đã được Phạm Nhật Vũ đưa 3 triệu USD. Ông xin thay đổi chi tiết so với lời khai ở Cơ quan điều tra trước đây, đó là ông không đưa khoản tiền 3 triệu USD cho con gái. Ông nói đã sử dụng chi tiêu cá nhân khoản tiền kể trên.
Đến chiều ngày 18/12, trả lời trước tòa ông Nguyễn Bắc Son nói muốn gặp gia đình để có ý kiến về việc khắc phục hậu quả và gặp luật sư để nói (ông Son có 3 luật sư bào chữa) tội ông đã khai nhận không cần luật sư bào chữa nữa.
Trường hợp ông Trương Minh Tuấn, khi khai trước tòa đã thừa nhận sai khi ký Quyết định 236 phê duyệt dự án Mobifone mua cổ phần của AVG. Ông cũng thành khẩn khai nhận về khoản tiền 200 nghìn USD được Phạm Nhật Vũ đưa.
Đối với bị cáo Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone, trước tòa ông này đã lý giải tình tiết đáng chú ý. Đó là việc sau một thời gian dài làm việc với Cơ quan điều tra ông mới viết đơn tự thú, đơn xin khắc phục hậu quả. Theo bị cáo này, trong 2 năm tính từ sau khi thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG đến khi khởi tố vụ án, bản thân ông chịu quá nhiều áp lực. “Tất cả áp lực đè lên tôi trong suốt 2 năm nên tôi thấy mình có trách nhiệm và muốn khai báo, tự thú để thực sự được thanh thản”, ông nói.
Trong vụ án này có tất cả 14 bị cáo, trong đó 4 bị cáo là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà bị truy tố về 2 tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội Nhận hối lộ.
9 bị cáo: Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Phan Thị Hoa Mai (Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone), Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Đăng Nguyên, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Mạnh Hùng cùng bị truy tố tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội Đưa hối lộ.
Sau một ngày tạm nghỉ, vụ án Mobifone -AVG tiếp tục được xét xử (ảnh TTXVN).
Chiều ngày 18/12, trước khi kết thúc ngày xét xử thứ ba, thẩm phán Trương Việt Toàn (thành viên Hội đồng xét xử) đã thông báo: Ngày 19/12, phiên xử tạm nghỉ để tạo điều kiện cho bị cáo Nguyễn Bắc Son gặp gỡ gia đình để khắc phục khoản tiền 3 triệu USD đã thu lợi bất chính. Đến sáng 20/12, phiên tòa sẽ bước vào phần tranh luận. Theo quy định, trước khi tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa sẽ công bố bản luận tội và đề nghị mức án dành cho các bị cáo.
Trong 3 ngày xét hỏi trước đó (từ 16 đến 18/12), Hội đồng xét xử đã cho bị cáo Nguyễn Bắc Son cách ly khỏi khu vực xét xử để đảm bảo sự khách quan, tránh tác động từ lời khai của các bị cáo (trước đây họ là cấp dưới của ông Nguyễn Bắc Son).
Diễn biến đáng chú ý nhất trong phần xét hỏi là việc ông Nguyễn Bắc Son phản cung việc đã nhận 3 triệu USD từ bị cáo Phạm Nhật Vũ sau khi thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG kết thúc (phản cung sáng 17/12). Lý giải cho việc thay đổi lời khai, bị cáo Son nói, thời gian trước lúc bị bắt sức khỏe yếu nên đã khai như vậy tại Cơ quan điều tra (bị cáo khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ sau đó cho vào va li để ban công tầng 2. Sau đó bị cáo đưa 3 triệu USD cho con gái và dặn không được gửi tiết kiệm, đầu tư vào đâu thì tùy).
Trước việc phản cung của ông Nguyễn Bắc Son, Hội đồng xét xử đã tiến hành công bố lời khai của các bị cáo khác có liên quan, đồng thời công bố bức thư ông Son gửi vợ, trong thư có nói việc đã khai nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ.
Buổi sáng phản cung nhưng vào đầu giờ chiều ông Nguyễn Bắc Son lại bất ngờ xin gặp Hội đồng xét xử để có điều muốn nói. Trước tòa, ông Son đã xin rút lại lời khai buổi sáng liên quan đến khoản tiền 3 triệu USD. Ông thừa nhận đã được Phạm Nhật Vũ đưa 3 triệu USD. Ông xin thay đổi chi tiết so với lời khai ở Cơ quan điều tra trước đây, đó là ông không đưa khoản tiền 3 triệu USD cho con gái. Ông nói đã sử dụng chi tiêu cá nhân khoản tiền kể trên.
Đến chiều ngày 18/12, trả lời trước tòa ông Nguyễn Bắc Son nói muốn gặp gia đình để có ý kiến về việc khắc phục hậu quả và gặp luật sư để nói (ông Son có 3 luật sư bào chữa) tội ông đã khai nhận không cần luật sư bào chữa nữa.
Trường hợp ông Trương Minh Tuấn, khi khai trước tòa đã thừa nhận sai khi ký Quyết định 236 phê duyệt dự án Mobifone mua cổ phần của AVG. Ông cũng thành khẩn khai nhận về khoản tiền 200 nghìn USD được Phạm Nhật Vũ đưa.
Đối với bị cáo Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên của Mobifone, trước tòa ông này đã lý giải tình tiết đáng chú ý. Đó là việc sau một thời gian dài làm việc với Cơ quan điều tra ông mới viết đơn tự thú, đơn xin khắc phục hậu quả. Theo bị cáo này, trong 2 năm tính từ sau khi thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG đến khi khởi tố vụ án, bản thân ông chịu quá nhiều áp lực. “Tất cả áp lực đè lên tôi trong suốt 2 năm nên tôi thấy mình có trách nhiệm và muốn khai báo, tự thú để thực sự được thanh thản”, ông nói.
Trong vụ án này có tất cả 14 bị cáo, trong đó 4 bị cáo là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà bị truy tố về 2 tội Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và tội Nhận hối lộ.
9 bị cáo: Phạm Đình Trọng, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông), Võ Văn Mạnh (Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Hoàng Duy Quang (thẩm định viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX), Phan Thị Hoa Mai (Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone), Hồ Tuấn (Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone), Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Đăng Nguyên, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Mạnh Hùng cùng bị truy tố tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội Đưa hối lộ.