Ba cảnh sát hy sinh trong vụ đụng độ ở Đồng Tâm
Nguồn: Báo Điện tử VnExpress
Ba cảnh sát hy sinh, một người chống đối chết ở Đồng Tâm, Bộ Công an thông báo sáng 9/1.
|
Đường qua khu vực xã Đồng Tâm sáng 9/1. Ảnh: Việt Đức
|
Sự việc khởi nguồn từ 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức.
Sáng 9/1 "một số người chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng". Hậu quả 3 công an hy sinh, một người chống đối chết, một trường hợp bị thương, theo thông báo của Bộ Công an.
Các đơn vị chức năng đã khống chế, bắt giữ những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
|
Bức tường rào được xây dựng ở sân bay Miếu Môn. Ảnh: PV
|
Trưa cùng ngày, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an nói "vụ việc ở Đồng Tâm đang nằm trong tầm kiểm soát, lực lượng chức năng tiếp tục có mặt ở hiện trường để ổn định tình hình". Về số người bị bắt, khởi tố, ông Xô cho hay "sẽ thông báo sau".
Hiện việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn vẫn thực hiện theo kế hoạch tại khu đất hơn 236 ha, trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Nhiệm vụ xây dựng hơn 1.000 m tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn được giao cho Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2 cùng một số đơn vị.
Tháng 4/2017, khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng liên quan đến giải tỏa đất ở xã Đồng Tâm, lực lượng thi hành công vụ gặp phải sự phản ứng dẫn đến 38 cảnh sát cơ động, cán bộ bị giữ tại nhà văn hóa thôn.
7 ngày sau, toàn bộ người bị giữ được thả khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại, cam kết làm rõ nguồn gốc đất khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp - mấu chốt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của nhiều người dân Đồng Tâm; điều tra đúng sai việc bắt 4 người.
Ngày 25/7/2017, Thanh tra TP Hà Nội thông báo kết luận "toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng". Không đồng tình, ông Lê Đình Kình (đại diện cho một số người dân có khiếu kiện ở xã Đồng Tâm) gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết và xem xét tính chính xác, hợp pháp của kết luận mà Hà Nội công bố.
Cuối tháng 4/2019, ông Nguyễn Mạnh Hà - Tổ trưởng Tổ rà soát, Thanh tra Chính phủ khẳng định "kết luận như trên của Thanh tra Hà Nội là chính xác".
Tháng 8 và tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội lần lượt có các cuộc họp để thông tin, đối thoại với nhiều người dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Đến cuối năm, lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay này.
|
Đường qua khu vực xã Đồng Tâm sáng 9/1. Ảnh: Việt Đức
|
Sự việc khởi nguồn từ 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức.
Sáng 9/1 "một số người chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng". Hậu quả 3 công an hy sinh, một người chống đối chết, một trường hợp bị thương, theo thông báo của Bộ Công an.
Các đơn vị chức năng đã khống chế, bắt giữ những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
|
Bức tường rào được xây dựng ở sân bay Miếu Môn. Ảnh: PV
|
Trưa cùng ngày, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an nói "vụ việc ở Đồng Tâm đang nằm trong tầm kiểm soát, lực lượng chức năng tiếp tục có mặt ở hiện trường để ổn định tình hình". Về số người bị bắt, khởi tố, ông Xô cho hay "sẽ thông báo sau".
Hiện việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn vẫn thực hiện theo kế hoạch tại khu đất hơn 236 ha, trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Nhiệm vụ xây dựng hơn 1.000 m tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn được giao cho Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2 cùng một số đơn vị.
Tháng 4/2017, khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng liên quan đến giải tỏa đất ở xã Đồng Tâm, lực lượng thi hành công vụ gặp phải sự phản ứng dẫn đến 38 cảnh sát cơ động, cán bộ bị giữ tại nhà văn hóa thôn.
7 ngày sau, toàn bộ người bị giữ được thả khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại, cam kết làm rõ nguồn gốc đất khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp - mấu chốt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của nhiều người dân Đồng Tâm; điều tra đúng sai việc bắt 4 người.
Ngày 25/7/2017, Thanh tra TP Hà Nội thông báo kết luận "toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng". Không đồng tình, ông Lê Đình Kình (đại diện cho một số người dân có khiếu kiện ở xã Đồng Tâm) gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết và xem xét tính chính xác, hợp pháp của kết luận mà Hà Nội công bố.
Cuối tháng 4/2019, ông Nguyễn Mạnh Hà - Tổ trưởng Tổ rà soát, Thanh tra Chính phủ khẳng định "kết luận như trên của Thanh tra Hà Nội là chính xác".
Tháng 8 và tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội lần lượt có các cuộc họp để thông tin, đối thoại với nhiều người dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Đến cuối năm, lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay này.
|
Đường qua khu vực xã Đồng Tâm sáng 9/1. Ảnh: Việt Đức
|
Sự việc khởi nguồn từ 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức.
Sáng 9/1 "một số người chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng". Hậu quả 3 công an hy sinh, một người chống đối chết, một trường hợp bị thương, theo thông báo của Bộ Công an.
Các đơn vị chức năng đã khống chế, bắt giữ những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
|
Bức tường rào được xây dựng ở sân bay Miếu Môn. Ảnh: PV
|
Trưa cùng ngày, thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an nói "vụ việc ở Đồng Tâm đang nằm trong tầm kiểm soát, lực lượng chức năng tiếp tục có mặt ở hiện trường để ổn định tình hình". Về số người bị bắt, khởi tố, ông Xô cho hay "sẽ thông báo sau".
Hiện việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn vẫn thực hiện theo kế hoạch tại khu đất hơn 236 ha, trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Nhiệm vụ xây dựng hơn 1.000 m tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn được giao cho Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2 cùng một số đơn vị.
Tháng 4/2017, khi 4 người bị bắt để phục vụ điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng liên quan đến giải tỏa đất ở xã Đồng Tâm, lực lượng thi hành công vụ gặp phải sự phản ứng dẫn đến 38 cảnh sát cơ động, cán bộ bị giữ tại nhà văn hóa thôn.
7 ngày sau, toàn bộ người bị giữ được thả khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại, cam kết làm rõ nguồn gốc đất khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng hay đất nông nghiệp - mấu chốt cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của nhiều người dân Đồng Tâm; điều tra đúng sai việc bắt 4 người.
Ngày 25/7/2017, Thanh tra TP Hà Nội thông báo kết luận "toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm là đất quốc phòng". Không đồng tình, ông Lê Đình Kình (đại diện cho một số người dân có khiếu kiện ở xã Đồng Tâm) gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ đề nghị giải quyết và xem xét tính chính xác, hợp pháp của kết luận mà Hà Nội công bố.
Cuối tháng 4/2019, ông Nguyễn Mạnh Hà - Tổ trưởng Tổ rà soát, Thanh tra Chính phủ khẳng định "kết luận như trên của Thanh tra Hà Nội là chính xác".
Tháng 8 và tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội lần lượt có các cuộc họp để thông tin, đối thoại với nhiều người dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Đến cuối năm, lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay này.