Đức Quốc xã đưa hàng chục tấn vàng sang Argentina như thế nào?

Ngày đăng: 09:45 26/02/2020 Lượt xem: 452

Đức Quốc xã đưa hàng chục tấn vàng sang Argentina như thế nào?

 

Theo một bộ phim tài liệu của Argentina nhan đề Oro Nazi en Argentina (Vàng của Đức Quốc xã ở Argentina) từng được trình chiếu, thì vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ II, hàng trăm tấn tiền, vàng của những nhân vật chóp bu thuộc Đức Quốc xã đã được tàu ngầm chở sang Argentina.

Bộ phim đã được đón nhận nhiệt liệt tại Liên hoan phim Sao Paulo (Brazil) và sau đó được trình chiếu tại Liên hoan phim ở Brussels (Bỉ) vào 9/11/2004. Tiếp đó, nó được trình chiếu ở các liên hoan phim tại Tây Ban Nha và Cuba, đồng thời ra mắt công chúng Argentina và trên thế giới vào đầu năm 2005.

Sáu thập kỷ trôi qua sau những sự kiện được bộ phim miêu tả sinh động, những cuộc phỏng vấn và những cảnh diễn lại đã được quay ở trường quay ngoài trời với sự cố vấn từ các chuyên gia như Jean Ziegler, một cựu giảng viên đại học và là người đã làm nhiều người Thụy Sĩ khó chịu khi chỉ trích về sự dính líu của các nhà băng Thụy Sĩ với Đức Quốc xã.

 duc quoc xa dua hang chuc tan vang sang argentina nhu the nao? hinh anh 1

Theo Daniel Botti, một người tham gia làm bộ phim, những bằng chứng mới cho thấy có rất nhiều tài sản giá trị đã được chuyển từ Đức sang Argentina thời Tổng thống Juan Peron khi chính quyền phát xít Hitler lung lay và sụp đổ. Ngoài những bằng chứng của bảo tàng tàu ngầm Đức ở Laboe trên biển Baltic gần Kiel, các nhà làm phim còn được  những tên trùm phát xít còn sống sót ở Nam Mỹ kể lại các chi tiết về những công việc của họ.

Ông Botti cho biết, những gì họ kể ra khiến người nghe cảm thấy ớn lạnh. Trong số những tên phát xít còn sống có Wilfred von Oven là kẻ đã làm việc cho Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Hitler. Sau này, Oven đã viết cho những tờ báo tiếng Đức ở Argentina.

Nhà sản xuất phim Rodolfo “Rolo” Pereyra đã buộc tội cựu Giáo hoàng Pius XII vì giúp đỡ quá trình chạy trốn của nhiều tên phát xít và yêu cầu nhiều tăng lữ cao cấp cộng tác với những kẻ tổ chức chạy trốn. Đáng chú ý nhất là giám mục Alois Hudal, một người ủng hộ Đức Quốc xã và là người trông coi nhà thờ Santa Maria dell'Anima của cộng đồng người Đức ở Rome.

Ngoài ra, giám mục Monsignor Krunoslav DrArgentinaanovic là người Croatia, cai quản Viện San Girolamo ở Rome đã hợp tác với Ante Pavelic, một kẻ đứng đầu chính phủ bù nhìn Đức Quốc xã ở Croatia, trong đó có việc DrArgentinaanovic đã giúp Pavelic thảm sát hàng loạt người không phải là người Croatia chính gốc. Những hoạt động này được bọn chúng gọi là "tẩy rửa sắc tộc ở Croatia".

Nhà sản xuất phim Rolo Pereyra không còn điều kiện đưa ra những kinh nghiệm làm phim cũng như những chỉ trích nhằm vào những tên Quốc xã, bởi ông đã đột ngột qua đời vào ngày 8/11/2004 tại Buenos Aires do một cơn đau tim trong khi đang chuẩn bị hành lý để bay đi châu Âu. Rolo Pereyra mới chỉ hơn 50 tuổi.

Theo những hồ sơ của tình báo Anh tại Cục Lưu trữ quốc gia, Viện San Girolamo của DrArgentinaanovic đã trở thành nơi chuyên làm giả giấy tờ cho những tên phát xít người Croatia để giúp cho khoảng 7.250 tên Đức Quốc xã trốn sang Argentina trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1948. Giá tiền công là 1.000 USD một người, 1.400 USD cho một nhân vật VIP. Chính DrArgentinaanovic đã ký một giấy thông hành giả của Hội Chữ thập đỏ mang tên Altmann để đưa cho tên phát xít Klaus Barbie, một kẻ được mệnh danh là “người tàn bạo nhất trong những con sư tử” của Gestapo. Barbie sau đó đã bị dẫn độ từ Bolivia sang Pháp để xét xử.

Trong cuốn sách của tác giả Uki Goni nhan đề Peron y Los Alemanes (Peron và những người Đức) đã kể lại chi tiết về việc DrArgentinaanovic đón được Barbie từ những nhân viên tình báo Mỹ ở ga đường sắt Genoa và DrArgentinaanovic đã chăm sóc, trông nom Barbie trên một con tàu của Argentina vào tháng 3/1951. Khi Barbie hỏi DrArgentinaanovic rằng, tại sao ông ta giúp đỡ hắn chạy trốn thì DrArgentinaanovic đã trả lời: “Chúng ta cần phải bảo vệ những gì còn lại của sắc tộc thượng đẳng và có thể nuôi dưỡng trong tương lai”.

Vatican cũng đã có dính líu lâu dài với Đức Quốc xã và những tài sản của chúng mang sang Nam Mỹ trong thời gian ông Peron đang lãnh đạo Argentina. Tổng thống Peron đã từng là tùy viên quân sự của Argentina ở Rome trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ II. Ông còn là người rất ngưỡng mộ tên độc tài phát xít Italia Benito Mussolini và khuyến khích những tên phát xít Đức nhập cư vào Argentina trong những năm 40 của thế kỷ XX.

Tổng thống Peron đã thuê Rodolfo Freude giữ vai trò là người đứng đầu cơ quan thông tin ở Phủ Tổng thống. Freude là con trai của một thương gia và là người trả tiền cho mạng lưới điệp viên Đức ở Argentina. Bản thân Freude cũng có nhiều tài sản đã được chuyển sang Argentina bằng tàu ngầm. Freude đã được Werner Koennecke giúp đỡ tích cực khi ở Argentina bởi vì Koennecke là một điệp viên hoạt động cùng lúc cho Anh, Đức và Argentina và đã cưới em của Freude là Lily. Koennecke đã bị cảnh sát Argentina bắt năm 1944 nhưng chỉ sau vài tháng lại được thả theo lệnh của Tổng thống Peron.

Ông Antonio Argentin Argentinaiano, Tổng giám mục của thành phố Rosaria và sau này là Tổng giám mục của Buenos Aires luôn được xem như là mắt xích quan trọng trong chuỗi xích hướng dẫn những tên Đức Quốc xã chạy trốn, tìm cuộc sống mới ở Argentina. Ông Argentin Argentinaiano đã đi thăm Giáo hoàng Pius XII tại Rome năm 1946 để nhận chiếc mũ đỏ hồng y giáo chủ do Giáo hoàng ban tặng...

 
Theo Đào Tuấn (An Ninh Thế Giới)
tin tức liên quan