Nhật Bản có hơn 120.000 họ.
Nguồn gốc
Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17, tên của người Nhật đã được sử dụng khá rộng rãi (trừ các Samurai không được mang tên), thế nhưng người Nhật có rất ít dòng dõi có họ (gia đình vương tướng, quý tộc).
Trước cải cách Minh Trị, 80% dân số Nhật không có họ. Kể từ những năm 1883, để tiện việc quản lý, thu thuế, mỗi người dân bị bắt buộc phải tự chọn và đăng ký họ cho riêng mình. Người dân bắt đầu cuống cuồng đi tìm cái họ cho mình, đa số họ nhờ những người tri thức, trưởng thôn đặt họ… và đã có vô số họ được đặt theo đặc điểm của vị trí gia đình, cây cối, và thậm chí là theo họ của hàng xóm…
Thiên hoàng Minh Trị, người đã gián tiếp giúp người dân Nhật Bản có họ… nhưng dòng dõi ông lại không có họ.
Và điều thú vị
Vì có quá nhiều người cần đặt họ nên trưởng thôn, những người tri thức đã giao quy ước đặt họ rằng:
- Nhà chú có một cây tùng nên lấy họ là: Matsushita (nghĩa: dưới gốc tùng).
- Nhà chú trước con sông nên lấy họ là: Maekawa (nghĩa: con sông phía trước).
Sông, núi…là nguồn gốc của rất nhiều dòng Họ tại Nhật Bản.
Vậy là người dân đua nhau tự đặt tên như vậy: ai ở trong núi thì mang họ là Yamashita, ai ở ngoài đảo thì lấy họ: Nakajima…
Đặt theo tên địa danh: Chiba, Wakamatsu…, theo đặc điểm sông núi, ruộng đồng: Mori, Yamada, Ogawa…, theo phương hướng: Higashi, Nishimura… và những họ như thế này chiếm tới 90% tổng số hơn 120.000 họ của người Nhật.
Đặt ghép theo họ của dòng dõi nổi tiếng: Fujiwara. Họ ghép chữ Fuji vào tên địa phương: Kato, Ito, Sato, Saito, Koto, Goto… tạo ra những tên họ như: Fujikato, FujiIto….trong khi hậu duệ của Fujiwara mang họ: Fujikawa, Fujimoto, Fujiwara.
Chính vì vậy: ở tỉnh Achi, có một ngôi làng mang toàn họ thực vật: Daikon (củ cải), Ninjin (Cà rốt)… Có làng lại mang toàn tên tôm, cá: Tai, Himera… giống hệt thủy cung. Có khi cả làng cùng mang một họ, điều này làm khó khăn hơn bao giờ hết cho những bác đưa thư.
Hiện nay ở Nhật trong số hơn 120.000 họ thì có một số họ chiếm số lượng lớn là: Sato, Suzuki, Takahashi, Tanaka, Watanabe, Ito, Yamamoto, Nakamura, Kobayashi và Kato.
Điều đặc biệt, mặc dù cai trị đất nước hàng ngàn năm lịch sử, thế nhưng Thiên Hoàng là dõng dõi duy nhất không có họ tại đất nước nhiều họ nhất thế giới này.
Theo thống kê mới nhất trong cuốn Họ và tên người Việt Nam thì nước ta có khoảng 1.023 họ, trong đó họ của người Kinh chiếm khoảng 300 họ, còn lại là họ của các dân tộc ít người và một số họ hiếm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong đó, có 13 họ được đặt khá phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Họ Nguyễn ( đông nhất - chiếm 38,4% ) , họ Trần với khoảng 12,1% , họ Lê có 9,5%, họ Phạm 7%, họ Hoàng ( hay Huỳnh ) có 5,1%... Sau đó là các họ: Phan, Vũ ( Võ ), Đặng, Bùi, Đỗ, Hồ, Ngô, Dương…
Theo nhiều chuyên gia, người Việt Nam đặt họ dựa trên nhiều lý do:
Thứ nhất là sự di cư của người Trung Quốc vào Việt Nam qua nhiều con đường mà khởi điểm là từ thời kì đô hộ Việt Nam 1.000 năm. Việc sinh sống lâu ngày trên đất ta cộng thêm cuộc hôn phối với người Việt nên dần dần có nhiều họ của Việt Nam được lấy theo họ của Trung Quốc như : Lý, Trương, Phùng..v…v
Thứ hai, thời vua Minh Mạng đã ban họ cho các buôn làng, người dân tộc thiểu số để họ đổi sang họ của người Việt bằng chữ Hán cho dễ đọc. Ví dụ năm 1827, ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị các dân tộc thiểu số buộc phải đổi lại một số họ như: Thạch, Hướng, Khâu, Lãnh, Lâm, Sơn, Thiết… Năm 1837, vua lại bắt người Chăm đổi sang các họ: Lưu, Huỳnh, Hàn, Nguyễn, Trương, Châu…
Thứ ba, các họ cũ có thể sinh ra họ mới. Như họ nhà ông tổ Nguyễn Bặc (ông là thủy tổ của họ Nguyễn và là công thần của nhà Đinh) vì một số lý do lại có thêm các họ khác như Nguyễn Hựu, Nguyễn Phúc, Tôn Thất, Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ… đây hầu như là các họ trong hoàng tộc triều Nguyễn sau này.
Thứ tư, vẫn có một số họ ở các vùng thiểu số được tù trưởng đặt cho dân chúng. Các họ này xuất phát từ tiếng nói riêng nhưng được đọc bằng chữ Nôm thuần Việt cho dễ nhớ. Ví dụ như Đèo, Lò, Teo, Ma… là những họ chỉ có ở các vùng Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Thứ năm, việc đổi họ để tránh phạm húy. Ví dụ họ Hoàng còn có một họ khác là họ Huỳnh, hoặc là Vũ hay Võ, Chu hay Châu… những họ này cùng một họ với nhau nhưng vì sao lại được tách ra làm hai như vậy? Là bởi vì thời phong kiến, có một số họ đã phạm húy (giống với họ của hoàng tộc). Đã là họ húy hay tên húy thì cấm kỵ không được gọi ra, cho nên dân thường nếu có họ giống như trên thì buộc phải gọi tránh sang một họ khác có cách phát âm gần giống như vậy.
Thứ sáu, đổi sang họ khác để tránh bị diệt vong. Điều này đã diễn ra rất nhiều trong lịch sử nước ta. Trần Thủ Độ bắt con cháu nhà họ Lý phải đổi sang họ Nguyễn với lý do tổ tiên nhà Trần cũng mang họ Lý. Triều Mạc sau khi sụp đổ con cháu của họ chạy loạn cũng lần lượt đổi sang các họ như Lý, Trần, Nguyễn, Trịnh… để tránh bị truy sát. Triều Nguyễn khi tiêu diệt nhà Tây Sơn cũng khiến con cháu những người từng theo vua Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng phải đổi họ để tránh bị truy cùng giết tận.
|