Ngày sóng gió trong Nhà Trắng

Ngày đăng: 08:26 10/04/2020 Lượt xem: 306

Ngày sóng gió trong Nhà Trắng

Ngày Trump tuyên bố "thấy ánh sáng cuối đường hầm" cũng là lúc nước Mỹ ghi nhận số người chết kỷ lục vì Covid-19 cùng nhiều biến động ở Nhà Trắng.

7/4 được coi là ngày thảm khốc của nước Mỹ, khi ghi nhận 12.722 người chết vì Covid-19, tăng 1.736 ca so với hôm trước. Đây là mức tăng ca tử vong kỷ lục ở Mỹ tính đến thời điểm đó.

Vào thời khắc đen tối như vậy, nhiều người kỳ vọng Tổng thống Donald Trump sẽ củng cố hình ảnh "lãnh đạo thời chiến" đối mặt với "kẻ thù vô hình", khi đất nước đang chờ đợi Covid-19 đạt đỉnh và nền kinh tế đang rơi vào trạng thái đình trệ.

Trump phát biểu trong họp báo tại Nhà Trắng ngày 7/4. Ảnh: AFP.

Trump phát biểu trong họp báo tại Nhà Trắng ngày 7/4. Ảnh: AFP.

Nhưng Trump bắt đầu ngày mới bằng quyết định sa thải Glenn A. Fine, tổng thanh tra phụ trách giám sát gói cứu trợ kinh tế trị giá hơn 2.000 tỷ USD, làm dấy lên lo ngại rằng sẽ ông cản trở việc giám sát giải ngân gói cứu trợ này.

Động thái được đưa ra chưa đến một tuần sau khi Trump sa thải Tổng thanh tra Cộng đồng Tình báo Mỹ Michael Atkinson, người đã nộp đơn khiếu nại của người tố giác Trump lên quốc hội liên quan đến cuộc điều tra xem xét bãi nhiệm ông. Stephen Collinson, bình luận viên của CNN, cho rằng đây là một dấu hiệu nữa cho thấy Trump đang lợi dụng cuộc khủng hoảng Covid-19 để loại bỏ những người "ghìm cương" quyền lực của ông.

Đảng Dân chủ cảnh báo rằng Trump đang muốn đích thân giám sát việc giải ngân gói cứu trợ lớn chưa từng có. Trump trước đó cũng từng tuyên bố sẽ bỏ qua điều khoản trong dự luật yêu cầu tổng thanh tra phải báo cáo với quốc hội về các khoản tiền này. Việc sa thải A. Fine được coi là "đòn phản công" mới nhất của Trump sau những nỗ lực xem xét bãi nhiệm ông.

Trước đó một ngày, Trump đã chỉ trích tổng thanh tra Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, người tiết lộ về tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo hộ quan trọng tại các bệnh viện tuyến đầu chống Covid-19.

Cập nhật: 8:21, 10/4|Nguồn: WorldOMeters

  Nhiễm Tử vong
Châu Âu 778,852 65,818
Bắc Mỹ 500,512 17,686
Mỹ 468,566 16,691
Châu Á 263,575 9,897
Tây Ban Nha 153,222 15,447
Italy 143,626 18,279
Đức 118,235 2,607
Pháp 117,749 12,210
Trung Quốc 81,907 3,336
Iran 66,220 4,110
Anh 65,077 7,978
Thổ Nhĩ Kỳ 42,282 908
South America 39,631 1,617
Bỉ 24,983 2,523
Thụy Sỹ 24,051 948
Hà Lan 21,762 2,396
Canada 20,765 509
Brazil 18,145 954
Bồ Đào Nha 13,956 409
Áo 13,244 295
Africa 12,880 632
Hàn Quốc 10,423 204
Nga 10,131 76
Israel 9,968 86
Thụy Điển 9,141 793
Oceania 7,477 53
Ấn Độ 6,725 226
Ireland 6,574 263
Na Uy 6,219 108
Australia 6,152 52
Chile 5,972 57
Đan Mạch 5,635 237
Ba Lan 5,575 174
Czech 5,569 112
Peru 5,256 138
Romania 5,202 248
Nhật Bản 4,979 99
Ecuador 4,965 272
Pakistan 4,489 65
Malaysia 4,228 67
Philippines 4,076 203
Mexico 3,441 194
Indonesia 3,293 280
Saudi Arabia 3,287 44
Luxembourg 3,115 52
UAE 2,990 14
Serbia 2,867 66
Panama 2,752 66
Phần Lan 2,605 42
Thái Lan 2,423 32
Qatar 2,376 6
Cộng hòa Dominica 2,349 118
Colombia 2,223 69
Hy Lạp 1,955 87
Nam Phi 1,934 18
Singapore 1,910 7
Argentina 1,894 79
Ukraine 1,892 57
Ai Cập 1,699 118
Algeria 1,666 235
Iceland 1,648 6
Belarus 1,486 16
Croatia 1,407 20
Morocco 1,374 97
Moldova 1,289 29
New Zealand 1,239 1
Iraq 1,232 69
Estonia 1,207 24
Slovenia 1,124 43
Hungary 980 66
Hong Kong 974 4
Lithuania 955 16
Azerbaijan 926 9
Armenia 921 10
Kuwait 910 1
Bahrain 887 5
Bosnia & Herzegovina 858 35
Cameroon 803 12
Kazakhstan 781 8
  721 13
Diamond Princess 712 11
Slovakia 701 2
Macedonia 663 30
Tunisia 643 25
Bulgaria 618 24
Latvia 589 3
Andorra 583 25
Lebanon 582 19
Uzbekistan 582 3
Cyprus 564 10
Costa Rica 539 3
Cuba 515 15
Afghanistan 484 15
Uruguay 473 7
Oman 457 3
Ivory Coast 444 3
Burkina Faso 443 24
Niger 410 11
Albania 409 23
Đài Loan 380 5
Ghana 378 6
Jordan 372 7
Reunion 362  
Channel Islands 361 8
Honduras 343 23
Malta 337 2
San Marino 333 34
Bangladesh 330 21
Mauritius 314 7
Nigeria 288 7
Kyrgyzstan 280 4
Bolivia 268 19
Palestine 263 1
Việt Nam 255  
Montenegro 252 2
Senegal 250 2
Georgia 218 3
Guinea 194  
Sri Lanka 190 7
Isle of Man 190 1
Kenya 184 7
Mayotte 184 2
Faeroe Islands 184  
DRC 180 18
Venezuela 171 9
Martinique 154 6
Guadeloupe 143 8
Djibouti 140 1
Brunei 135 1
Paraguay 129 6
Guatemala 126 3
Gibraltar 123  
Campuchia 119  
Rwanda 113  
Trinidad & Tobago 109 8
El Salvador 103 6
Madagascar 93  
Monaco 84 1
Guiana 83  
Aruba 82  
Liechtenstein 78 1
Mali 74 7
Togo 73 3
Barbados 66 3
Jamaica 63 4
Congo 60 5
Ethiopia 56 2
Uganda 53  
French Polynesia 51  
Bermuda 48 4
Quần đảo Cayman 45 1
Macau 45  
Gabon 44 1
Sint Maarten 43 6
Bahamas 41 8
Zambia 39 1
Guyana 37 6
Guinea-Bissau 36  
Eritrea 33  
Saint Martin 32 2
Liberia 31 4
Haiti 30 2
Myanmar 27 3
Benin 26 1
Tanzania 25 1
Libya 24 1
Angola 19 2
Antigua and Barbuda 19 2
Syria 19 2
Maldives 19  
Guinea Xích Đạo 18  
New Caledonia 18  
Mozambique 17  
Dominica 16  
Lào 16  
Mông Cổ 16  
Namibia 16  
Sudan 15 2
Fiji 15  
Curacao 14 1
Saint Lucia 14  
Botswana 13 1
Somalia 12 1
Grenada 12  
St. Vincent Grenadines 12  
Eswatini 12  
Zimbabwe 11 3
Chad 11  
Greenland 11  
Saint Kitts and Nevis 11  
Seychelles 11  
Suriname 10 1
MS Zaandam 9 2
Belize 9 1
Nepal 9  
Montserrat 9  
Malawi 8 1
Turks and Caicos 8 1
CAR 8  
Vatican City 8  
Cabo Verde 7 1
Mauritania 7 1
Nicaragua 7 1
Sierra Leone 7  
St. Barth 6  
Bhutan 5  
Falkland 5  
Gambia 4 1
Sao Tome and Principe 4  
Western Sahara 4  
Anguilla 3  
Quần đảo Virgin thuộc Anh 3  
Burundi 3  
Nam Sudan 3  
Caribbean Netherlands 2  
Papua New Guinea 2  
Saint Pierre Miquelon 1  
Timor-Leste 1  
 
1,603,437
Nhiễm
95,716
Tử vong
356,440
Khỏi
  • Việt Nam
  • Thế giới

Đến 7/4, Mỹ ghi nhận gần 400.000 ca nhiễm và gần 13.000 người chết vì Covid-19, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới, ngay cả khi có những dấu hiệu đầu tiên đầy hy vọng cho thấy tốc độ lây nhiễm bắt đầu chậm lại ở tâm dịch New York.

7/4 cũng là ngày quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas Modly nộp đơn từ chức. Quyết định được Modly đưa ra sau khi ông hứng chỉ trích nặng nề vì những lời lẽ công kích đại tá Brett Crozier, cựu hạm trưởng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, người kêu gọi sơ tán hơn 4.000 thủy thủ trên tàu để tránh một "thảm kịch nCoV".

Những sự cố này có thể ảnh hưởng nặng nề đến hình ảnh hải quân Mỹ, nhưng Trump dường như muốn tìm cách "phủi tay". "Tôi không có vai trò gì trong việc này. Tôi không biết đại tá Crozier, nhưng nghe nói ông ấy là người rất tốt", Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ nói.

Nhưng ông sau đó lại quay sang chỉ trích Crozier. "Ông ấy không nhất thiết phải là Ernest Hemingway. Ông ấy đã phạm sai lầm nhưng cũng đã có một ngày thật tệ. Và tôi ghét nhìn thấy những điều tồi tệ xảy ra", Trump nói.

Quyền Bộ trưởng Modly họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 2/4. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Cựu quyền Bộ trưởng Hải quân Mỹ Modly họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 2/4. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Sóng gió ở Cánh Tây của Nhà Trắng ngày 7/4 tiếp tục nổi lên khi Trump đe dọa cắt đóng góp tài chính cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng cơ quan này thiên vị Trung Quốc trong nỗ lực chống Covid-19. 

Tuy nhiên, Trump gây hoang mang khi tự phủ nhận tuyên bố này chỉ vài phút sau đó. "Tôi không nói sẽ làm như vậy, nhưng chúng tôi sẽ xem xét lại vấn đề này", ông nói. Một ngày sau, Trump tiếp tục công kích WHO, cho rằng Mỹ không nhận được giá trị tương xứng với số tiền đã đóng góp, thậm chí dọa điều tra tổ chức này. 

Cũng trong ngày 7/4, Stephanie Grisham, thư ký báo chí Nhà Trắng, bất ngờ từ chức, dù chưa từng tổ chức cuộc họp báo nào sau gần một năm nhậm chức. Các cuộc họp báo tại Nhà Trắng đều do Trump hoặc các quan chức cấp cao trong chính quyền của ông điều hành.

Nhà Trắng sau đó thông báo Kayleigh McEnany, thư ký báo chí chiến dịch tranh cử năm 2020 của Trump, sẽ thay thế Grisham. McEnany được cho là từng ca ngợi rằng nhờ có Trump, "chúng ta sẽ không phải thấy những dịch bệnh như Covid-19 xuất hiện ở Mỹ". 

Một ngày hỗn loạn của chính quyền Trump kết thúc bằng cuộc họp báo về Covid-19, nhưng cũng đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau. Trong cuộc họp báo, ông chỉ trích hình thức bỏ phiếu qua mail khi khẳng định có gian lận xảy ra, dù gần đây chính ông cũng bỏ phiếu như vậy.

NYTimes hôm đó tiết lộ rằng Peter Navarro, cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, hồi tháng 1 từng viết trong một bản ghi nhớ rằng Covid-19 có thể trở thành "đại dịch toàn diện", gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD cho kinh tế và đe dọa tới sức khỏe của hàng triệu người Mỹ. 

Khi được hỏi về bản ghi nhớ của Navarro, Trump tuyên bố ông không biết về tài liệu này cho tới vài ngày gần đây. "Tôi không thấy và cũng không tìm kiếm chúng", Trump nói và sau đó tranh luận rằng ông cũng có chung nhận định như Navarro nên mới quyết định dừng tất cả chuyến bay từ Trung Quốc. Nhưng theo Collinson, cho tới đầu tháng 3, Trump vẫn đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của Covid-19.

Khi được hỏi tại sao không đưa ra cảnh báo với người Mỹ về mối nguy hiểm của đại dịch nếu ông có chung quan điểm với Navarro, Trump nói: "Tôi sẽ không chạy ra ngoài và hét lên rằng chuyện này sẽ xảy ra. Tôi là người cổ vũ tinh thần cho đất nước này. Tôi không muốn gây ra sự hoang mang và sợ hãi".

Collinson cho rằng sự hỗn loạn và mâu thuẫn của chính quyền Trump không chỉ dấy lên hoài nghi về chiến lược kiểm soát Covid-19 hiện tại của Nhà Trắng, mà còn gây ra nhiều lo ngại. Nó cũng làm dấy lên hoài nghi về trách nhiệm của Trump trong việc thiếu chuẩn bị để nước Mỹ ứng phó với đại dịch.

Trump sau đó quay sang chỉ trích các phóng viên trong họp báo. Ông gọi một phóng viên của Fox News là "kinh khủng" khi người này chỉ ra rằng xét nghiệm nCoV vẫn là "một vấn đề lớn của Mỹ".

Những cuộc "đấu khẩu" của Trump với giới truyền thông từng tạo nhiều lợi thế cho ông trong chiến dịch tranh cử năm 2016 và phần lớn thời gian đầu nhiệm kỳ tổng thống. Những cuộc họp báo cũng khiến những người ủng hộ tin vào những diễn thuyết của Trump hơn là nhìn nhận vào những gì ông làm thực tế. Đây từng là công cụ giúp Trump thành công gắn kết những người ủng hộ ông.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát mới đây do CNN/SSRS công bố hôm 8/4 chỉ ra ngày càng nhiều người tỏ ra lo ngại về cách xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 của Trump trong những tuần gần đây. Khoảng 55% người Mỹ nói rằng chính quyền liên bang đã làm quá ít để ngăn chặn nCoV lây lan ở Mỹ, tăng 8% chỉ trong một tuần.

52% người khảo sát cho biết họ không đồng tình với cách xử lý khủng hoảng của Trump. Nhưng như thường lệ, khoảng 80% người của đảng Cộng hòa khẳng định chính phủ đã làm rất tốt và tỷ lệ ủng hộ Trump vẫn giữ ở mức ổn định 44%. 

"Những gì chúng ta đang chứng kiến là một đại dịch và chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm", Trump tuyên bố trong họp báo ngày 7/4 tại Nhà Trắng. 

Collinson cho rằng thay vì trấn an mọi người, thông điệp của Trump hôm đó lại cho thấy nhiều dấu ấn cá nhân và tính cách chính trị từng tạo nên nhiều hỗn loạn trong nhiệm kỳ của ông. "Đó là một màn thể hiện đầy quan ngại trong thời điểm đau đớn của đất nước, khi các tổng thống được kỳ vọng thể hiện sự lãnh đạo kiên định, nhất quán", bình luận viên này viết.


 Thanh Tâm (Theo CNN
)

tin tức liên quan