Mỹ đang trả giá vì bán hàng triệu khẩu trang cho TQ ngay trước dịch

Ngày đăng: 10:44 19/04/2020 Lượt xem: 349

Mỹ đang trả giá vì bán hàng triệu khẩu trang cho TQ ngay trước dịch

Thông tin thương mại cho thấy Mỹ đã bán lượng lớn khẩu trang và thiết bị y tế cho Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2020, ngay trước khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.

Theo dữ liệu kinh tế của chính phủ Mỹ, các nhà sản xuất nước này đã xuất khẩu lượng khẩu trang và thiết bị y tế trị giá hàng triệu USD sang Trung Quốc trong tháng 1 và 2, với sự khuyến khích của chính quyền liên bang, Washington Post cho biết, gọi đây là thất bại của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong xác định và chuẩn bị ứng phó với nguy cơ đại dịch.

Trong hai tháng đầu năm 2020, giá trị khẩu trang và thiết bị y tế Mỹ bán cho Trung Quốc tăng hơn 1.000% so với năm 2019, từ 1,4 triệu USD tăng lên 17,6 triệu USD. Tương tự, các hợp đồng bán máy thở và quần áo bảo hộ tăng ở mức 3 con số.

"Thay vì có các bước chuẩn bị, họ đã bỏ qua lời khuyên của các chuyên gia hết lần này tới lần khác. Người dân lúc này đang chết dần bởi không có nguồn tiếp tế thiết bị bảo hộ cần thiết", Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Lloyd Doggett cáo buộc.

Đã được cảnh báo

Trong giai đoạn đầu khi Covid-19 bùng phát, dịch bệnh chủ yếu xuất hiện ở Trung Quốc, tâm lý khủng hoảng lan rộng là điều không tồn tại ở Nhà Trắng.

Nhưng vào cuối tháng 1, giới chức an ninh quốc gia đã cảnh báo mối đe dọa đại dịch lớn đã hiển hiện. Ở thời điểm đó, Mỹ có 7 ca nhiễm Covid-19, các chuyên gia cho biết nước này sẽ cần chuẩn bị nguồn cung thiết bị y tế lớn phù hợp.

Tuy nhiên, vào ngày 30/1, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross trả lời Fox Business cho biết dịch bệnh bùng phát có thể "thúc đẩy mang việc làm trở về Bắc Mỹ" bởi các doanh nghiệp sẽ chuyển nhà máy khỏi các khu vực bị ảnh hưởng.

My dang tra gia vi ban hang trieu khau trang cho TQ ngay truoc dich hinh anh 1 mask.jpg

Lượng khẩu trang Mỹ bán cho Trung Quốc tăng kỷ lục trong 2 tháng đầu năm 2020. Ảnh: AP.

Khi số ca tử vong lên tới 2.770 vào hôm 26/2, chủ yếu tại Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ xuất bản một tờ rơi hướng dẫn các doanh nghiệp Mỹ cách thức bán "các sản phẩm y tế thiết yếu" tới Trung Quốc và Hong Kong thông qua quy trình thương mại cấp tốc của Bắc Kinh.

Ngày 3/3, một tùy viên thương mại tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh thông báo cho các đồng nghiệp về một "dịch vụ mới" đang được bộ phận thương mại của Đại sứ quán Mỹ cung cấp.

"Chúng tôi đang làm việc với các cơ quan thu mua của chính phủ Trung Quốc và các công ty Mỹ để xác định nhu cầu y tế tại địa phương. Chúng tôi đã lập ra Dịch vụ Thu mua Covid Trung Quốc và Hong Kong, mời xem tờ rơi đính kèm. Xin hãy gửi tờ rơi này tới các nhà sản xuất và cung ứng Mỹ", đoạn email do nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh gửi đi có đoạn.

Một quan chức Bộ Thương mại khẳng định Cơ quan Quản lý thương mại quốc tế đã đóng cửa chương trình này vào hôm 4/3, ngay sau khi tờ rơi được gửi đi tới các doanh nghiệp.

"Giới lãnh đạo cấp cao của Bộ Thương mại đã biết tới vụ việc và đang tiến hành điều tra", quan chức giấu tên nói.

Ông này cho biết Cơ quan Quản lý thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại đã trợ giúp 100 nhóm và 47 bang phân phối thiết bị bảo hộ y tế tại Mỹ và đang phối hợp với 25 quốc gia để tìm kiếm nguồn cung.

Peter Navarro, trợ lý thương mại của Tổng thống Trump, cùng các quan chức khác tại Nhà Trắng khẳng định các chuyến hàng bán cho Trung Quốc vào thời gian đầu đại dịch xuất phát từ mục đích nhân đạo. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/2 cho biết gần 17,8 tấn thiết bị y tế quyên góp đã được chuyển tới người dân Trung Quốc, bao gồm khẩu trang, gạc, máy hô hấp và nhiều nguyên vật liệu thiết yếu khác.

Thượng nghị sĩ Doggett nghi ngờ lượng khẩu trang thiếu hụt hiện nay tại Mỹ đã được các doanh nghiệp bán sang Trung Quốc với số lượng lớn trong suốt tháng 2.

"Đây là một trong nhiều thất bại đã góp phần gây ra tổn thất to lớn về sinh mạng tại Mỹ. Vào ngay thời điểm Tổng thống Trump có cuộc họp báo đầu tiên với nhóm phản ứng chống virus corona mà ông ấy lập ra, chính quyền của ông ấy lại đang bán lượng lớn thiết bị y tế sống còn cho Trung Quốc", Thượng nghị sĩ Doggett nói.

Phản ứng muộn màng

3M, một trong những nhà sản xuất khẩu trang y tế 3M hàng đầu của Mỹ, sản xuất khẩu trang đồng thời tại nhà máy ở Mỹ và Trung Quốc.

"Chúng tôi không thấy bất cứ sự ngăn cản nào, từ bất kỳ ai, vào những ngày đầu tiên của dịch bệnh, bao gồm cả chính phủ Mỹ, liên quan tới xuất khẩu (thiết bị y tế) tới Trung Quốc", người phát ngôn của 3M Jennifer Ehrlich cho biết.

Ngược lại, trong suốt tháng 2, một số quan chức của chính quyền Mỹ đã kêu gọi quan tâm tới hoàn cảnh của Trung Quốc và khuyến khích trợ giúp Bắc Kinh.

Hiện nay, việc Trung Quốc từng ồ ạt nhập khẩu khẩu trang và thiết bị y tế từ nhiều quốc gia bị coi là một phần trong âm mưu thao túng thị trường thế giới, trong bối cảnh Washington và nhiều chính phủ chỉ trích Bắc Kinh đã che giấu mối đe dọa thực sự của đại dịch trong thời gian đầu.

"Khi Trung Quốc im lặng về mức độ nghiêm trọng của khủng khoảng, họ âm thầm mua lượng lớn khẩu trang và thiết bị y tế từ khắp nơi trên thế giới", ông Navarro cáo buộc.

Navarro là một trong các quan chức Mỹ sớm lên tiếng cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh đe dọa tới cuộc sống của hàng triệu người Mỹ, đồng thời kêu gọi gia tăng kho dự trữ và nguồn cung thiết bị y tế.

Ông Navarro cáo buộc một trong các yếu tố khiến Mỹ phản ứng chậm chạp với đại dịch là Trung Quốc không cho phép các nhà khoa học Mỹ tới Vũ Hán, cũng như WHO trì hoãn tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

My dang tra gia vi ban hang trieu khau trang cho TQ ngay truoc dich hinh anh 2 Navarro.jpg

Peter Navarro, trợ lý thương mại của Tổng thống Trump. Ảnh: Getty.

Ngày 2/4, chính quyền Mỹ quay ngoắt khi Tổng thống Trump tuyên bố kích hoạt Đạo luật Sản xuất quốc phòng, theo hướng có thể ngăn 3M bán khẩu trang cho khách hàng nước ngoài, yêu cầu công ty này ưu tiên cung cấp cho khách hàng Mỹ.

"Chúng tôi đã giáng một đòn mạnh vào 3M khi nhìn thấy những gì họ làm với khẩu trang của mình", Tổng thống Trump viết trên Twitter cá nhân.

Bước đi của Tổng thống Trump vấp phải sự phản đối dữ dội từ Canada và các đồng minh. Giám đốc điều hành của 3M gọi sự phàn nàn của Tổng thống Trump là "vô lý", đồng thời cảnh báo "hậu quả ở mức độ khủng hoảng nhân đạo" nếu công ty không thực hiện đơn hàng với các quốc gia khác.

Thất vọng với cách phản ứng tiêu cực của Tổng thống Trump, lãnh đạo các quốc gia cũng như các công ty Mỹ đã tiếp cận các thành viên thuộc nhóm công tác chống virus corona của Nhà Trắng, những người báo cáo trực tiếp cho con rể kiêm cố vấn Jared Kushner.

Chiến lược này phát huy hiệu quả, Tổng thống Trump sau đó thông báo một thỏa thuận "hữu nghị hơn", cho phép 3M tiếp tục cung cấp khẩu trang cho các nước khác, trong khi phải tăng sản lượng sản xuất trong nước.

Trong tháng 2, Trợ lý bộ trưởng Y tế Mỹ Robert Kadlec điều trần trước Quốc hội cho biết Mỹ cần 3,5 tỷ mặt nạ N95, có khả năng lọc 95% giọt bắn, trong trường hợp dịch bệnh nghiêm trọng bùng phát.

Trong những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, Bộ Y tế Mỹ tính toán kho dự trữ chiến lược quốc gia chỉ có khoảng 13 triệu khẩu trang N95 để cung cấp cho nhân viên y tế. Hiện tại, 90% kho dự trữ của Mỹ đã được phân phát.

Nicole Lurie, cựu trợ lý bộ trưởng Y tế dưới thời Barack Obama, cho biết Nhà Trắng "đáng lẽ cần hành động sớm hơn nhiều để giải quyết vấn đề thiếu hụt khẩu trang bằng cách hoàn thiện dây chuyền sản xuất tốc độ cao, cũng như đặt hàng sớm để các nhà sản xuất tăng sản lượng".

Trung Quốc chủ động tích trữ từ sớm

Dữ liệu từ cả Mỹ và Trung Quốc cho thấy bức tranh về dòng chảy khẩu trang y tế đổ về quốc gia Đông Á suốt tháng 1 và 2. Trong 2 tháng đầu năm 2020, dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu thiết bị y tế, gồm khẩu trang phẫu thuật và N95, tăng gần 2.200% so với năm 2019.

Trung Quốc sản xuất khoảng 50% sản lượng khẩu trang toàn thế giới. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã chuyển từ vị trí nhà nhập khẩu nhỏ thành quốc gia nhập khẩu khẩu trang lớn nhất thế giới. Dữ liệu kinh tế từ các quốc gia khác cho thấy lượng khẩu trang xuất khẩu sang Trung Quốc vượt xa bất cứ thời điểm nào khác. Hàn QuốcNhật Bản và Mỹ là những nước đứng đầu danh sách xuất khẩu vào Trung Quốc.

Cơ quan Hải quan Trung Quốc ước tính đã thông quan 2,5 tỷ thiết bị y tế từ 24/1 tới 29/2, bao gồm 1 tỷ khẩu trang và hơn 25 triệu bộ quần áo bảo hộ. Riêng ngày 24/2, hải quan Trung Quốc đã thông quan 43 triệu khẩu trang. Dữ liệu từ một cơ quan thống kê của Mỹ cũng cho thấy sản lượng xuất khẩu thiết bị y tế từ Mỹ sang Trung Quốc đạt đỉnh vào giai đoạn này.

My dang tra gia vi ban hang trieu khau trang cho TQ ngay truoc dich hinh anh 3 Hoa_Xuan_Oanh.jpg

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Xinhua.

Tình trạng thiếu trang thiết bị y tế tại Mỹ hiện được đánh giá là khẩn cấp và cực kỳ trầm trọng. Một khảo sát cho thấy 90% thị trưởng các thành phố ở Mỹ cho biết không có đủ các bộ xét nghiệm và khẩu trang, trong khi 85% cho biết không có đủ máy thở.

Văn phòng Tổng điều tra, Bộ Y tế Mỹ xác nhận tình trạng thiếu hụt trầm trọng thiết bị xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân. Nhiều bệnh viện tại các bang phản ánh tình trạng bác sĩ và y tá phản tái sử dụng thiết bị bảo hộ, làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus.

Ehrlich, người phát ngôn của 3M, cho biết các quan chức Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp để bảo đảm thiết bị y tế sản xuất tại nước này sẽ không thể được xuất khẩu ra nước ngoài.

Trong cuộc họp báo hôm 31/3, Vụ trưởng Vụ Thông tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh bác bỏ cáo buộc Bắc Kinh tích trữ thiết bị y tế.

Bà Hoa khẳng định Bắc Kinh đã cung cấp khẩu trang và thiết bị y tế cho 120 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối trả lời câu hỏi về việc sản xuất và phân phối khẩu trang.


tin tức liên quan