Mưu sâu kế hiểm độc chiếm Biển Đông

Ngày đăng: 08:31 22/04/2020 Lượt xem: 268

                  Mưu sâu kế hiểm độc chiếm Biển Đông


                                   Tiến sĩ Trần Công Trục / Nguồn: Báo Điện tử Dân Việt

Trung Quốc thành lập các quận “Tây Sa”, “Nam Sa” trên Biển Đông là nhằm củng cố hồ sơ pháp lý cho yêu sách chủ quyền phi lý của mình, nằm trong chiến dịch mới để độc chiếm Biển Đông, trong đó có thể có những hành động mạnh mẽ hơn trên biển.

 

Mưu đồ bổ sung khoảng trống pháp lý

Việc Trung Quốc ra quyết định thành lập  các đơn vị hành chính đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là mưu đồ họ theo đuổi từ  lâu, được họ đẩy mạnh ngay sau khi dùng vũ  lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và chiếm các đảo thuộc Trường Sa năm 1988. Họ muốn hợp thức hóa những hành động vũ lực đó bằng các biện pháp hành chính, dân sự, pháp lý. Thực tế họ đã  thành lập các đơn vị hành chính ở đây từ những năm 1990 của thế kỷ trước, sau khi hoàn thành chiếm đóng bằng quân sự ở hai quần đảo này.

Năm 2012, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển,  như một hành động trả đũa, Trung Quốc tuyên bố  thành lập cái gọi là “ Thành phố Tam Sa” để  “quản lý” quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và  Trung Sa (bãi Macclesfield). Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này. Đó là một vài mốc trong chuỗi hành động của họ và mỗi lần chúng ta đều có công hàm phản đối mạnh mẽ. Lần này họ tiếp tục công bố phê duyệt thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, nâng cấp đơn vị hành chính để thay mặt nhà nước Trung Quốc đòi “quản lý” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

ử. Họ dùng tất cả tài liệu lịch sử có được để nói người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ trước công nguyên. Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào kể cả trong sử sách, là họ đã tổ chức được đơn vị hành chính ở đây, tư liệu lịch sử và bản đồ của người TQ xuất bản chính thức không thể hiện được điều đó.

Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay, kể cả tư liệu trong cuộc trưng bày bản đồ do  Chánh án Tòa án Tối cao Philippines tổ chức cho thấy, bản đồ Trung Quốc chỉ vẽ cực nam nước này là đến  phía nam đảo Hải Nam.  Trung Quốc thiếu bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang  bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ pháp lý, tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền của họ.

Không có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, việc họ tuyên bố thành lập các quận để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa là rất phi lý và sai trái.

 

 

muu sau ke hiem doc chiem bien dong hinh anh 2

Trung Quốc quân sự hóa Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và ngang ngược lập chính quyền cấp huyện ở đây.

Ngược lại, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu là lãnh thổ trong một quốc gia có chủ quyền, nhà nước ấy có quyền sáp nhập, tách ra, tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với địa lý, dân cư, trong phạm vi quyền hạn của nhà nước đó. Việt Nam cũng vậy, từ xưa trong thời kỳ phong kiến, các Chúa Nguyễn đã thiết lập được những đơn vị hành chính  thuộc Hoàng Sa và Trường Sa do nhà Nguyễn quản lý. Thời Pháp cũng có những tuyên bố thực thi chủ quyền ở Trường Sa Hoàng Sa. Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định tách Hoàng Sa khỏi Quảng Ngãi và nhập về Thừa Thiên.

Khi thống nhất đất nước, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  đã quyết định thành lập các đơn vị hành chính, đặc biệt năm  1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và Trường Sa, mà nay Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa, rồi tiếp tục thành lập các đơn vị nhỏ hơn trong đó.

Việt Nam cần tỉnh táo, kiên quyết

Trung Quốc tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính cấp quận, huyện quản lý Trường Sa và Hoàng Sa trong  lúc này, tiếp đó là việc họ đặt tên cho hàng chục đảo và thực thể trên Biển Đông là có ý đồ sâu xa của họ.  

Trung Quốc mở rộng "quyền quản lý" ở Trường Sa và Hoàng Sa là nhằm mục đích nói ở đó có đời sống kinh tế, có chính quyền, đủ điều kiện để khẳng định việc vận dụng Công ước Luật Biển 1982 nhằm nói việc họ xác định phạm vi vùng biển kế cận ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với Điều 121, khoản 3, UNCLOS1982.Thứ nhất, hãy xét đến bối cảnh Việt Nam  mới gửi công hàm lên LHQ trong đó có 2 nội dung: Phản đối các yêu sách của Trung Quốc, tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa; xác định hiệu lực điều 121 khoản 3  của Công ước Luật Biển LHQ 1982 đối với các cấu trúc địa lý có thể tính đến vùng biển. Việt Nam khẳng định các bãi ngầm hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi  theo định nghĩa đó không phải đối tượng có quyền thụ đắc lãnh thổ với bất kỳ quốc gia nào. 

Thứ hai, lúc này thế giới lao đao bởi dịch Covid-19, các nước đều bị Covid-19 ảnh hưởng tai hại đến tính mạng, kinh tế, có thể có nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Trung Quốc đang lợi dụng tình hình đó tính đến bước tiến mới hơn, mạnh hơn. Từ đầu năm đến giờ họ liên tục gây hấn, như cấm đánh bắt cá, húc chìm tàu cá Việt Nam, đưa tàu Hải Dương địa chất 08 xuống phía nam biển Đông...

Giờ họ ra các quyết định trên, có phải nhằm mở đường cho chiến dịch mới để thực hiện bằng được chiến lược độc chiếm Biển Đông, thực hiện cuộc chiến tranh mới  trên biển, bằng vũ lực hoặc không nhưng nhiều khả năng sẽ có những tình huống mạnh mẽ hơn. Trung Quốc đang tính toán "mượn gió bẻ măng" trong lúc lực lượng an ninh, kinh tế, quốc phòng của nhiều quốc gia đang dồn lực chống Covid-19. 


Thứ ba, vừa rồi họ nói tàu cá Việt Nam thực hiện công việc tình báo, thăm dò cơ sở Trung Quốc, vi phạm lãnh thổ Trung Quốc và sẵn sàng đánh trả. Thực tế họ đã làm vậy để thăm dò phản ứng quốc tế. Trung Quốc đã có những hoạt động được tính toán đồng bộ trên mọi mặt trận ngoại giao, pháp lý, truyền thông cùng với hành động trên biển.Trước đây trong lịch sử, năm 1974, 1988 khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa họ cũng tính những điều kiện thuận cho họ. Họ tung luận điệu Việt Nam Cộng hòa, hay năm 1988 họ rêu rao Việt Nam "vi phạm chủ quyền" của Trung Quốc, nên Trung Quốc có quyền dùng tất cả mọi cách để thu hồi lãnh thổ đã mất, kể cả đánh chiếm.

Việt Nam thời gian vừa đã kịp thời lên tiếng một cách mạnh mẽ . Công hàm của Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ gửi Tổng thư ký LHQ rất rõ ràng với nội dung cụ thể, đặc biệt là đã nhấn mạnh giá trị Công ước Luật Biển là văn bản pháp lý có giá trị duy nhất xác định hiệu lực của hai quần đảo, khẳng định bãi cạn không phải cơ sở thực hiện quyền thụ đắc lãnh thổ. Đó là những điều rất mới so với trước đây, được các nước như  Philippines, Malaysia, Indonesia hiểu rõ hơn  và chia sẻ quan điểm của Việt Nam. Điều đó cũng giúp gắn kết các nước đó trong việc tìm kiếm quan điểm chung của ASEAN ứng phó với Trung Quốc.

Theo tôi Việt Nam cần tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao, các cơ quan quản lý nhà nước,  thậm chí các cơ quan cao nhất cần tiếp tục lên tiếng nếu cần thiết. Cuộc đấu tranh đó phải làm thường xuyên liên tục, ở các mức độ khác nhau,  chứ không chỉ khi Trung Quốc có hành động vi phạm.

Trên thực địa chúng ta phải theo dõi giám sát thật chặt các động thái, các tính toán bài bản mưu mẹo của họ. Tư tưởng chỉ đạo là phải nghiên cứu khách quan khoa học về tình hình Biển Đông như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nếu  không rõ họ vi phạm đến đâu, ta nên xử lý thế nào, mà xử lý quá đi so với tình hình thực tế, có thể tạo cớ cho Trung Quốc làm lớn lên, tranh thủ sử dụng quân sự để gây hấn với mình như họ đã làm. Nếu sử dụng không đúng thủ tục pháp lý trong phạm vi trách nhiệm của mình sẽ có thể gây xung đột lớn hơn. Hiện nay cả thế giới đang đoàn kết tập trung đẩy lùi Covid-19,  nhưng  không vì cái đó mà lãng quên các điểm nóng khu vực, chúng ta phải đoàn kết thống nhất tiếng nói để ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

( C. H sưu tầm)

tin tức liên quan