Hà Nội nói về chuyện xúi giục bầu người này, bỏ người kia trong ĐH Đảng

Ngày đăng: 07:38 10/07/2020 Lượt xem: 360

Hà Nội nói về chuyện xúi giục bầu người này, bỏ người kia trong ĐH Đảng


                                                        Nguồn: Báo Điện tử Vietnamnet

Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội Vũ Đức Bảo nói về công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng các cấp ở thành phố trong nhiệm kỳ tới...

 

Dư luận lâu nay vẫn hay nghĩ "mùa Đại hội là mùa đơn thư", một số nơi xảy ra tình trạng nhắn tin tố cáo người này người kia... Hà Nội có xảy ra tình trạng này và cách xử lý của Hà Nội như thế nào, thưa ông?

Việc xúi giục, đơn thư, nhắn tin ở Đại hội là thường diễn ra.

Tại sao nó diễn ra? Nguyên nhân chủ yếu do đoàn kết nội bộ, do không giải quyết tận gốc những vấn đề tồn tại ở cơ sở, không công tâm khách quan trong việc giải quyết công tác cán bộ, đưa vào Ban Chấp hành những người không đủ uy tín, năng lực, không đủ trình độ, dễ dẫn đến vấn đề này.

 
Hà Nội nói về chuyện xúi giục bầu người này, bỏ người kia trong ĐH Đảng
Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội Vũ Đức Bảo

Hà Nội thực hiện vấn đề này không phải làm một lúc một ngay. Trong nhiều năm vừa qua Hà Nội có Chỉ thị 15 và Nghị quyết 15 là tập trung củng cố tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Qua đó đã tập trung giải quyết một số vấn đề.

Thứ nhất,  xử lý những tồn tại liên quan tố cáo, liên quan trực tiếp cán bộ.  Thứ hai, giải quyết vấn đề đoàn kết nội bộ giữa cấp uỷ chính quyền địa phương. Thứ ba, công khai, minh bạch những vấn đề cần giải quyết, nhất là những vấn đề mà cán bộ, đảng viên bức xúc.

Qua đó, kiên quyết thay thế những người không đủ năng lực, trình độ, đặc biệt về uy tín, nếu có vấn đề về sai phạm thì kiên quyết xử lý.

Thời gian vừa qua Hà Nội xác định 83 tổ chức cơ sở đảng cấp xã, phường, thị trấn là có vấn đề, 9 quận huyện thuộc diện phải quan tâm. Từ đó, Ban Thường vụ các cấp đã tập trung giải quyết triệt để vấn đề này. Đây sẽ là nguyên nhân quan trọng nhất để không nảy sinh tình trạng đơn thư, nhắn tin nặc danh.

Những cái đó tôi cho rằng nhiệm kỳ này Hà Nội cũng có nhưng ít hơn.

Năm nay, quy trình Đại hội công khai minh bạch, có quy trình 5 bước. Cán bộ chủ chốt bỏ phiếu, ai có tín nhiệm hay không tín nhiệm thì người ta đều có ý kiến.

Một vài thông tin có tính cá nhân, không xây dựng thì cũng không làm đảo lộn tình hình chung trong Đại hội. Bởi tất cả có quy trình đầy đủ, công khai, minh bạch.

Qua Đại hội cấp cơ sở ở một số địa phương như Thừa Thiên Huế cho thấy đã xảy ra tình trạng vận động, xúi giục bầu người này, bỏ người kia. Hà Nội có xảy ra tình trạng này?

Ở Hà Nội cơ bản không có. Khi có biểu hiện đó thì Ban Thường vụ các cấp nắm chắc tình hình, từ đó đã gặp gỡ trao đổi, giải quyết từng bước một trên cơ sở phải tôn trọng thực tiễn, ý kiến ở cơ sở, giải quyết hết sức khách quan, công tâm.

Sàng lọc người có sai phạm ngay từ đầu

Thời gian vừa qua Hà Nội có nhiều cán bộ bị kỷ luật do có sai phạm. Vậy theo ông làm thế nào để không chọn nhầm nhân sự khoá tới?

Trước tiên phải quán triệt tiêu chuẩn tham gia cấp uỷ, cái đó rất quan trọng. Thứ đến là thực hiện đủ quy trình 5 bước, thường những người có sai phạm đã được sàng lọc ngay từ quy trình này.

Tự hội nghị chủ chốt, hội nghị ban chấp hành, tự cơ sở họ đã sàng lọc giúp cho cơ quan tham mưu, cơ quan giúp việc, cơ quan thường vụ, đó cũng là điểm mới của năm nay, nên tỷ lệ trúng cử cấp cơ sở rất cao, những ai không có tín nhiệm thì vòng ngoài đã không vào.

Được biết trên thực tế, tại đại hội đảng các cấp, có những nhân sự dự kiến vào các chức danh chủ chốt nhưng lại không trúng vào Ban Chấp hành, tình huống này sẽ được xử lý như thế nào?

Trước tiên, quyền quyết định cao nhất là Đại hội. Đại hội sẽ bầu ra Ban Chấp hành, Ban Chấp hành bầu ra các vị trí chủ chốt. Như vậy, các cán bộ chủ chốt không trúng cử thể hiện tín nhiệm không cao.

Về nguyên tắc, chúng ta phải tôn trọng kết quả của Đại hội. Sau này,  xử lý như thế nào trong sắp xếp bộ máy thì Ban Thường vụ các cấp sẽ quyết định.

( C. H sưu tầm)

tin tức liên quan