Một cuốn tiểu thuyết kinh dị có nhắc tới Virud Vũ Hán từ thập niên 80?

Ngày đăng: 10:16 05/08/2020 Lượt xem: 321

Tiểu thuyết kinh dị từng nhắc tới virus Vũ Hán từ thập kỷ 80

 Thứ tư, ngày 05/08/2020 08:31 AM (GMT+7)
 
Dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán vào cuối năm 2019 đã khiến nhiều độc giả liên tưởng tới cuốn tiểu thuyết The Eyes of Darkness của nhà văn Dean Koontz phát hành năm 1981, kể về một virus được tạo ra từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.
 
 

The Eyes of Darkness, một cuốn tiểu thuyết thuộc thể loại kinh dị của tác giả Dean Koontz, kể về một phòng thí nghiệm quân sự Trung Quốc đã tạo ra virus như một phần của chương trình vũ khí sinh học. Phòng thí nghiệm này được đặt tại Vũ Hán, nên tên của virus được đặt là Vũ Hán-400.

38 năm sau, thành phố Vũ Hán bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi trở thành nơi khởi phát của dịch Covid-19 do virus corona gây ra, khiến hơn 89.000 người nhiễm bệnh và tước đi sinh mạng của hơn 3.000 người.

Trong The Eyes of Darkness, bà mẹ Christina Evans bắt đầu khám phá bí mật liệu con trai của mình đã chết trong chuyến đi cắm trại hay cậu bé vẫn còn sống.

Tiểu thuyết kinh dị từng nhắc tới virus Vũ Hán từ thập kỷ 80 - Ảnh 1.

Không ít độc giả từng đọc qua The Eyes of Darkness sẽ sửng sốt khi thấy nội dung trong cuốn sách có những nét tương đồng với dịch Covid-19 ngoài đời.

Cuối cùng Christina theo chân con trai đến một cơ sở quân sự nơi cậu bé đang bị giam giữ sau khi vô tình bị nhiễm virus nhân tạo được điều chế tại trung tâm nghiên cứu ở Vũ Hán.

"Đó là khoảng thời gian mà một nhà khoa học Trung Quốc tên là Li Chen chuyển đến Mỹ trong khi mang theo một đĩa mềm chứa dữ liệu quan trọng nhất của Trung Quốc và vũ khí sinh học mới nguy hiểm nhất trong thập kỷ. Họ gọi nó là Vũ Hán-400 vì nó được phát triển trong phòng thí nghiệm RDNA của họ ngay bên ngoài thành phố Vũ Hán", trích một đoạn trong cuốn sách.

Trong một sự trùng hợp kỳ lạ khác, Viện Virus học Vũ Hán, nơi đặt phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 của Trung Quốc, nơi nghiên cứu các loại virus nguy hiểm nhất, cách khu chợ hải sản - tâm chấn của vụ dịch, chỉ 32 km.

Không ít thuyết âm mưu cho rằng virus corona mới gây ra dịch Covid-19 do con người tạo ra và có khả năng thoát khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán. Trên thực tế, phòng thí nghiệm này là một trong những nơi đầu tiên giải được trình tự của virus corona mới.

Trong tác phẩm kinh dị của Koontz, virus này được coi là vũ khí hoàn hảo, vì nó chỉ ảnh hưởng đến con người và vì nó không thể tồn tại bên ngoài cơ thể con người lâu hơn 1 phút, không đòi hỏi các yêu cầu khử trùng phức tạp sau khi những vật chủ tử vong, do đó những người tạo ra nó sẽ dễ dàng tồn tại sau khi lây lan virus.

Dean Koontz là một nhà văn nổi tiếng của dòng tiểu thuyết viễn tưởng. Tác phẩm đầu tiên của ông - Star Quest, được xuất bản vào năm 1968, sau đó Koontz cho ra đời hơn 80 tiểu thuyết và 74 truyện ngắn khác. Hiện nhà văn 74 tuổi này đang sống cùng vợ tại California - tiểu bang hiện đang có 20 ca nhiễm Covid-19.

Albert Wan, chủ hiệu sách Bleak House Books ở Hong Kong, nói rằng Vũ Hán trong lịch sử là nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học, bao gồm các cơ sở nghiên cứu về vi trùng và virus. Những tác giả thông minh, có vốn hiểu biết như Koontz sẽ biết tất cả những điều này và sử dụng chút thông tin thực tế này để tạo ra một câu chuyện vừa thuyết phục vừa đáng lo ngại.

Tiểu thuyết kinh dị từng nhắc tới virus Vũ Hán từ thập kỷ 80 - Ảnh 2.

Nhà văn kinh dị, viễn tưởng Dead Koontz.

"Phát xít Nhật chắc chắn đã thực hiện nghiên cứu vũ khí hóa học ở Trung Quốc, tiêu biểu là Đơn vị 731 đóng quân tại Cáp Nhĩ Tân và miền Bắc Trung Quốc. Họ cũng thừa nhận đã lưu trữ một lượng vũ khí hóa học ở Vũ Hán", Paul French cho biết.

Nhà văn người Anh Paul French, người chuyên viết sách về Trung Quốc, cho biết nhiều yếu tố xung quanh virus ở Trung Quốc liên quan đến chiến tranh thế giới thứ hai, có thể là một yếu tố khiến Koontz sáng tạo ra virus Vũ Hán-400.

Chan Ho-kei, nhà văn nghiên cứu về đề tài tội phạm tại Hong Kong tin rằng thể loại tiên tri giả tưởng này không hề kém phổ biến.

"Các nhà văn thuộc thể loại viễn tưởng luôn cố gắng tưởng tượng thực tế sẽ như thế nào, vì vậy, rất có khả năng họ sẽ viết một cái gì đó tương tự như một dự đoán. Tất nhiên, nó rất kỳ quái khi các chi tiết trong sách và thực tế lại khá sát nhau, nhưng tôi nghĩ nó chỉ là vấn đề xác suất toán học", Chan chỉ ra.

Nhiều cuốn sách của Dean Koontz đã được chuyển thể thành phim truyền hình hoặc phim điện ảnh, nhưng The Eyes of Darkness chỉ thực sự nổi tiếng khi các độc giả nhớ lại các chi tiết và so sánh với tình hình dịch bệnh ngoài đời thực.

Bắc Hiệp (Ngày Nay)

tin tức liên quan