"Điều gì còn lại phía sau phiên tòa xét xử vu án ở Đồng Tâm". Hoàng Văn Kính

Ngày đăng: 06:58 19/09/2020 Lượt xem: 454
Góc nhìn của một người lính.
Điều gì còn lại phía sau
phiên tòa xét xử vu án ở Đồng Tâm

CTV: Hoàng Văn Kính

 
      Phiên tòa xét xử vụ án giết người và chống người thi hành công vụ xẩy ra vào sáng 9/1 thại Đồng Tâm dự kiến diễn ra trong 10 ngày, nhưng do quá trình xét xử tất cả 29 bị cao đều cúi đầu nhận tội, ý kiến bào chữa của các luật sư cũng được xem xét và giải quyết nên đầy đủ, rõ ràng ( chẳng còn gì để nói ) nên phiên tòa chỉ diễn ra trong 4 ngày là kết thúc.
          Tòa đã tuyên 2 án tử hình cho: Lê Đình Công và Lê Đình Chức là  kẻ đã trực tiến tưới xăng giết hại 3 chiến sỹ Công an, 1 án chung thân, 3 án tù từ 12 đến 16 năm.  23 bị cáo còn lai nhận mức án từ 15 tháng tù treo đến 5 năm tù giam về tội chống người thi hành công vụ.
          Dư luận hoan nghênh và đồng tình với việc xét xử của Tòa án và các mức án Tòa đã tuyên. Mức án với các bị cáo như thế đã thế hiện rõ nhân văn, tính ưu việt của chế độ xã hội. Dân tộc việt Nam ta từ xa xưa đã luôn nêu cao đạo lí thẫm đẫm tình người: “ Đánh kẻ chạy đi cứ không đánh người chạy lại”. “ Giơ cao đánh khẽ”… Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng trừ 2 án tử hình, một số bị cáo khác cũng phải nhận mức án cao hơn mới xứng với tội danh của họ.
          Vụ án xẩy ra ở Đồng Tâm có lẽ là một trong số ít vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm từ cả 2 vế của một vấn đề. Vế thứ nhất: một bên là những kẻ côn đồ, hung hãn được các thế lực phản đông, chống phá giật dây bất chấp cả kỉ cương, phép nước lộng hành chống phá Nhà nước, giết người thi hành công vụ một cách rất dã man và vế thứ hai: Một bên là vai trò lãnh đạo của chính quyền sở tại ở địa phương.
          Từ vụ án này, chắc chắn lãnh đạo và chính quyền xã Đồng Tâm, lãnh đạo và chính quyền huyện Mỹ Đức và cả Hà Nội nữa đã rút ra được nhiều bài học sâu sắc để không còn xẩy ra những trường hợp tương tự.
          Những kẻ phạm tội ác đã phải nhận quả báo, vụ án đã khép lại, nhưng phía sau nó vẫn còn day dứt một câu hỏi: Có cách nào để không xẩy ra vụ án đau lòng như thế? Vụ việc xẩy ra rạng sáng ngày 9/1 có thể ngăn chặn được không?
          Bài viết này xin được nêu một vài ý để cùng đi tìm lời giải.
        Thứ nhất: Phải khảng định rằng khu đất mà một số người gọi là “ tranh chấp” giữa người dân và Chính quyền địa phương là đất Quốc phòng, lúc đầu được giao cho Tiểu đoàn 31, Lữ đoàn 28, Quân chủng PKKQ quản lí để phục vụ mục đích Quốc phòng. Các hồ sơ, giấy tờ hiện có đều chứng minh và cả những bị can cũng đã phải cúi đầu thừa nhận sự thật đó cả trước và trong phiên tòa, không có sự mập mờ hay khuất tất nào cả. Nhưng vì sự buông lỏng quản lí của địa phương và đơn vị Quân đội trong một thời gian dài nên một số hộ dân đã lấn chiếm, tự ý vào làm trang trại, nhà ở, khu chăn nuôi, trồng trọt, sau đó một số hộ còn tự ý chuyển nhượng, cho tặng nhau. Không ai can thiệp, cũng chẳng ai có ý kiến gì, sự việc cứ thế trôi đi, “ Để lâu cứt trâu hóa bùn”, một số hộ đến dựng nhà, mặc nhiên công khai là đất của mình và từ đất có chủ là đơn vị Quốc phòng nó biến thành đất tranh chấp.
         Đặt giả thuyết, nếu ngay từ đầu đơn vị Quân đội được Nhà nước giao đất làm tốt công tác quản lí quyền sở hữu, có nhiều giải pháp để ngăn chặn những hành vi lấn chiếm, có sự phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương vào cuộc giải quyết dứt điểm ngay từ khi nó mới manh nha thì hậu quả có đến nỗi nào.
Đa phần những vụ án ở nông thôn nước ta đều có dính dáng đến chuyện đất cát. Ở đâu Chính quyền làm tốt công tác quản lí thì ở đấy không sinh chuyện và ngược lại. Đồng Tâm là một điển hình về sự buông lỏng quản lí và hậu quả là cái giá đã phải trả.
         Thứ hai: Vụ việc xẩy ra không phải chỉ trong ngày một, ngày hai. Nó bắt đầu từ năm 2012 khi hàng loạt các vụ khiếu kiện đất đai nổi lên. Đến năm 2014 Bộ Quốc phòng có quyết định giao đất cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội ( viettel ) tiếp nhận, quản lí, sử dụng vào công trình Quốc phòng A1.
         Không được xem xét giải quyết dứt điểm, vụ việc cứ thế phình to ra, đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm.
        Cũng như tất cả các địa phương khác trên cả nước, ở Đồng Tâm cũng có cả một hệ thống chính trị ở cơ sở với đầy đủ các Ban bệ. Nhưng có một sự thật rất đáng buồn là tất cả đều bị tê liệt. Tất cả cùng với  những cái giấy chứng nhận nọ kia, bằng khen, giấy khen hàng năm chỉ để khoe mẽ, làm sang, để cho đẹp đội hình, chẳng có một tý giá trị thực tế nào cả.
         Trước và trong khi vụ việc xẩy ra Đảng bộ xã Đồng Tâm, Chi bộ thôn Hoành, các Đảng viên, CCB, Hội Phụ nữ, Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Người cao tuổi…họ ở đâu, đã làm gì, họ có nhận thấy nguy cơ đổ máu, để mất Chính quyền hay không?
         Theo báo Tuổi trẻ Online số ra ngày 20/10/2017 : Bà Nguyễn Thị Lan Bí thư Đảng ủy xã biết rõ sự việc 38 cán bộ, chiến sỹ Công an bị bắt giữ ( bà này đã gọi điện cho lãnh đạo huyện) nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ, bỏ vị trí công tác trong 3 ngày liền. Nếu ở cấp cơ sở đáng trách một thì các cấp trên cơ sở của họ đáng trách mười. Cũng theo bà Lan  việc bỏ vị trí công tác trong 3 ngày “ nước sôi lửa bỏng” đó vì bộ máy Chính quyền lúc ấy đã tê liệt, hầu hết các lãnh đạo, cán bộ đều không có mặt ở trụ sở.
        Từ Bí thư đến các cán bộ chủ chốt của xã rũ bỏ trách nhiệm, chạy chốn, đào ngũ, rắn mất đầu toang là phải.
       Phải nói thẳng, trong một thời gian dài toàn bộ hệ thống chính ở Đông Tâm đã bị ông Lê Đình Kình và “ tổ đồng thuận” vô hiệu hóa, tự tung, tự tác hoành hành. Họ công khai giữa thanh thiên bạch nhật lăng mạ, chửi bới, gặp gỡ, hội họp, dọa nạt, vận động, bắc loa thách thức, đòi hỏi yêu sách, quyên góp tiền, mua sắm tích trữ vũ khí nóng hàng tháng thậm chí cả năm trời… lẽ nào Cán bộ, Đảng viên, lãnh đạo, Chính quyền, các đoàn thể Chính trị ở đấy không ai biết gì. Biết mà làm ngơ cũng có nghĩa là  đồng phạm. Ở Đồng Tâm đã thế, chẳng lẽ lãnh đạo huyện, lãnh đạo thành phố cũng thế à? Tại sao lại để sự việc xẩy ra ngoài tầm kiểm soát như vậy.
         Nếu hệ thống chính trị ở địa phương nào cũng thế thì đất nước này sẽ đi về đâu. Thành quả Cách mạng được đổi bằng xương máu của bao thế hệ sẽ ra sao?
         Thứ ba: Khi sự việc xẩy ra, việc định hướng dư luận không tốt cùng với sự kích động, phá họai của các thế lực chống đối, ít nhiều đã làm méo mó sự thật.
         Vụ việc ở Đồng Tâm một lần nữa nhắc nhở bài học cảnh giác về sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, những thành phần cơ hội Chính trị. Nó bám lấy bất kì lí do gì để kích động, xúi giục, kêu gọi ngoại bang can thiệp. Trong một số trường hợp ta đã không có những biện pháp quyết liệt, ngăn chặn kịp thời. Nếu việc mua lựu đạn, giao phóng, làm bom xăng…được ngăn chặn ngay từ đầu thì chúng ta đâu mất 3 Cán bộ Chiến sỹ Công an. Cùng với đó một số ít Chính trị gia, Nhà văn, Nhà thơ, Luật sư cuội trong nước lúc nào cũng tưởng mình là cây cao bóng cả, hồ đồ không rõ vô tình hay hữu ý đã công khai một số phát ngôn làm hoang mang dư luận, thậm chí còn vào hùa, nhỏ những giọt nước mắt cá sấu thương cảm cho những kẻ phá hoại, giết người. Khi mọi việc đã rõ trắng đen ấy vậy mà còn nuôi ý định Quốc tế hóa vụ việc. Cũng chính vì thế mà “ Tổ đồng thuận” đã coi trời bằng vung càng hung hăng hơn bởi chúng luôn ảo tưởng được một thế lực quyền uy nào đó cả trong và ngoài nước che chắn.
         Cũng có những câu hỏi đặt ra: Nhà nước ta có đầy đủ công cụ pháp lí để bào vệ Nhà nước, bảo vệ lẽ phải, bảo đảm trật tự xã hội nhưng có phải việc thực thi chưa nghiêm dẫn đến nhờn luật? Giữa cái tình với cái lí,  giữa dân chủ và thượng tôn pháp luật có phải chúng ta đang có xu hướng thiên về cái tình hơn. Nếu đó là một đạo lí trong hành xử của các cơ quan công quyền thì đạo lí ấy đang bị  những kẻ chống đối, phá hoại, coi thường kỉ cương phép nước lợi dụng.
        Nền tảng vững chắc của mỗi gia đình cũng như toàn xã hội nằm ở chỗ: “ Nhà có gia quy, Nước có quốc pháp”. Điều ấy phải được thượng tôn nếu không, nhà sẽ tan và Quốc cũng toang.
        Nhiều người hay lên tiếng, chê bai cách hành xử giữa con người với con người ở các nước phương tây, nhưng có một điều phải thừa nhận việc thực thi pháp luật của họ nghiêm minh, sòng phẳng, rõ ràng hơn ở ta. Nếu sự việc giết người, chống người thi hành công vụ sáng 9/1 xẩy ra ở Mỹ thì không phải chỉ có một Lê Đình Kình mà còn vài tên nữa đã bị tiêu diệt, chẳng cần phải xét xử. Chỉ với hành vi bắt nhốt 38 Cán bộ, Chiến sỹ Công an đang làm nhiệm vụ ở Đồng Tâm, bọn chống người thi hành công vụ  này đã phải tù mọt gông, làm gì có chuyện đòi phải trả tiền cơm nuôi cho những kẻ bắt người trái pháp luật, làm gì có chuyện nhởn nhơ để rồi  gây ra vụ án giết người sáng 9/1. Ranh giới giữa cái tình và sự nhu nhược khi thực thi pháp luật sao nó cứ lẫn lộn, mong manh thế.
Buông lỏng lãnh đạo, thiếu biện pháp ngăn chặn kịp thời để xẩy ra vụ việc đau lòng ở Đồng Tâm, lỗi một phần tại chúng ta.
Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm xử vụ án Đồng Tâm 

tin tức liên quan