LẬT SỬ - MỘT BIỂU HIỆN CỦA "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" ĐANG DIỄN RA RẤT NGHIÊM TRỌNG. Thiếu tướng Hoàng Kiền (Tiếp theo 2)

Ngày đăng: 08:07 22/09/2020 Lượt xem: 376
LẬT SỬ - MỘT BIỂU HIỆN CỦA "DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH"
ĐANG DIỄN RA RẤT NGHIÊM TRỌNG

Thiếu tướng Hoàng Kiền
 
               
         PHẦN THỨ HAI ( tiếp theo )

         HOÀNG CAO KHẢI và TRƯƠNG VĨNH KÝ
         Ngày 11/9/2020, ở Thủ đô Hà nội, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Nhà báo Trương Vĩnh Ký”, "Hoàng Cao Khải", xuất bản " Kỷ yếu triển lãm và hội thảo Trương Vĩnh Ký ".
         Đã có một số báo đưa tin, nhiều bài viết trên mạng xã hội, có báo điện tử nhanh nhảu đưa lên cũng mau chóng gỡ bài....
         Vấn đề là họ rửa tội tôn vinh cho hai nhân vật này nhằm mục đích gì? Tại sao lại đưa ra vào lúc này? Có thể nói là tình hình diễn ra hiện nay rất phức tạp.
         Trương Vĩnh Ký, Hoàng Cao Khải công tội ra sao?
         BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ có bài cách đây hơn 4 năm (Thứ Năm, 04-02-2016), xin trích đăng lại .
         "Không được đánh đồng “công” và “tội”!"
         ...
         Thời gian gần đây, trong khi “xét lại lịch sử”, có tác giả cho rằng Hoàng Cao Khải là người “có tinh thần dân tộc”, Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”,…! Các ý kiến này xuất phát từ sự thật lịch sử, hay chỉ dựa vào một vài kết quả mà những người đó vô tình có được rồi biến thành giá trị để tôn vinh, xưng tụng, bỏ qua việc họ đã đi ngược lại lợi ích dân tộc, thậm chí bỏ qua tội ác của họ đối với dân tộc?
         ...
         Đáng tiếc ở Việt Nam gần đây có một số ý kiến “đánh giá lại” một số nhân vật vốn gây nhiều tranh cãi, từ đó nhập nhèm giữa “công” và “tội” có thể gây ra nhầm lẫn, làm sai lệch sự thật lịch sử; như việc mấy năm trước một nhà sử học đề nghị “đánh giá lại” Hoàng Cao Khải là một thí dụ. Không thể bác bỏ sự thật Hoàng Cao Khải là nhân vật từng tận tụy phục vụ chính quyền thực dân Pháp, dân gian đã lưu truyền “công trạng” của người này bằng những câu ca để đời: “Hỏi ai bán nước buôn dân - Ấy Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân một phường”, “Hoàng Cao nhục nhã đã xong - Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô - Lại cùng Tây tặc mưu mô - Người Nam lại phá cơ đồ người Nam”…! Từ chỗ cho rằng “bia miệng” quá nặng nề khi đánh giá Hoàng Cao Khải, nhà sử học muốn bảo vệ nhân vật này, cho rằng đây là người có… “tinh thần dân tộc”! Chẳng nhẽ khi “xét lại”, nhà sử học (vô tình, cố tình?) bỏ qua báo cáo của thống sứ người Pháp Parreau (Pa-gô): Tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa quân) thì xử chém ngay tức khắc… Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch”. Một ghi chép khác về Hoàng Cao Khải được trung úy F.Berard (Ph.Béc-na) viết trong thư ngày 16-10-1891 khiến người đọc khônng khỏi rùng mình: “Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái được một số lượng lớn súng ống”. Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành một “thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được” (lời Toàn quyền De Lanessan (Đờ La-nê-xăng)). Không ngẫu nhiên, một chí sĩ yêu nước đương thời từng nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú… Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi…”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó cũng không phải “bia miệng”, nên không thể chỉ dựa vào một cuốn sách viết về lịch sử của Hoàng Cao Khải để ca ngợi ông ta là người “có tinh thần dân tộc”. Bởi người có tinh thần dân tộc không bao giờ theo chân ngoại bang giết hại đồng bào mình!
         Năm 2015, việc Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”! Vậy người được tôn vinh này là ai? Đó là người vào tháng 3-1859, hơn một tháng sau khi Pháp chiếm thành Gia Định, trước cảnh nước mất nhà tan, phong trào chống thực dân lan rộng khắp cả nước lại có hành động khó hiểu là viết thư gửi người Pháp để cầu cứu: “Xin đừng chần chừ nữa, xin mở rộng bàn tay giải phóng của Ngài để chấm dứt những nỗi cơ cực của dân tộc chúng tôi” (Vũ Ngự Chiêu trích dịch Thư của Petrus Key); rồi tinh thần “không chần chừ” ấy được biểu hiện cụ thể bằng việc xăng xái làm thông ngôn cho người Pháp; và đảm nhiệm luôn cả việc làm “tay trong” cho người Pháp như đã thể hiện trong thư Trương Vĩnh Ký gửi cho P.Bert (P.Be): “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (Pen) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện cơ mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài” (thư ngày 10-5-1886); “Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện cơ mật” (thư ngày 17-6-1886)… Vậy nhưng, để đánh giá công lao Trương Vĩnh Ký, một số người chỉ căn cứ vào số tác phẩm của ông ta để kết luận đó là “người đi tiên phong trong việc chuẩn bị cho sự nghiệp duy tân”, “tác phẩm đa dạng như thế có tác dụng xã hội lớn lao. Nó giúp cho đồng bào ta vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người” mà không xét tới mục đích xuất bản các tác phẩm này. Hơn nữa, họ lấy gì chứng minh các cuốn sách ấy đã giúp người Việt đương thời “vượt qua vòng kiềm tỏa u minh của lối sống phong bế, mở mang sự hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết con người”? Chẳng lẽ họ không biết chính Trương Vĩnh Ký đã nói rất rõ trong thư gửi “Các vị trong ban duyệt xét bản thảo” rằng: “Người Pháp với tư cách là chủ, cần biết tiếng An Nam để giảng dạy người An Nam là học trò những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo và phục sinh của người An Nam”; thậm chí còn không ngần ngại tự nhận mình là “người bề tôi tận tâm và vâng lời”, khẳng định “lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp” (trích thư ngày 3-9-1868 gửi Giám đốc Nội trị để xin từ chức). Rõ ràng rất nhiều việc làm của Trương Vĩnh Ký chỉ là nhằm phụng sự quyền lợi của nước Pháp, không nhằm phụng sự đất nước đã sinh ra ông ta, tức là đâu có yêu dân tộc mình tới mức phải được ca ngợi, vậy vinh danh ông là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc” chẳng phải là sự xúc phạm với người Việt chân chính hay sao?
         Hoàng Cao Khải, Trương Vĩnh Ký không phải trường hợp cá biệt mà một số người nhân danh “nhà nghiên cứu” đánh giá, tôn vinh quá mức. Gần đây, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng với những việc khó tin như: có nhân vật cho rằng Pháp đánh chiếm Việt Nam là do “thượng đế an bài… nếu chống lại thì sẽ giống như châu chấu lay trụ đá”, vì vậy “tốt nhất là quân lính nên nghỉ ngơi” vẫn được ca ngợi “có tấm lòng yêu nước”; lại có nhân vật nói rằng: “Nay các nước phương Tây, đã bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa, ai hòa với họ thì được yên, huống hồ nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được” lại được ca ngợi là “yêu nước thiết tha”… Đáng nói là tại một số hội thảo, tọa đàm, có tác giả đưa ra logic kỳ quặc: “Văn hóa là nền tảng, người có đóng góp vào văn hóa dân tộc thì không lý gì không yêu nước, không có những đóng góp ưu việt cho nước nhà”; thậm chí có người kiên trì dựng lên cái gọi là “nỗi oan khuất chưa có người giải” và tìm mọi cách “minh oan”. Trong khi đó, một số tờ báo lại chưa thận trọng tỉnh táo, thiếu kiểm chứng, đã tạo diễn đàn công bố, vô tình trở thành công cụ tuyên truyền luận điểm thiếu chính xác tới công chúng, nếu tình trạng này tiếp diễn vô hình trung sẽ biến cái sai thành cái đúng, biến “ngụy sử” thành chính sử, tác hại sẽ khôn lường.
         Có thể thấy sự bất thường từ hiện tượng một số người nhân danh “xét lại lịch sử” để đưa đánh giá khác lạ, thậm chí sai lầm, về một số nhân vật lịch sử mà hành vi của họ từng làm tổn hại đến lợi ích dân tộc để tạo dựng nên “giá trị ảo”, thậm chí ca ngợi cả người theo ngoại bang, phản bội Tổ quốc,… rồi từ đó gieo rắc sự hoang mang, gây mất lòng tin, hoài nghi về những giá trị đích thực, phủ nhận những thành quả mà các thế hệ cha ông đạt được sau bao nhiêu năm đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc. Ghi nhận tên tuổi một số nhân vật lịch sử qua việc đặt tên một số trường học, công viên, đường phố là thể hiện tính nhân văn của truyền thống dân tộc. Nhưng không vì thế mà đánh đồng “công” và “tội”, người yêu nước và kẻ phản quốc, bởi điều đó là thiếu tôn trọng sự thật lịch sử và khiến nhận thức của thế hệ sau bị tác động tiêu cực, dẫn tới nhận thức lệch lạc, ngộ nhận.
         * Thế mà nay lại tổ chức hội thảo tôn vinh ngay tại Bảo Tàng Báo chí quốc gia, vấn đề không hề nhỏ, không hề đơn giản.
         RẤT NHIỀU BÀI VIẾT VỀ HAI NHÂN VẬT NÀY, CẦN XEM XÉT ĐÁNH GIÁ CHO XÁC ĐÁNG
         HOÀNG CAO KHẢI
         Họ đang rửa tội cho Hoàng Cao Khải. Có tác giả cho rằng Hoàng Cao Khải là người “có tinh thần dân tộc”, điển hình có một phó giáo sư đã viết trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, cơ quan chính thức của Viện Sử học Việt Nam : “Hoàng Cao Khải là một nhân vật lịch sử có vấn đề. Vấn đề của ông cần được nghiên cứu để có thể có những nhận định rạch ròi và xác đáng...Cuộc đời của ông, có thể nói, đặt ra những câu hỏi cần giải đáp để đảm bảo được sự công bằng trong lịch sử”.
         Hoàng Cao Khải là một người họ Hoàng, tôi đã tìm hiểu đọc kỹ về về ông ấy. Hội đồng dòng họ Hoàng - Huỳnh Việt Nam được thành lập năm 2004, do cụ Hoàng Nghĩa Lược làm chủ tịch, các thành viên trong Hội đồng đã tập trung tìm hiểu, viết cuốn sách "Các nhân vật tiệu biểu của dòng họ Hoàng - Huỳnh Việt Nam" suốt theo chiều dài lịch sử của dân tộc. Với Hoàng Cao Khải, có ý kiến đưa ra xem xét, nhất là khi có một số người nêu vấn đề "Hoàng Cao Khải có tinh thần dân tộc". Hội đồng kết luận không được đưa vào cuốn sách này. Vì danh dự dòng tộc, không tôn vinh người có tội với đất nước với dân tộc mà sử sách chính thống đã ghi.
           Hoàng Cao Khải - Phan Đình Phùng
         Ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, có hai nhân vật cùng thời, cùng nổi tiếng.
         Người thứ nhất là Phan Đình Phùng (1847- 1895), đỗ đình nguyên tiến sĩ (1877), làm ngự sử ở Viện Đô Sát. Sau khi thực dân Pháp chiếm kinh thành Huế (1885), ông dựng cờ khởi nghĩa ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Vua Hàm Nghi cử ông làm Hiệp thống quân vụ, chỉ huy nghĩa quân ở ba tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình. Được nhân dân ủng hộ, nghĩa quân lập nhiều chiến công. Thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn, từ lấy tiền tài chức tước mua chuộc đến đào mồ mả tổ tiên, bắt giam người thân của ông, nhưng tất cả đều không thể khuất phục nhà yêu nước họ Phan. Ông bị thương trong một trận đánh và sau đó qua đời khi mới 48 tuổi. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) ca ngợi ông: “Từ khi Pháp lấy nước ta, đã có biết bao vị anh hùng cứu quốc đứng ra chống với quân thù: ...Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến...”
         Người thứ hai cũng nổi tiếng, nhưng theo chiều ngược lại : Hoàng Cao Khải (1850 – 1933). Sau khi đậu kỳ thi Hương năm 1868, “ở nhà nhàn cư vô sự, cờ bạc chơi bời, đến đổi bán hết gia viên điền sản, chỉ còn một nước tự tử đến nơi, họ Hoàng bỏ nhà đi ra Bắc Hà”. Với bằng cử nhân, Khải được bổ làm huấn đạo huyện Thọ Xương rồi giáo thụ phủ Hoài Đức.
         Ngày 25-4-1882, thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn nghĩa. Sau đó, Pháp đánh nống ra các tỉnh khác của Bắc Kỳ.
         Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra khắp nơi. Bọn thực dân xua quân đi đánh nhưng không thể dập tắt ngọn lửa kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ. Chúng nghĩ tới việc áp dụng ở Bắc Kỳ thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt” mà trước đó chúng đã thi hành ở Nam Kỳ và Trung Kỳ với những Việt gian khét tiếng như Trần Bá Lộc, Huỳnh Tấn, Nguyễn Thân...
         Hoàng Cao Khải tự nguyện theo giúp quân xâm lược, rất được Pháp tin dùng. Ông ta được cử làm tiễu phủ sứ, phụ trách “dẹp loạn” ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Sau đó, ông ta được thăng chức tổng đốc Hải Yên (liên tỉnh Hải Dương – Quảng Yên); đến năm 1889, ông ta leo lên địa vị cao nhất xứ Bắc Kỳ: kinh lược sứ, được Pháp gọi là “phó vương Bắc Kỳ”, một chức quan không hề có trong sử sách Việt Nam.
         Thấy tuyệt vọng không thể bình định được vùng đồng bằng [Bắc Kỳ] bằng những đội quân chính quy và những đội dân vệ mà lúc đó quân số cũng đã lên 8 000 người, viên toàn quyền tạm quyền và viên thống sứ Pháp đã tổ chức những dân vệ và lính cơ dưới quyền của vị kinh lược Hoàng Cao Khải và vài vị quan, những “đội quân cảnh sát” hành động trong các tỉnh bị rối loạn nhất, đặc biệt là ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội...”.
         Thực hiện nhiệm vụ do thực dân Pháp giao, Hoàng Cao Khải mở các cuộc hành quân càn quét vào những khu căn cứ của nghĩa quân (Bãi Sậy ở Hưng Yên, Hai Sông ở Hải Dương...), bao vây dài ngày để cắt đứt việc tiếp tế lương thực, chém giết bừa bãi, nhằm khủng bố dân chúng để họ không dám giúp đỡ nghĩa quân. Nghĩa quân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ chịu nhiều tổn thất nặng nề.
         Một số học giả đề nghị “đánh giá lại” Hoàng Cao Khải. Không thể bác bỏ sự thật Hoàng Cao Khải là nhân vật từng tận tụy phục vụ chính quyền thực dân Pháp, dân gian đã lưu truyền “công trạng” của người này bằng những câu ca để đời:
“Hỏi ai bán nước buôn dân
Ấy Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân một phường”,
“Hoàng Cao nhục nhã đã xong
Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô
Lại cùng Tây tặc mưu mô
Người Nam lại phá cơ đồ người Nam”…!
         Từ chỗ cho rằng “bia miệng” quá nặng nề khi đánh giá Hoàng Cao Khải, những nhà sử học muốn bảo vệ nhân vật này, cho rằng đây là người có… “tinh thần dân tộc”! bằng chứng là báo cáo của thống sứ người Pháp Parreau (Pa-gô): Tháng 3-1889, Hoàng Cao Khải tiến hành “một trận đánh vang dội khắp vùng làm quân nổi loạn hoang mang, nhiều tên tướng bị bắt, Hoàng Cao Khải xử tử ngay lập tức. Hơn thế, Hoàng Cao Khải không để cho quân nổi loạn kịp hoàn hồn. Thám tử của ông tỏa đi khắp nơi, bắt giữ những kẻ tình nghi, hễ có dấu hiệu thông đồng với giặc (tức nghĩa quân) thì xử chém ngay tức khắc… Hàng loạt tên nổi loạn bị xử tử, làng Phù Đổng theo giặc bị đốt sạch”. Một ghi chép khác về Hoàng Cao Khải được trung úy F.Berard (Ph.Béc-na) viết trong thư ngày 16-10-1891 khiến người đọc không khỏi rùng mình: “Ông ta chặt 1.800 đầu trong ba tháng, nhưng ông ta đã thu được các tin tình báo quý báu đã giúp chộp được những tên cướp (tức nghĩa quân) và gặt hái được một số lượng lớn súng ống”. Dưới trướng Hoàng Cao Khải, đã hình thành một “thế hệ binh lính tàn bạo đến mức không chịu được” (lời Toàn quyền De Lanessan (Đờ La-nê-xăng)). Không ngẫu nhiên, một chí sĩ yêu nước đương thời từng nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú… Hai người ấy (Khải và Thân) đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi…”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó cũng không phải “bia miệng”, nên không thể chỉ dựa vào một cuốn sách viết về lịch sử của Hoàng Cao Khải để ca ngợi ông ta là người “có tinh thần dân tộc”. Bởi người có tinh thần dân tộc không bao giờ theo chân ngoại bang giết hại đồng bào mình!
         Ở Trung Kỳ, Pháp đánh mãi mà không đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, nên tháng 11-1894 toàn quyền Đông Dương De Lanessan sai Hoàng Cao Khải lấy danh nghĩa đồng hương và có quan hệ thông gia để viết thư dụ Phan Đình Phùng. Trong thư, Hoàng Cao Khải khẳng định việc Pháp cướp nước ta là điều không thể xoay đổi, do đó kháng chiến giành lại độc lập chỉ làm cho “quê hương điêu đứng xiêu tàn" và như thế có lỗi với dân. Hoàng Cao Khải Khải ca ngợi “nhà nước Bảo hộ khoan dung biết dường nào!”, khoe “với quan toàn quyền vốn có tình quen biết nhau lâu; lại có quan khâm sứ ở kinh đô và quan công sứ Nghệ Tĩnh cùng tôi quen thân, hợp ý nhau lắm” nên đã từng “bảo toàn” cho người “ra thú” được “yên ổn vô sự” .
         Phan Đình Phùng viết thư khước từ, đồng thời nói với người đưa thư: “Tôi thề quyết làm việc tôi làm đây tới cùng, dầu sấm sét búa rìu cũng không làm sao cho tôi thay lòng đổi chí được. Anh về nói dùm cho Hoàng Cao Khải biết như thế” . Hoàng Cao Khải cho dịch thư của Phan Đình Phùng ra chữ Pháp, gửi kèm theo báo cáo lên toàn quyền De Lanessan: “Bổn chức đã lấy hết sự thế lợi hại để tỏ bày khuyên nhủ Phan Đình Phùng ra hàng thú, nhưng y vẫn tỏ ý hôn mê bất ngộ. Giờ xin Chánh phủ Bảo hộ vì dân mà dùng binh lực tiễu trừ cho hết văn thân loạn phỉ”. Hành động của Khải bị người dân Nghệ - Tĩnh - Bình phê phán trong bài vè “Vè quan Đình” (tức đình nguyên Phan Đình Phùng):
Thua cơ, Tây phải cầu hoà
Sai Hoàng Cao Khải tiến thơ thuyết hàng
Quan Đình sắt đá bền gan
Lòng trung bạch nhật minh quang chẳng dời
Hoàng Cao nói chẳng đắt lời
Lại xui Tây tặc phải thời tiến binh
Sao không biết hổ với mình?
         Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân là một cặp bài trùng đặc biệt: cả hai đều ra làm tay sai cho thực dân Pháp xâm lược khá sớm, cùng được cử làm Tiễu phủ sứ (Khải ở Bắc Kỳ, Thân ở Trung Kỳ), cùng về Huế làm phụ chính đại thần, cố vấn cho vua, thượng thư (Khải giữ Bộ Binh, Thân giữ Bộ Lại), cùng nổi tiếng tàn bạo... và cùng về hưu năm 1903. Vì vậy, người cùng thời thường có nhận định chung về cả hai ông. Chẳng hạn, có câu ca dao :
Hỏi ai bán nước buôn dân
Ấy Hoàng Cao Khải – Nguyễn Thân một phường
hay bài “Vè quan Đình”:
Hoàng Cao nhục nhã đã xong
Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô
Lại cùng Tây tặc mưu mô
Người Nam lại phá cơ đồ người Nam .
         TRƯƠNG VĨNH KÝ
         Năm 2015, việc Trương Vĩnh Ký được một Quỹ văn hóa tôn vinh “nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam” khiến nhiều người ngạc nhiên. Sau đó lại xuất hiện một bài viết khẳng định Trương Vĩnh Ký là “người thầy, nhà văn hóa lớn của dân tộc”!
         Ngày 11/9/2020 ở Bảo Tàng Báo chí Việt Nam diễn ra cuộc hội thảo về Trương Vĩnh Ký, đã có ý kiến là :
         Trương Vĩnh Ký yêu nước theo cách của mình (12/09/2020 11:56 GMT+7)
         Kết luận này của nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến tại tọa đàm về nhà báo Trương Vĩnh Ký do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức ngày 11-9 tại Hà Nội cũng chính là quan điểm được nhiều người dự hội thảo đồng tình. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần được làm cho rõ.
         Một số bài viết về "NỖI OAN THẾ KỶ" CỦA "NHÀ BÁO LỖI LẠC" TRƯƠNG VĨNH KÝ. Hãy xem các thông tin về ông ấy qua các bài báo, bài viết, video clip trên mạng xã hội đáng tin cậy sẽ rõ.
         Trương Vĩnh Ký, một nhân vật theo Kito, từng viết thư chỉ dẫn cho quân Pháp đánh úp những lực lượng quân nhà Nguyễn và nghĩa quân kháng Pháp, cúc cung phục vụ quân Pháp nên được chúng thưởng rất nhiều "Bắc đầu bội tinh" và đưa vào triều đình bù nhìn Huế làm quan.
         Trong trào lưu xét lại lịch sử thời gian qua, nhiều vị nói Trương Vĩnh Ký phải mang những "nỗi oan thấu trời, nỗi oan thế kỷ". Để hiểu về thực chất con người Petrus Ký, chỉ cần nghe chính những "lời gan ruột" của "nhà báo lỗi lạc" này:
1. Tư tưởng tận tâm vì nước Pháp: "Lòng tôi luôn luôn thuộc về nước Pháp, và những công việc phục vụ nhỏ mọn của tôi cũng thuộc về nước Pháp... người bề tôi tận tâm và vâng lời".
Mục đích công việc: "Thu xếp ổn định thời hiện tại", tức là dẹp yên các phong trào Cần Vương và các cuộc nỗi dậy chống Pháp cứu nước.
2. Vạch đường cho Pháp xâm chiếm Bắc Kỳ: "Và tất nhiên, xứ sở chẳng thiếu tài nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp, ít ra là đối với Algérie, chất chứa nhiều của cải đủ để làm nên tài sản cho một quốc gia. Đất này tiện lợi cho những vụ trồng trọt các mùa thay đổi khác nhau.
Những cuộc thí nghiệm trồng nho và gieo lúa mì cho thấy những kỳ vọng chắc chắn. Tôi từng thấy lúa mì mọc trong đất, cây trông đẹp, bông đầy và lớn hạt. Tôi chưa nói tới ở đây những tài nguyên khoáng chất, người ta bảo là bao la, và tôi xin được phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng".
3. Khống chế ông vua bù nhìn Đồng Khánh và thao túng Cơ Mật Viện của triều đình Việt Nam:
"Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện Cơ Mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài; tôi tán dương cái uy danh mà tôi ra sức vây bọc quanh con người cũng như tên tuổi của ngài.
Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ Mật"
         (Hãnh thần: những đại thần trong triều đình mang tư tưởng chủ chiến, kháng Pháp)
4. Cố vấn cho thực dân phương pháp tiêu diệt các phong trào Cần Vương và các lực lượng vũ trang của dân Việt Nam đang nỗ lực chống Pháp cứu nước:
"Hãy nhanh chóng thành lập các đoàn lạp binh và võ trang cho họ; ngài không có điều gì phải quan ngại dù các nhà quân sự đã nói về việc đó, bởi vì những quân khí do ngài cung cấp, cho mượn hoặc bán, đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính quyền An Nam, sau cuộc bạo hành ngày 5 tháng 7, nay chỉ còn cách thần phục nước Pháp.
         Xứ Trung-kỳ mà ngài vừa ban cho nền tự trị sẽ phải bắt buộc ở dưới sự giám hộ của Người Bảo hộ nó và với hai thế đứng của Pháp tại Bắc và Nam-kỳ , những nghĩa cử rồi ra sẽ được củng cố và hiệu nghiệm hơn lên. Tôi hiểu những tình ý thật sự của người An Nam mà tôi dám khẳng định với ngài rằng chính sách ấy là tốt hơn cả, bởi vì, một mặt ngài có cái lợi đem lại cho nước Pháp sự mến mộ và lòng tin tưởng đã bị đánh mất từ bao năm qua, và mặt khác, ngài sẽ tìm thấy những nguồn lợi không kém phần thực tế cho các đồng bang của ngài trong cái xứ Bắc-kỳ giàu có..."
         Trương Vĩnh Ký với các "mề đay" là phần thưởng của thực dân Pháp đầy trên ngực áo, không lẽ nay họ muốn trao cả huân huy chương của Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam cho kẻ bán nước nữa hay sao?
Xem lai lịch của hai kẻ ôm chân thực dân Pháp để hiểu rõ. Cuộc đời của hai kẻ bán nước có gì đẹp mà đưa ra học tập. Hai tên này phục vụ cho chế độ thực dân, giúp quân xâm lược Pháp đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, chính vì cái gọi công lao “to lớn’ này với mẫu quốc (Mẹ Pháp), nên Trương Vĩnh Ký và Hoàng Cao Khải được đế quốc Pháp tặng thưởng nhiều“ huy chương ” , đó là những huy chương giết người Việt Nam. Trương Vĩnh Ký, Hoàng Cao Khải đã tắm đỏ máu đào của những người yêu nước và đồng bào ta và cả dân tộc này, nó là tội đồ sao lại vinh danh .
         Hoàng Cao Khải, Trương Vĩnh Ký không phải trường hợp cá biệt mà một số người nhân danh “nhà nghiên cứu” đánh giá, tôn vinh đến như vậy.
         Gần đây, hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng với những việc khó tin như:
         "PHÁP KHÔNG XÂM LƯỢC VIỆT NAM"
         Trong một cuộc hội thảo tại Đà Nẵng, có nhà sử học phát biểu: Pháp đánh vào Đà Nẵng không phải là xâm lược Việt Nam mà chỉ lấy Việt Nam làm bàn đạp tấn công Trung Quốc, nghe thật lố bịch. Trăm năm đô hộ, dân tộc bị áp bức bóc lột lầm than, 9 năm kháng chiến biết bao hy sinh xương máu mà họ bảo Pháp chỉ mượn Việt Nam làm bàn đạp, hỏi những ai tin điều này?
         Gần đây có một loạt các cuộc hội thảo, đặt tên đường phố là các nhân vật mà từ trước đến nay được ghi trong sử sách là có tội với dân tộc, đất nước.
         Một trào lưu lật sử diễn ra rất nghiêm trọng.
( còn nữa - Phần 3)
 
tin tức liên quan