ĐBQH Dương Trung Quốc: "Có lẽ đây là lần phát biểu cuối cùng của tôi trước Quốc hội sau 20 năm tham gia"

Ngày đăng: 09:44 26/03/2021 Lượt xem: 230

ĐBQH Dương Trung Quốc: "Có lẽ đây là lần phát biểu cuối cùng của tôi trước Quốc hội sau 20 năm tham gia"

 

 
 PVCT (ghi) Thứ sáu, ngày 26/03/2021 14:16 PM (GMT+7)
 
Là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu gần cuối trên nghị trường sáng 26/3, ông Dương Trung Quốc đã có những chia sẻ, góp ý đáng chú ý.
 
 
 Bình luận 0

 

 

Sáng 26/3, Quốc hội dành thời gian 1 ngày để thảo luận ở hội trường về: Dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã có bài phát biểu đáng chú ý. Mở đầu ông nói: Có lẽ đây là lần phát biểu cuối cùng của tôi trước Quốc hội sau 20 năm tham gia.

Chắc chắn chúng ta nhận thức được Quốc hội khóa XIV và nhiệm kỳ tiếp theo hướng về phía trước để theo kịp thời đại. Nhưng những đỉnh cao không chỉ ở phía trước, đôi khi đỉnh cao ở phía sau lưng mình nếu chúng ta ý thức được việc kế thừa truyền thống của dân tộc, của tổ tiên của Quốc hội và các bậc tiền nhiệm.

ĐBQH Dương Trung Quốc: Có lẽ đây là lần phát biểu cuối cùng của tôi trước Quốc hội sau 20 năm tham gia - Ảnh 1.

ĐBQH Dương Trung Quốc phát biểu trên nghị trường (ảnh Trung tâm báo chí Quốc hội).

 

Là người tham gia ĐBQH khá lâu (4 khóa) và cũng tham gia việc nghiên cứu lịch sử Quốc hội với tư cách một người làm báo, tôi muốn tiếp cận từ góc độ đó. Chúng ta rất tự hào những gì chúng ta làm được, nhưng soi lại các bậc tiền nhân làm được thì chúng ta phải suy nghĩ.

Ông dẫn chứng về Quốc hội khoá 1 được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở một nước thuộc địa phong kiến vừa giành độc lập nhưng đã tập hợp được ý chí, những giá trị đương đại nhất.

Tại Quốc hội khóa I đã có tập quán quan trọng là để cho dân tiếp cận hoạt động của Quốc hội. Khi đó Quốc hội họp ở Nhà hát lớn, đã dành toàn bộ tầng trên cùng để cho báo chí, mọi người dân có quyền được xem.

Ngày nay Quốc hội có cả toà nhà hoành tráng, nhưng vắng người dân, hàng ghế trên kia (ông hướng lên phía hàng ghế trên cùng) chỉ có đại biểu người nước ngoài, hoặc một số đối tượng nào đó. Quốc hội xây dựng hẳn một di sản, nhà truyền thống, hẳn một bảo tàng có giá trị nhưng ngay cả những người trong nghề chúng tôi cũng không được đến. Đương nhiên phải đảm bảo an ninh nhưng không vì thế mà ngăn cản người dân đến quan sát hoạt động của Quốc hội được.

Đấy là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và tôi mong rằng một ngày không xa người dân vào đây không những tham quan mà được quan sát, theo dõi hoạt động của Quốc hội.

Ý thứ hai, là ngay khi Quốc hội đầu tiên triệu tập họp, thời gian cho phép Quốc hội khoá 1 thông qua được Hiến pháp và bộ luật rất cơ bản là Bộ Luật Lao động, sau đó thì chiến tranh bùng nổ. Nhưng khi đó chúng ta đã có những sắc lệnh dưới luật liên quan đến quyền con người mà theo cách nói của chúng ta là liên quan đến quyền biểu tình, quyền hội họp, lập hội.

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc không ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới

 

  •  

Với Hiến pháp 2013 chúng ta đã nhanh chóng thực hiện mục tiêu đó bằng xây dựng luật pháp nhưng chúng ta mới thông qua được Luật trưng cầu ý dân, trong khi đó rất nhiều luật khác quan trọng đòi hỏi của đời sống nhưng ngày hôm nay chúng ta vẫn né tránh. Tôi nói né tránh bởi vì mỗi lần Quốc hội đặt vấn đề thì được trả lời rất đơn giản là Chính phủ chưa làm xong. Điều đó cho thấy, chúng ta vừa thấy mặt khó khăn, nhạy cảm của những luật ấy.

Hoạt động chất vấn của chúng ta có rất nhiều thay đổi, đặc biệt được tiếp sóng bởi các phương tiện thông tin mang lại niềm tin, nhưng chưa bao giờ chúng ta làm được như ngày xưa. Đó là đã bao giờ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước được chất vấn chưa? Ở những nhân vật ấy, tiếng nói ấy có vai trò cực kỳ quan trọng làm cho người dân tin tưởng hơn về bộ máy Nhà nước của mình.

Quốc hội đúng là đã có những thành tựu rất lớn mà trong báo cáo Chủ tịch Quốc hội đã đề cập đến. Chúng ta theo kịp với thời đại, ứng phó với tình huống. Chúng ta đã ứng dụng công nghệ cao, điều đó đúng nhưng đôi khi công nghệ cao lại đi ngược lại. Điều này tôi đã phát biểu nhiều lần ở Quốc hội, nhưng chưa bao giờ được tiếp thu. Đó là khi ứng dụng việc bấm nút biểu quyết  (việc biểu quyết trong Hiến pháp là công khai) nhưng không bao giờ ai được biết chính kiến của từng ĐBQH.

Chúng ta chỉ có con số vô nhân xưng thôi, con số đó tôi tin là rất chính xác, nhưng người dân làm sao giám sát được ĐBQH của mình chính kiến như thế nào để tiếp tục tín nhiệm.

Chính vì thế, tôi rất mong rằng thời gian tới, với sự ứng dụng công nghệ chúng ta hoàn toàn có thể làm được, có thể hiện thị chính kiến người biểu quyết trên Ipas của ĐBQH, trên phương tiện thông tin đại chúng và đến với người dân. Như vậy mới trả lời được câu hỏi mà ĐBQH phát biểu trước đó đã nêu là làm sao người dân giám sát được đại biểu của mình.

Cuối cùng tôi nói đến tuổi tác, năm nay tôi 75 tuổi, anh em trong Hội Lịch sử vẫn đề cử tôi tiếp tục ra ứng cử ĐBQH nhưng tôi bảo thôi, đến tuổi phải nghỉ. Khi nghỉ mình có cơ hội viết lại những gì mình đã chứng kiến. Tuy nhiên, tôi mong muốn nói rằng, đừng biến Quốc hội thành cơ quan hành chính, đặc biệt với đại biểu chuyên trách vì họ đã có tích luỹ về mặt kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng và đặc biệt là tích luỹ uy tín. Tích luỹ uy tín thì phải có thời gian. Tôi thấy hết sức làm tiếc khi thấy nhiều vị ĐBQH phải dừng việc tiếp tục ứng chỉ vì tuổi tác. Chúng ta phải coi Quốc hội là tinh tuý, tinh hoa, đừng coi Quốc hội là sức vóc thuần tuý. Tôi rất mong đó thực tế  để chúng ta cố gắng thay đổi trong nhiệm kỳ tiếp theo.


tin tức liên quan