Để hội viên và các đơn vị tham gia đóng góp ý kiếm cho các Văn kiện chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ II, Trang thông tin Trường Sơn lần lượt công bố các Văn kiện này để các đồng chí tham khảo và đóng góp ý kiến cho TƯ. Hội. Mọi đóng góp xin gửi ...
HỘI TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM Độc lập - Tự do - hạnh phúc
Số: /BC-TWH Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Dự thảo
BÁO CÁO
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC NHIỆM KỲ I (2011 – 2016)
PHƯƠNG HƯƠNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ II (2016 – 2021)
Phần thứ nhất
KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC NHIỆM KỲ I (2011 – 2016)
Cách đây hơn 5 năm, thể theo nguyện vọng của đông đảo các thế hệ bộ đội, TNXP, DCHT Trường Sơn và đề nghị của Ban Liên lạc toàn quốc Bộ đội Trường Sơn, căn cứ vào Nghị định 45/2008/NĐ - CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ, quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, ngày 29 tháng 12 năm 2010 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4606/QĐ-BVHTTDL Công nhận Ban vận động thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Tiếp đó, ngày 7 tháng 5 năm 2011, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1032/QĐ – BNV cho phép thành lập Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam. Sau 2 tháng chuẩn bị khẩn trương, ngày 5 tháng 7 năm 2011, Đại hội Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tiến hành trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua Điều lệ Hội, Chương trình, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 5 năm lần thứ nhất (2011 – 2016) và bầu cơ quan Lãnh đạo, Kiểm tra của Hội. Theo quy định của Điều lệ Hội được Bộ Nội vụ phê duyệt: Hội là tổ chức xã hội tập hợp các công dân Việt Nam đã công tác, hoạt động, chiến đấu tại Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh và công dân, tổ chức Việt Nam đang công tác, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến giữ gìn, phát huy truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh.
Mục đích của Hội là tổ chức các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, nhằm góp phần nâng cao truyền thống cách mạng anh hùng, tinh thần yêu nước, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Đồng thời tổ chức hoạt động tình nghĩa động viên, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và
Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, không lợi nhuận, minh bạch, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chức năng cơ bản và nhiệm vụ chủ yếu của Hội là hoạt động phát huy truyền thống và hoạt động tình nghĩa.
Hội được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép thành lập, có hệ thống tổ chức chăt chẽ, có tư cách pháp nhân và được hoạt động trong phạm vị toàn quốc, đã mở ra một thời kỳ mới và có những thuận lợi lớn để mở rộng, phát triển các mối quan hệ, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương. Có nhiều thuận lợi trong việc vận động các nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ mục đích đã xác định, nhất là trong thời điểm Đảng , Nhà nước và nhân dân ta đang đẩy mạnh các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” những người có công với cách mạng.
Tuy nhiên, với đặc điểm của một tổ chức xã hội tự nguyện, phải từ trang trải các hoạt động, nên Hội cũng có nhiều khó khăn. Nhất là trước những tác động chung của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế và những khó khăn thách thức mới đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước vừa qua.
Năm năm qua, vượt qua những khó khăn của thực tế đất nước, của Hội, bám sát Nghị quyết và chương trình công tác của Đại hội đề ra, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cùng với sự nỗ lực thực hiện của các cấp và hội viên, Hội đã đạt được kết quả tích cực, toàn diện:
Đánh giá kiểm điểm nội dung chương trình hoạt động như sau:
1 Công tác xây dựng tổ chức hội
Đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền vận động phát triển tổ chức hội và hội viên. Kết hợp chăt chẽ phát triển với củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội, BLL các cấp. Tổ chức hội, BLL trong 5 năm qua có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và sâu rộng trong cả nước, thu hút, tập hợp được đông đảo hội viên và hoạt động ngày càng hiệu quả.
Từ 01 Hội cấp tỉnh đã được thành lập trước và các BLL ở các địa phương, đơn vị truyền thống với 18 vạn hội viên, đến nay Hội đã có hệ thống tổ chức ở 48 tỉnh, thành phố`trực thuộc Trung ương, 251 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 3008 xã, phường, thị trấn và 84 đơn vị truyền thống cấp cục, cấp sư, ngành, binh trạm, trung đoàn và tiểu đoàn độc lập, tập hợp được 30 vạn hội viên. Trong đó đã có 32 tỉnh, thành, 144 quận huyện, 1497 xã, phường và tương đương được chính quyền các cấp cho phép thành lập Hội. Ở các đơn vị truyền thống có 11 đơn vị đã thành lập Hội. Số địa phương, đơn vị còn lại đều có Ban Liên lạc. Có 11 tổ chức hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nhiều tổ chức hội cấp huyện, thị là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh đã hoàn thành đại hội thành lập hội ở cả 3 cấp từ tỉnh đến xã. Thanh Hóa là tỉnh có số hội viên chiếm 1/10 cả nước, đến nay đã hoàn thành đại hội ở cấp huyện và 80% số xã ( 337/430 xã). Qua kiện toàn sắp xếp lại, đến nay còn 107 đầu mối trực thuộc Trung ương Hội, gồm: 48 Hội, BLL ở các tỉnh thành, 59 Hôi, BLL các đơn vị truyền thống .
Các Tỉnh Hội: Bắc Ninh, Hải Dương, Yên Bái, Hòa Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là những nơi xây dựng tổ chức tốt, phong trào mạnh, hoat động khá toàn diện. Các Tỉnh Hội Thái Bình, Hà Nam, Lào Cai sau Đại hội hoạt động có nhiều khởi sắc.
Ban Liên lạc Nữ chiến sỹ Trường Sơn toàn quốc và nhiều tỉnh được thành lập và hoạt động rất chủ động, tích cực đã tập hợp và phát huy tốt vai trò và tiềm năng to lớn của chị em, đóng góp có hiệu quả vào các hoạt động của Hội. Nhiều BLL nữ hoạt động tốt, phong trào Nữ khá mạnh ( Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Trị, Vĩnh Phúc…)
Ngay sau Đại hội, Trung ương Hội đã kịp thời kiện toàn các cơ quan, Xây dựng và ban hành các quy chế làm việc và duy trì thực hiện nghiêm quy chế đề ra. Đồng thời chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ban chấp hành, Ban Liên lạc các địa phương xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp mình. Nhờ đó đã nhanh chóng đưa các măt công tác của Hội đi vào nền nếp thống nhất, thực hiện tốt công khai, đân chủ, bảo đảm đoàn két, thống nhất trong nội bộ. Thường trực Tung ương Hội đã vận động tài trợ in phát hành Điều lệ Hội đến các cơ sở và triển khai đợt đầu làm thẻ hội viên.
Căn cứ vào Chương trình hoạt động của Đại hội đề ra, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đã kịp thời cụ thể hóa thành chương trình công tác từng năm, từng quý và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, toàn diện và linh hoạt. Chú trọng chỉ đạo phát triển cả diện rộng và chiều sâu, tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm. Những việc mới, việc khó, những mặt công tác trong yếu đều có chỉ đạo làm điểm, định kỳ có kiểm tra đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm chỉ đạo các đơn vị vận dụng. Những nơi gặp khó khăn đều được tập trung chỉ đạo, giúp đỡ tích cực để tháo gỡ ( như việc vận động thành lập hội ở các tỉnh: Quảng Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng). Nhờ đó, đến nay các tỉnh Quảng Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Nam đã thành lập được Hội.
Năm năm qua, Trung ương Hội đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra nắm tình hình được 92% tổ chức thành viên cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương. Nhờ đó, đã nắm bắt được tình hình, chỉ đạo các mặt công tác sát hợp, hiệu quả hơn. Một số ít nơi nội bộ đoàn kết thống nhất chưa cao, hoạt động chưa manh, Thường trực đã tổ chức các đoàn công tác xuống kiểm tra, nắm tình hình, tìm hiểu nguyên nhân, chỉ đạo rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót.
Trong nhiệm kỳ, Trung ương Hôị nhận được 14 thư tố cáo khiếu nại ở 10 tổ chức thành viên, từng trường hợp cụ thể, Thường trực đã chỉ đạo Ban Kiểm tra nghiên cứu, xem xét và chỉ đạo hướng dẫn điều tra, xác minh, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền. Bảo đảm nghiêm túc, khách quan và trên tinh thần tình nghĩa Trường Sơn để củng cố đoàn kết nội bộ, giữ gìn vị thế và uy tín của Hội (có báo cáo kiểm tra riêng).
2. Công tác phát huy truyền thống – lịch sử
Năm năm qua, Hội đã làm được nhiều việc có kết quả để tuyên truyền, giáo dục truyền thống, giữ gìn và phát huy các giá trị lich sử của Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại và truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, tạo được sự lan tỏa và hiệu ứng tốt trong xã hội
. Hội đã đề xuất và được Ban tuyên giáo Trung ương ghi nhận, báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng đưa việc kỷ niệm 55 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn vào nội dung chỉ thị kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong hai năm 2014 -2015. Qua đó đã tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh và Bộ đội trường Sơn trong cả nước.
Năm năm qua Trung ương Hội và hội, BLL ở các tỉnh, đơn vị truyền thống đã phối hợp với các cơ quan tuyền thống, cơ quan quản lý văn hóa và các đơn vị hoạt động nghệ thuật tổ chức nhiều đợt tập trung tuyên truyền về Trường Sơn, về Hội trong các dịp kỷ niệm ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn và nhân các sự kiện lịch sử, các ngày lễ lớn của đất nước. Các cấp Hội đã cung cấp tư liệu và nhân chứng lịch để làm hàng chục phim tư liệu về Trường Sơn; Tổ chức hàng chục chương trình giao lưu nghệ thuật về đề tài Trường Sơn phát sóng trên các đài truyền hình Trung ương và địa phương; xây dựng hàng chục chương trình văn nghề về chủ đề Trường Sơn biểu diễn phục vụ hội viên và nhân dân. Phát động, vận động viết hồi ký, ký ức về Trường Sơn, thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài Trường Sơn và biên soạn lịch sử, truyền thống các đơn vị. Qua đó đã in và xuất bản gần 100 đầu sách, đặc san, nguyệt san, sách ảnh về Trường Sơn. Các cấp Hội đã phối hợp với các bảo tàng tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh, trưng bày các kỷ vật, hiện vật của Bộ đội Trường Sơn trong chiến tranh và tổ chức cho các Cựu chiến sỹ Trường Sơn giao lưu, kể chuyện truyền thống cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên ở các địa phương. Trung ương Hội đã tập hợp các tư liệu lịch sử, bài nói, bài viết và sự đánh giá, ghi nhận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; những bình luận của các học giả, các nhà khoa học thuộc nhièu lĩnh vực ở trong nước và ngòai nước về chiến trường Trường Sơn, Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại, biên tập thành sách để tuyên truyền về Trường Sơn.
Trên cơ sở thu thập, nghiên cứu các tư liệu lịch sử, Hội đã xây dựng báo cáo khoa học “ Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh – Biểu tượng của khát vọng hòa bình và độc lập thống nhất đất nước” tham luận tại Hội thảo khoa học cấp Nhà nước nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng 30/4/1975. Qua đó đã cung cấp các tư liệu, số liệu cụ thể làm rõ vai trò trực tiếp tham gia chiến đấu của Bộ đội Trường Sơn trong các chiến dịch tiến công lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Thực hiện chương trình của Đại hội I đề ra, Thường trực đã thành lập Trang thông tin điện tử của Hội và phát hành Bản tin Trường Sơn. Cuối năm 2014 Trang thông tin điện tử đã được nâng cấp giao diện, mở thêm chuyên mục nên đã thu hút ngày càng đông đảo người truy cập (ngày đạt kỷ lục có tới gần 2 vạn lượt người truy cập), Đã chỉ đạo xây dựng một số đĩa hình phản ánh các hoạt động của Hội để tuyên truyền trong nội bộ.
Hội đã tham gia tư vấn và phối hợp cùng BĐ12 lập hồ sơ đề nghị Nhà nước xếp hạng di tích Hệ thống Đường Trường Sơn và lập các dự án xin đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích; Sưu tầm tư liêu, lập hồ sơ danh mục 5 trục dọc, 21 trục ngang của đường Trường Sơn; Triển khai sưu tầm và nghiên cứu tư liệu chuẩn bị cho việc bổ sung Lịch sử Đoàn 559 – Bộ đội Trường Sơn trong dịp kỷ niệm 60 năm truyền thống. Phối hợp với Binh đoàn tổng hợp tư liêu về Trường Sơn, biên tập và in 2 pho đại sách về Trường Sơn trưng bày tại Bảo tàng Trường Sơn.
Đến nay Hệ thống đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh và 37 di tích trên đường Trường Sơn đã được Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia Đặc biệt, Hội đang phối hợp với BĐ12 hoàn thiện hồ sơ báo cáo đề nghị Chính phủ công nhận và xếp hạng tiếp 18 di tích. Các di tích của đường Trường Sơn cần bảo tồn tôn tạo được Nhà nước phê duyệt dự án đầu tư đã và đang được BĐ12 triển khai thực hiện tích cực, như: Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh ngoài trời (ở Trạ Ang), Sở Chỉ huy BTL Trường Sơn ở Bến Tắt (Quảng Trị), Na Bo (Lào), một số bia di tích trên Đường 12, Đường 9…
Do được Hội cung cấp các tư liệu lịch sử và được chính quyền cùng các nhân chứng lịch sử và nhân dân địa phương xác nhận, Tỉnh Quảng Tri đã ghi nhận việc Bộ đội Trường Sơn trực tiếp tham gia chiến dịch Quảng trị năm 1972 và 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị và cho xây dựng bia di tích lịch sử tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh - Nơi xuất phát của Tiểu đoàn Ca nô 166 Bộ đội Trường Sơn vận tải chi viện cho 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ.
Ngoài các việc làm trên, Hội còn đề xuất và lập đề án xây dựng “ Công viên đồi hoa trắng” với ý tưởng là một công trình văn hóa – tâm linh để tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sỹ trẻ tuổi của cả nước đã qua Trường Sơn, chiến đấu, hy sinh tại Trường Sơn (nguồn vốn đầu tư xây dựng theo phương thức vận động xã hội hóa). Đề án đã gưỉ xin ý kiến một số đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương. Nhưng còn nhiều khó khăn.
Các cấp Hội đã chú trọng giáo dục hội viên giữ gìn, phát huy bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, Bộ đội Trường Sơn trong giai đoạn cách mạng mới. Tuyên truyền và vận động hội viên gương mẫu, tự giác chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
3. Hoạt động tình nghĩa
Hoạt động tình nghĩa là một trong hai chức năng, nhiệm vụ và mục đích chính của Hội, là một chương trình lớn Của Đại hội đề ra. Hoạt động tốt sẽ có tác động sâu sắc đến hội viên, đồng thời đóng góp tích cực vào bảo đảm an sinh xã hội và sẽ làm tăng thêm vị thế, uy tín của Hội. Vì vậy các cấp hội từ Trung ương đến địa phương đã tích cực vận động, tạo được một nguồn lực đáng kể để giúp đỡ hội viên ổn định cuộc sống.
Hoạt động tình nghĩa của các cấp hội trong năm năm qua đã hướng trong tâm vào tri ân các gia đình hội viên Trường Sơn có công với nước, giúp đỡ hội viên thuộc hộ nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chi em nữ đơn thân già yếu, hội viên và con em Trường Sơn bị nhiễm, bị di chứng chất độc da cam, các đối tượng chính sách ở vùng căn cứ cách mạng, đồng bào dân tộc ở các tỉnh trên dải Trường Sơn và giúp đỡ hội viên giải quyết các tồn đọng chính sách sau chiến tranh.
Năm năm qua, các cấp hội đã vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm thiên nguyện trong cả nước, trong đó có các nhà tài trợ lớn: Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup, các ngân hàng thương mại: Vietcombank, viettenbank, Quỹ Trái tim vàng, Công ty Thanh Bình Hưng Yên…ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động của Hội. Tính đến hết tháng10 năm 2015, Hội đã nhận được tiền tài trợ, nhận nuôi dưỡng, trợ cấp và quà tặng, trị giá: 137.355,5 triệu đồng ( Trong đó riêng Trung ương Hội vận động trị giá 92.020,5 triệu đồng, các địa phương đơn vị vận động trị giá 45.205 triệu đồng). Ban Công tác Nữ của Trung ương Hội; các tỉnh hội, BLL: Yên Bái, Hòa Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Hà Tĩnh, F471, F470, F571, Ngành Xăng dầu – Đường ống…là những địa phương đơn vị vận động tài trợ tốt.
Nhờ có nguồn tài trợ trên, Hội đã hỗ trợ xây dựng 1802 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa nâng cấp 24 nhà (Trong đó, Trung ương Hội vận động hỗ trợ xây dựng được 1306 nhà, các địa phương đơn vị tự vận động xây mới được 496 nhà, sửa chữa nâng cấp 24 nhà), tặng 3357 sổ tiết kiệm (mức 3 - 5 triệu/sổ), 278 xuất học bổng (800.000đ/xuất), 550 chăn ấm cao cấp (800.000đ/chiếc), 39.756 xuất quà cho các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, Hội còn vận động các Quỹ, các tổ chức nhân đạo từ thiện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 11 chi em nữ già yếu cô đơn, trợ cấp thường xuyên hàng tháng ( mức 500.000đ/tháng) cho 216 chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra các cấp hội còn vận động quyên góp được hàng chục tấn gạo, hàng trăm thùng mỳ tôm, hàng ngàn bộ quần áo, sách vở đồ dùng học tập giúp đồng bào ở các vùng bão lụt, đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Hội đã kết nghĩa và cùng Bộ Tư lệnh Biên phòng tham gia chương trình Nghĩa tình Trường Sơn” do Báo Sài Gòn giải phóng khởi xướng và chủ trì để vận động các nhà tài trợ và được chương trình hỗ trợ kinh phí để xây dựng hàng trăm nhà tình nghĩa cho hội viên; xây dựng các công trình tưởng niệm và tri ân các liệt sỹ Trường Sơn với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng. như: Các đền thờ Liệt sỹ Trường Sơn ở Bến phà Long Đại (Quảng Bình), Bến Tắt (Quảng Trị), Ngã ba biên giới cửa khẩu Bờ Y ( Kon Tum), Bia Tưởng niệm Liệt sỹ Việt – Lào ở Lằng Khằng ( Khăm Muộn - Lào).
Thực hiện Chương trình Đại hội đề ra, từ kinh nghiệm và hiệu quả bước đầu của phong trào thi đua “ Chiến sỹ Trường Sơn làm kinh tế giỏi” ở Thanh Hóa, Nghệ An, Trung ương Hội đã quyết định mở cuộc vận động “Hội viên Trường Sơn sản xuất giỏi, xóa đói, giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn nâng cao đơì sống”. Phong trào đã và đang được các tổ chức hội, hội viên ở các địa phương triển khai thực hiện. Qua hai lần sơ kết, các địa phương đều có những mô hình sàn xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ hiệu quả ở nhiều lĩnh vực và quy mô khác nhau. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp là hội viên Trường Sơn sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực giúp đỡ đồng đội và công đồng. Có một số mô hình hội viên giúp nhau đạt hiệu quả tốt.
Theo báo cáo của các địa phương: Tổng số tiền hội viên giúp nhau vay vốn sản xuất không lấy lãi = tỷ đồng; Hội viên giúp nhau giống cây trồng, vật nuôi =
Được sự giúp đỡ của địa phương và đồng đội, năm năm qua có……gia đình hội viên đã thoát nghèo. ……hộ cận nghèo đã vươn lên có cuộc sống ổn định.
Trung ương Hội đã tích cực phối hợp với BĐ12 tra tìm hồ sơ lưu trữ để xác nhận các giấy tờ cho hội viên theo quy định. Đồng thời chỉ đạo sưu tầm, cập nhật các văn bản của Nhà nước quy định, hướng dẫn về giải quyết chính sách tồn đọng để thông báo và chỉ đạo các cấp hội tư vấn giúp hội viên hoàn thiện hồ sơ. Các cấp hội đã cung cấp thông tin về Liệt sỹ cho hàng trăm thân nhân gia đình; giúp đỡ tìm kiếm, cất bốc được 74 hài cốt liệt sỹ đưa về quê hương.
4. Công tác Tài chính và hạt động kinh tế
Cùng với việc vận động hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng, Trung ương Hội đã tích cực vận động các cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân giúp đỡ, ủng hộ kinh phí để bảo đảm vận hành bộ máy và các hoạt động thường xuyên của Hội. Trong 5 năm, Hội đã nhận được 5.810 triệu đồng hỗ trợ của các Cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. (Trong đó Bộ Tài chính hỗ trợ 2.300 triệu, còn lại llà hỗ trợ của Binh đoàn 12 và các đơn vị thuộc Binh đoàn, Tập đoàn Thái Bình Dương, Tổng công ty 36, Tôn Hoa sen và một số tổ chức, cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp). Nhờ đó Hội đã có được nguồn kinh phí cần thiết để tổ chức các cuộc thi, xuất bản các đầu sách, mua sắm trang bị, phương tiện làm việc và bảo đảm được các hoạt động thường xuyên.
Trung ương Hội đã thành lập “Trung tâm tổ chức về thăm chiến trường xưa Bộ đội Trường Sơn – Quân tình nguyện Viêt – Lào” để đưa hội viên về thăm lại chiến trường kết hợp tham quan du lịch tao thêm một phần nguồn thu cho Hội; kết hợp thông tin tuyên truyền của của Trang thông tin điện tử và bản tin Trường Sơn với vận động các doanh nghiệp gới thiệu sản phẩm để tạo thêm nguồn thu tự trang trải hoạt động.
Việc tổ chức các hoạt động có thu tuy đã rất tích cực nghiên cứu, tìm tòi các hướng, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều khó khăn (cả về thủ tục pháp lý, về nguồn vốn và nhân lực).
Tất cả các nguồn tài trợ, tài chính, tài sản của Hội đều được quản lý chặt chẽ, chi tiêu tiết kiệm, bảo đảm công khai, minh bạch và thực hiên đúng các quy định của Nhà nước về chế độ kế toán (có báo cáo tài chính riêng).
5. Hoạt động đối ngọai, xây dựng các mối quan hệ
Các cấp Hôi từ Trung ương đến địa phương đã chủ động quan hệ, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự hướng dẫn giúp đỡ của các cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể. Trung ương Hội đã thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Bộ VHTT &DL về tổ chức và hoạt động của Hội.
Trong nhiệm kỳ, Hội đã tích cực Chủ động xin tiếp kiến các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Nhà nước và các cơ quan, bộ ngành Trung ương, như: Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng các bộ: QP, LĐTBXH, Tài chính, GTVT, TỔng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Hội LHPNVN... để báo cáo đề đạt một số vấn đề liên quan tới giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử của Trường Sơn; các vấn đề tồn đọng chính sách sau chiến tranh; về tình hình tổ chức hoạt động của Hội; về tình hình thương tật, bệnh tật và đời sống của hội viên để tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành đối với Hội.
Đồng thời tích cực phát triển quan hệ với các tổ chức, đoàn thể cóliên quan, như Hội CCB, Hội TNXP, Hội nạn nhân CĐDC, Hội Hỗ trợ GĐLS Việt Nam… để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự ủng hộ đối với tổ chức và hoạt động của Hội
Hội đã xây dựng được mối quan hệ với Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, thông qua Đại sứ đã nhờ bạn giúp đỡ để thực hiện các nhiệm vụ của Hội, nhất là khảo sát thực địa và tổ chức thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo các di tích của đường Trường Sơn trên đất Lào; Tổ chức cho hội viên sang thăm lại chiến trường.
Đối với Binh đoàn 12 là đơn vị kế tục truyền thống của Bộ đội Trường Sơn, Hội đã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và luôn được Lãnh đạo Binh đoàn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt. Hội và Binh đoàn đã duy trì có nền nếp chế độ làm việc định kỳ để thông báo tình hình cho nhau và hiệp đồng các công việc có liên quan để cùng nhau phối hợp giải quyết.
Năm 2015 Hội đã chủ động đề nghị và phối hợp với Bộ GTVT (một Ngành luôn gắn bó với Bộ đội Trường Sơn cả trong thời kỳ chiến tranh và xây dựng hòa bình) để phối hợp các hoạt động kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày Truyền thống của Bộ đội Trường Sơn và 70 năm Truyền thống ngành GTVT. Qua đó, đã được Bộ hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động tình nghĩa.
Đánh giá chung
Năm năm qua, trong điều kiện thuận lợi và khó khăn chung của đất nước, cũng như của Hội, với trách nhiệm và quyết tâm cao, đội ngũ cán bộ hộị các cấp từ Trung ương đến các địa phương, đơn vị đã bám sát các nội dung, chương trình của Đại hội đề ra, tổ chức thực hiện tích cực chủ động và sáng tạo, linh hoạt, cùng với sự hưởng ứng thực hiện tích cực của hội viên trong cả nước, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi Nghị quyết của Đại hội I đề ra, đạt được kết quả tương đối toàn diện, có nhiều nội dung chương trình đạt vượt mức. Tổ chức Hội qua 5 năm đã có bước phát triển nhanh chóng, vững chắc, sâu rộng trong cả nước, hình thành một hệ thống đồng bộ từ Trung ương đến xã phường. Với hình thức đa dạng, có các tổ chức Hội, BLL theo địa lý hành chính, có Hội, BLL theo đơn vị truyền thống, Hội Đồng ngũ, BLL… nên đã tập hợp được đông đảo hội viên, bao gồm chiến sỹ quân đội, TNXP, dân công hỏa tuyến, công nhân giao thông, sinh viên đại học và những coong dân chiến đấu ở Trường Sơn. Hội đã làm nhiều việc thiết thực hiệu quả để góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử của Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh, truyền thống của Bộ đội Trường Sơn anh hùng. Những hoạt động truyên thống – lịch sử của Hội có sức lan tỏa và tạo được hiệu ứng xã hội tích cực. Bằng nỗ lực vận động các nguồn lực xã hội, Hội đã hỗ trợ, giúp đỡ cho một bộ phận hội viên, nhất là các đối tượng chính sách, gia đình hội viên nghèo cải thiện một bước đáng kể về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, từng bước ổn định cuộc sống. Hoạt động tình nghĩa đã tạo sự phấn khởi trong hội viên và gắn kết hội viên với tổ chức Hội.
Kết quả hoạt động của Hội trong những năm qua được các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khen ngợi, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ở nhièu địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Kết quả đó đã làm cho Hôi Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam ngày càng có vai trò, vị thế và uy tín trong xã hội.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Hội chưa đồng đều. Một số Hội, BLL triển khái các hoạt động chưa toàn diện, tính chủ động chưa cao, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Có nơi hoạt động chủ yếu chỉ dựa vào nguồn hỗ trợ của trên, chưa tích cực vận động và chưa huy động được các nguồn lực tại chỗ để tổ chức và hoạt động. Một số ít nơi nội bộ chưa`thực sự đoàn kết, thống nhất, ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến kết quả xây dựng tổ chức và hoạt động, vị thế và uy tín của Hội.
Nguyên nhân kết quả
- Đạt được quả trên trước hết là do trách nhiệm và quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở, từ Ban Cháp hành, Ban thường vụ, Thường trực đến các cơ quan và mỗi thành viên trong chỉ đao, điều hành và tổ chức thực hiện
- Có sự quan tâm tạo điều kiện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành của Trung ương và cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương.
- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của các cơ`quan, đơn vị, tổ chức, cá nhấn trong cả nước.
Bài học kinh nghiệm
Một là: Phải nắm vững các quy định của Nghị định 45 và Điều lệ Hội, bám sát tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ của Hội để tuyên truyền vận động địa phương ủng hộ, tạo điều kiện cho Hội tổ chức và hoạt động. Phát triển tổ chức Hội phải đi đôi với củng cố, phát triển tới đâu, bảo đảm củng cố vững chắc và hoạt động hiệu quả đến đó. Phải xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc đề ra, bảo đảm dân chủ, công khai, đồng thuận trong nội bộ. Chủ động phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh, củng cố đoàn kết thống nhất nội bộ.
Hai là: Phải quan tâm xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là Ban Thường vụ, Thường trực và các cơ quan cả về trách nhiệm, năng lực và phương pháp công tác. Chọn nhân sự cán bộ, nhất là người chủ trì phải là những đồng chí nhiệt tình, tâm huyết, có uy tín và điều kiện, khả năng hoạt động.
Ba là: Phải làm tốt việc cụ thể hóa chương trình hoạt động cả nhiệm kỳ thành kế hoạch công tác trong từng thời gian; đồng thời bám sát thực tiễn của Hội và các địa phương để kịp thời điều chỉnh phù hợp. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và biểu dương, khích lệ kịp thời những nơi làm tốt, giúp đỡ những nơi khó khăn, chấn chỉnh những việc làm chưa tốt. Những việc mới, việc khó có ảnh hưởng rộng, yêu cầu cao cần chỉ đạo làm điểm để rút kinh nghiệm.
Bốn là: Phải chủ động quan hệ, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các nghành, các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương để tổ chức và hoạt động.
Năm là: Phát huy sức mạnh tổng hợp, vận động và huy động được tối đa nguồn nội lực của từng cấp; đồng thời phải biết tận dụng vị thế của Hội và các mối quan hệ cá nhân, chủ động thiết lập quan hệ, vận động các cơ quan đơn vị, các tổ chức cá nhân, ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động của Hội. Tránh khuynh hướng biệt lập khép kín và dựa dẫm ỷ lại, thụ động chờ đợi cấp trên hỗ trợ.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯƠNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ II (2016 – 2021)
Hội triển khai thực hiện phương hướng công tác nhiệm kỳ II (2016- 2021) trong không khí phấn khởi của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chào mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng và Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đaị biểu Hôi đồng nhân dân các cấp. Đặc biêt là kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14 mới đây đã thông qua Luật về Hội, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức hội nói chung, Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh nói riêng tổ chức và hoạt động. Đó là những thuận lợi rất lớn để triển khai thực hiện các măt công tác của Hội
Năm năm tới tình hình thế giới, khu vực, tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu sẽ còn tác động nhiều mặt đến đất nước ta. Bên cạnh thời cơ và thuận lợi mới cũng có nhiều khó khăn, thách thức lớn. Nền kinh tế đất nước đã có dấu hiệu hồi phuc, nhưng tốc độ còn chậm. Nên việc vận động các nguồn tài trợ sẽ càng khó khăn.
Căn cứ vào tôn chỉ mục đích và chức năng nhiệm vụ của Hội, xác định phương hướng công tác nhiệm kỳ II (2016 -2021) như sau:
I. Mục tiêu tổng quát, tư tưởng chỉ đạo
1. Mục tiêu tổng quát:
Phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kêt, tình nghĩa của Bộ đội Trường Sơn, đẩy mạnh xây dựng, phát triển tổ chức hội và tập hợp hội viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thống, hoạt động tình nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sỹ và các gia đình có công với nước, giúp đỡ các hộ nghèo, gia đình hội viên khó khăn từng bước ổn định và cải thiện đời sống của gia đình hội viên; làm tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật; tiếp tục giúp đỡ hội viên giải quyết các tồn đọng chính sách sau chiến tranh, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng cơ chính trị xã hội ở các địa phương; Củng cố và nâng cao uy tín, vị thế xã hội của Hội.
2. Tư tưởng chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội
“Tập hợp – Đoàn kết, tổ chức vững chắc, hoạt động hiệu quả, truyền thống - tình nghĩa”
II. Nội dung chương trình hoạt động
1. Công tác tổ chức xây dựng Hội
a. Nghiên cứu Quán triệt và nắm vững chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật và các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước về hội; nắm vững phương châm: Phát triển đi đôi với củng cố tổ chức, Xây dựng tổ chức hội, Ban Liên lạc từ Trung ương Hội đến địa phương, đơn vị truyền thống với mô hình tổ chức thành viên đa dạng, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn từng nơi, bảo đảm phát triển vững chắc, hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật.
b. Tiếp tục tuyên truyền phát triển tổ chức Hội và hội viên. Phấn đấu hết nhiệm kỳ cơ bản thu hút được hết những người đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn vào Hội và thành lập được Hội ở đại bộ phận các địa phương; đồng thời phát triển thêm các Ban Liên lạc ở các đơn vị tuyền thống và các địa phương có hội viên. Kết hợp phát triển tổ chức Hội với nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban Liên lạc; chỉ đạo phát triển các Ban liên lạc Nữ chiến sỹ Trường Sơn ở các địa phương có đông hội viên nữ nhằm phát huy tốt vai trò của nữ Trường Sơn trong xây dựng và hoạt động của Hội.
c. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thành viên các cấp Đại hội nhiệm kỳ II theo đúng quy định pháp luật, Điều lệ.
d. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động, làm việc chặt chẽ, đúng quy định, thực hiện tốt tôn chỉ mục đích của Hội.
đ. Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức thành viên. Làm tốt công tác kiểm tra thường xuyên ở các cấp. Chủ động phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm các mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ, củng cố vững chắc vị thế, uy tín của Hội.
2. Hoạt động phát huy Truyền Thống – Lịch sử
a. Tiếp tục nghiên cứu sưu tầm tư liệu, chủ động đề xuất và cung cấp tư liệu, giới thiệu nhân chứng cho các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương, cơ quan văn học, bghệ thuật, văn nghệ sỹ khai thác thông tin, viết tin bài, xây dựng các phim phóng sự, tài liệu, các hình tượng văn học nghệ thuật, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về ý nghĩa chiến lược, tầm vóc lịch sử của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn – Đường Hồ Chí Mịnh huyền thoại và sự cống hiến, hy sinh của Bộ đội Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.
b. Hội cần kiên quyết bảo vệ những sự kiện lịch sử về Trường Sơn. Những nội dung chưa được hội thảo khoa học khẳng định, không nên đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin sai lệch về Trường Sơn cần kịp thời phản bác.
c. Tiếp tục phối hợp với Binh đoàn 12, hoàn thiện hồ sơ 18 di tích của Trường Sơn báo cáo Bộ VHTT & DL trình Chính phủ công nhận và bổ sung xếp hạng là Di tích Quốc gia Đặc biệt. Phối hợp tư vấn xây dựng và thẩm định các dư án xin Nhà nước và Bộ Quốc phòng đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử đã được xếp hạng; phối hợp theo dõi thực hiện các dự án đã được phê duyệt đầu tư. Phối hợp Với BĐ12 hoàn thiện hồ sơ 5 trục dọc và 21 trục ngang của đường Trường Sơn để công bố chính thức.
Nghiên cứu đề đạt với các bộ, ngành cơ quan Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để bảo tồn, tôn tạo và giao trách nhiệm cho các ngành, các địa phương quản lý giữ gìn các di tích của đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh đã