BÁO CÁO
Kết quả công tác 6 tháng đầu năm
và Phương hướng công tác 6 tháng cuối năm 2020
HỘI TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /HTS Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2020
BÁO CÁO
Kết quả công tác 6 tháng đầu năm
và Phương hướng công tác 6 tháng cuối năm 2020
I- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020
Năm 2020 có nhiều sự kiện chính trị, lịch sử quan trọng: Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 45 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, 66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Mính, 61 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn; năm chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Là dịp tốt để đẩy mạnh toàn diện các mặt hoạt động công tác của Hội. Song đại dịch Covid 19 đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, làm cho kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân nói chung, hội viên Trường Sơn nói riêng. Do yêu cầu phòng chống dịch, hoạt động của toàn xã hội phải tiết giảm nên việc triển khai các hoạt động của Hội hết sức khó khăn.
Căn cứ vào Nghị quyết của Ban Chấp hành về phương hướng nhiệm vụ công tác Hội năm 2020, các quy định của Đảng, Nhà nước và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp và tình hình thực tế, toàn Hội đã cố gắng cao nhất để tổ chức thực hiện các nội dung công tác đề ra. Kết quả cụ thể như sau:
1.Về công tác xây dựng Hội
Thường trực đã chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2020, xác định từng công việc, tiến độ thời gian, phân công người chỉ đạo và cơ quan chủ trì nhằm chủ động trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các Tổ chức thành viên chỉnh lý, bổ sung các công việc chuẩn bị Đại Hội nhiệm kỳ II (2020-2025) như: Kiên Giang, Quảng Bình, Ninh Bình. Đặc biệt là phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ Hội Trường Sơn tỉnh Hà Nam tháo gỡ khó khăn, kiện toàn tổ chức, nhân sự bảo đảm đúng quy trình, nguyên tắc theo quy định của Điều lệ và Quy chế làm việc, giải quyết tình hình mất đoàn kết nghiêm trọng trong nội bộ Thường vụ, Thường trực để ổn định tình hình, tiến tới tiếp tục hoàn tất công tác chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ 2. Xây dựng và ban hành các tài liệu về nội dung, tiêu chuẩn và tiêu chí chấm điểm về xây dựng tổ chức vững chắc, hoạt động hiệu quả để làm cơ sở cho các tổ chức thành viên tổ chức thực hiện (do yêu cầu phòng dịch chưa thể tổ chức hội nghị hướng dẫn nên đã gửi văn bản để các nơi quán triệt và bước đầu triển khai thực hiện). Tổ chức kiểm tra nắm tình hình và giải quyết các vấn đề nội bộ tại Tỉnh hội Lào Cai; Giải quyết đơn thư và các vấn đề nội bộ ở Nam Định, Phú Yên, Bình Thuận, F470…Về cơ bản đã ổn định được tình hình. Song cá biệt có nơi tình hình vẫn còn diễn biến rất phức tạp. Trung ương Hội đã kiện toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực, phân công nhiệm vụ cho các ủy viên Thường trực và thông báo tới các Ủy viên Ban chấp hành, các tổ chức thành viên. Thường trực đã ban hành quyết định thành lập và giao nhiệm vụ cho 3 tiểu ban chuẩn bị Đại hội III (nội dung, tổ chức và nhân sự, bảo đảm).
2- Công tác Tuyên truyền – Thi đua
Đã phối hợp chặt chẽ với đối tác triển khai thực hiện tốt Hợp đồng làm phim “Trường Sơn một thời con gái”, hoàn thành xong 8/9 tập phim còn lại, bảo đảm khởi chiếu, giới thiệu trên Đài truyền hình vào đúng dịp kỷ niệm 61 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn theo đúng kế hoạch. Trung ương Hội và Hội, BLL ở các tỉnh đã chủ động cung cấp tư liệu, nhân chứng lịch sử và phối hợp với các báo, đài trung ương, địa phương làm các phóng sự, viết tin bài tuyên truyền về Trường Sơn về Hội. Một số Hội, BLL đơn vị truyền thống (F470, F471), Hội, Chi hội VHNT, CLB thơ tiếp tục có những ấn phẩm mới về Lịch sử đơn vị, VHNT tuyên truyền về Trường Sơn, về Hội. Thành hội Hà Nội khai trương Trang thông tin điện tử riêng của Hội. Hội đã xây dựng đề án và lập tờ trình báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông xin phép xuất bản Tạp chí Trường Sơn định kỳ (thay cho Bản tin Trường Sơn hiện nay); Đồng thời đã triển khai các công việc để ra mắt Tạp chí số đầu nếu được cấp phép xuất bản.
Thường trực đã ban hành hướng dẫn các hoạt động kỷ niệm 61 năm truyền thống và phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ban hành Quy định về tặng kỷ niệm chương của Hội, kiện toàn Hội đồng thi đua và chỉ đạo xây dựng Quy chế chấm điểm thi đua. Việc tổ chức kỷ niệm 61 năm truyền thống, do yêu cầu phòng chống dich Covid nên các cấp chỉ tổ chức ở quy mô gọn nhẹ. Chủ yếu gặp mặt Ban Chấp hành, BLL mở rộng để ôn lại truyền thống kết hợp sơ kết đánh giá kết quả công tác 5 tháng đầu năm, triển khai các công việc cuối năm, phát động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội III ở các cấp.
3. Công tác Lịch sử - Truyền thống
Do ảnh hưởng dịch Covid nên việc phối kết hợp với Cục Tuyên huấn TCCT tổ chức khảo sát thực tế để lựa chọn các di tích của đường Tây Trường Sơn đề nghị Nhà nước Lào xếp hạng Di tích quốc gia và một số nội dung về truyền thống lịch sử trên đất bạn phải tạm lùi lại.
Đã làm hồ sơ xin các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng và chỉ đạo tổ chức thi công xong Bia Di tích Bốt Lũ “ Địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng – kháng chiến” tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân. Làm việc xong với tỉnh Quảng Trị và huyện Đakrông, xác định vị trí, xin cấp đất và giải phóng mặt bằng để Công ty 384/BĐ12 triển khai xây dựng Bia di tích Đoạn đường hữu nghị Việt Nam – Cu Ba trên Đường 14. Tiếp tục khảo sát thẩm định lại địa điểm Cống vượt Đường 9 của Giao liên Trường Sơn những năm đầu mở tuyến để bảo đảm tính chính xác.
4. Chỉ đạo toàn Hội thực hiện phòng chống dịch Covid 19, hưởng ứng các hoạt động chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng.
Ngay sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn toàn Hội tham gia phòng chống dịch Covid 19. Cán bộ hội viên Hội Trường Sơn trong cả nước đã thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, nhiều hội viên đã tham gia Ban chỉ đạo phòng chống dịch và trực các chốt giám sát dịch tại thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường. Toàn hội đã tích cực đóng góp ủng hộ Quỹ phòng chống dịch qua Cổng nhắn tin nhân đạo quốc gia và Ban vận động của Mặt trận Tổ quốc tại địa bàn cư trú.
Ngoài ra, nhiều tổ chức hội còn vận động các doanh nhân Trường Sơn, các hội viên có điều kiện ủng hộ tiền, vật chất và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các quận huyện, phường xã hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch và ủng hộ phương tiện phòng dịch cho hội viên và nhân dân, gồm: Gần 2.985 triệu đồng tiền mặt, 28.380 kg gạo, 300 thùng mỳ tôm, 8 kg mỳ chính, 1000 suất ăn, 344 suất quà, 12.200 chiếc khẩu trang, 1.000 mũ phòng dịch, 50 bình sát khuẩn).
Hội viên Trường Sơn là đảng viên đã tham dự đầy đủ, có trách nhiệm đối với đại hội cấp chi bộ, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, có chất lượng vào báo cáo chính trị của cấp mình, cấp trên trực tiếp và các dự thảo văn kiện của Trung ương trình Đại hội XIII của Đảng. Nhiều đồng chí được tín nhiệm bầu Chi ủy, bầu làm Bí thư chi bộ, cấp ủy cơ sở và bầu làm đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
5. Công tác chính sách
Các cấp hội đã có nhiều cố gắng vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ tạo nguồn lực tổ chức các hoạt động tri ân tình nghĩa, giúp đỡ đồng đội, nhất là trong dịp Tết Canh Tý và trong đợt dịch Covid 19. Toàn Hội đã vận động các nguồn tài trợ, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nâng cấp 28 nhà tình nghĩa; tặng 10.664 suất quà cho các gia đình người có công, đối tượng chính sách, hội viên nghèo, hoàn cảnh khó khăn, hội viên ốm đau, phúng viếng hội viên từ trần; tặng 10 sổ tiết kiệm, Vận động Trung tâm ở Phật Tích tiếp tục tục nuôi dưỡng 13 người già yếu đơn thân; Vận động các nhà tài trợ trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho 30 chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khaqwn ( mức 500.000đ/người/tháng). Tổng giá trị các hoạt động tri ân tình nghĩa là hơn 5.432 triệu đồng .
Thường trực tiếp tục chỉ đạo Ban Chính sách liên hệ phối hợp với các cơ quan chức năng của BĐ12 tra cứu hồ sơ lưu trữ xác nhận các giấy tờ cho hội viên và đề nghị giải quyết các tồn đọng chính sách theo quy định của pháp luật.
6. Công tác nữ
Tiếp tục chỉ đạo thành lập Hội, BLL Nữ CSTS ở một số đơn vị, gặp mặt kỷ niệm 110 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, 1980 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với cách thức, quy mô phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch gắn với triển khai chương trình công tác Hội năm 2020.
7. Công tác vận động tài trợ
Do mới tập trung vận động tài trợ cho các hoạt động kỷ niệm 60 năm truyền thống và do kinh suy thoái kinh tế bởi ảnh hưởng to lớn của đại dịch Covid 19 nên công tác vận động tài trợ của toàn Hội gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do thực hiện dãn cách xã hội nên 6 tháng đầu năm chưa triển khai được các hoạt động cụ thể nên các nguồn tại trợ rất hạn hẹp. Thường trực đã chỉ đạo lập đề án về xây dựng quỹ hội bao gồm việc lập chân quỹ, thu hội phí, tổ chức các hoạt động có thu nhằm phát huy nội lực, tạo nguồn kinh phí để chủ động duy trì các hoạt động của Hội. Đề án đã được gửi tới các tổ chức thành viên để nghiên cứu vận dụng thực hiện. Bước đầu có một số địa phương đã triển khai thực hiện, tiêu biểu như Hà Nội có thể tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm.
8. Về hoạt động đối ngoại
Lãnh đạo Hội đã duy trì tốt nề nếp làm việc định kỳ với lãnh đạo Binh đoàn 12. Tại buổi làm việc đầu tháng 5/2020 hai bên đã thông báo tình hình cho nhau, rà soát, đánh giá kết quả các công việc đã phối hợp thực hiện trong thời gian qua và thống nhất nội dung, tiến độ các công việc cần phối hợp triển khai trong thời gian tới.
Trong điều kiện thực hiện dãn cách xã hội nhưng chúng ta đã chủ động liên hệ, kết nối để thiết lập các mối quan hệ với các đối tác mới. Trong 6 tháng đầu năm, Hội đã làm thủ tục, Xin gia nhập và được Liên hiệp Tổ chức các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam công nhận là thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba. Hội đã làm việc với Quỹ Phan Anh và Hội Cựu chiến binh Vì hòa bình của Mỹ, bước đầu ba bên đã ký được Biên bản ghi nhớ, thống nhất về phương hướng, nội dung có thể hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hoạt động nhân đạo phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng nhiệm vụ của các bên, đúng với quy định của pháp luật.
Nhân dip Tết cổ truyền Canh Tý và nhân kỷ niệm ngày truyền thống của các cơ quan hữu quan, các đối tác, Hội đã cử các đoàn cán bộ tới thăm, chúc mừng, cảm ơn về sự hợp tác giúp đỡ trong thời gian qua bày tỏ mong muốn được các cơ quan, đối tác tiếp tục giúp đỡ, đồng hành với Hội trong thời gian tới.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Sáu tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid – 19 và suy thoái kinh tế, nhưng với tinh thần vượt khó, quyết tâm phấn đấu thực hiện các chương trình, chỉ tiêu của năm 2020, năm bản lề để cơ bản hoàn thành chương trình của Nghị quyết Đại hội lần thứ II, các hoạt động của Hội vẫn được duy trì, nhiều việc trong tâm được tập trung chỉ đạo triển khai tích cực và đạt hiệu quả tốt.
Nổi bật là: Chỉ đạo việc nghiên cứu đề án và xây dựng, cụ thể hóa nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá, chẩm điểm, xếp loại về “Xây dựng tổ chức Hội vững chắc, hoạt động hiệu quả” để hướng dẫn các cấp Hội triển khai thực hiện; Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và trực tiếp phối hợp xem xét, giải quyết đơn thư, kiện toàn nhân sự, củng cố tổ chức, khắc phục tình trạng mất đoàn kết nội bộ ở một số Hội, BLL cấp tỉnh và đơn vị truyền thống để từng bước ổn định tình hình, đưa hoạt động Hội vào nề nếp theo Điều lệ, Quy chế đề ra; Chỉ đạo và hướng dẫn, giúp đỡ các Hội cấp tỉnh đến nhiệm kỳ chuẩn bị và tiến hành Đại hội; Chỉ đạo, hướng dẫn việc lập và quản lý danh sách hội viên, xây dựng củng cố tổ chức Hội và hướng dẫn lập quy hoạch cán bộ chủ trì các cấp. Chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án lập Quỹ Hội và tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu để chủ động kinh phí hoạt động của Hội. Đồng thời coi trọng chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền – thi đua, các chương trình về lịch sử truyền thống, các hoạt động tri ân, tình nghĩa đạt kết quả tốt. Chương trình đối ngoại đã được đề ra cụ thể và bước đầu có quan hệ tốt với các nước Lào, Cămpuchia, Cu Ba.
Việc vận động tài trợ tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng toàn Hội vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà tài trợ và sự hỗ trợ kinh phí của cấp ủy chính quyền địa phương. Sáu tháng qua, với sự nỗ lực chung, Hội đã giữ được và thực hiện tốt các chương trình đề ra. Bên cạnh đó Hội còn coi trọng chỉ đạo các cấp Hội quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quuyền địa phương làm tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn hội viên chấp hành các quy định và tham gia phòng chống dịch, đồng thời tích cực ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid -19 theo lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước và UBTW MTTQ Việt Nam.
Các tổ chức Hội hoạt động có tiến bộ nhiều và rõ nét là: Hội Hà Nội, Yên Bái Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Gia Lai, Lâm Đồng, Hải Phòng, Hội Bộ Tham Mưu, Chính trị, 470, 471, E98.
Đạt được kết quả và tiến bộ nêu trên là do:
- Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã thấy rõ tình hình chung của Hội và quyết tâm thực hiện chương trình Đại hội II. Ban Thường vụ đã trực tiếp chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc có chương trình và biện pháp cụ thể. Trong chỉ đạo giải quyết các vấn đề nội bộ ở một số nơi, Ban Thường trực và cơ quan Trung ương Hội đã sâu sát, kịp thời nắm tình hình và phối hợp tốt với chính quyền địa phương để tìm các giải pháp thaó gỡ.
- Có sự nỗ lực của nhiều đồng chí chủ trì, nhất là sự đoàn kết thống nhất, đồng thuận cao trong Thường trực, Thường vụ và Ban Chấp hành.
3. Hội viên dần thấy rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình nên nỗ lực đóng góp và làm tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên hiện nay vẫn tồn tại sự mất đoàn kết nghiêm trọng, đặc biệt ở Hội Hà Nam nếu không có chuyển biến mới có thể bị địa phương quyết định xóa tên Hội. Ở một số Hội vẫn đang tồn tại tình trạng mất dân chủ, thiếu tôn trọng tập thể. Việc thực hiện Điều lệ, Quy chế còn lỏng lẻo, thậm chí vi phạm Điều lệ, Quy chế đã đề ra. Việc quản lý, sử dụng quỹ có nơi làm không đúng dẫn đến khiếu kiện nhiều lần. Việc quản lý tổ chức, hội viên vẫn còn nhiều nơi lỏng lẻo, chế độ phản ảnh báo cáo không nghiêm, đặc biệt ở các Hội, Ban Liên lạc đơn vị truyền thống. Điều quan trọng là từ lâu nay chưa có quy hoạch cán bộ chủ trì các cấp nhất là ở cấp Tỉnh, Huyện nên khi đại hội khi các đồng chí cũ tuổi cao, sức yếu hoặc năng lực, tín nhiệm hạn chế thì tìm người thay thế rất khó khăn .
Có tình trạng trên là do:
- Nhận thức về Hội của lãnh đạo nhiều nơi chưa rõ, chưa kỹ, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của Ban Chấp hành, chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Hội. Có nhiều đồng chí chủ trì còn biểu hiện gia trưởng, thiếu dân chủ, không năng động. Hội viên chưa thật sự tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Mặc dù Điều lệ, Quy chế đã quy định rất rõ về chức năng, nhiệm vụ, chế độ sinh hoạt, nguyên tắc tổ chức, quy trình, phương pháp làm việc của tổ chức Hội, nhưng ở những nơi này Người chủ trì, Thường trực, Thường vụ không nắm chắc hoặc không thực hiện trong Điều lệ, Quy chế đã quy định rất rõ nhưng không thực hiện hoặc thiếu kiểm tra. Nhiều nơi không quan tâm xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức của Hội. Có nơi tuy có Ban Chấp hành, Ban Thường vụ nhưng không có cơ quan giúp việc, không có trụ sở làm việc, sinh hoạt không đều. Nhiều Ban Liên lạc tuy thừa nhận Điều lệ Hội và tự nguyện làm thành viên của Hội Trường Sơn Việt Nam, nhưng hàng năm chỉ tổ chức một lần gặp mặt là chính, Không duy trì sinh hoạt và tổ chức các hoạt động thường xuyên theo Điều lệ, quy chế và chương trình hoạt động chung của Hội.
Bài học kinh nghiệm
1.Cần nhận rõ Hội Trường Sơn Việt Nam là một tổ chức xã hội tự nguyện nằm trong hệ thống chính trị xã hội của Nước Việt Nam, hoạt động trong phạm vi cả nước, trong khuôn khổ pháp luật và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Các tổ chức thành viên đã thừa nhận Điều lệ Hội thì phải nghiên cứu nắm vững Điều lệ và tổ chức hoạt động theo đúng Điều lệ. Tổ chức và điều hành sinh hoạt , hoạt động của Hội phải phù hợp với tính chất và đặc điểm của một tổ chức xã hội tự nguyện, mọi quyết định đều phải dựa trên cơ sở đoàn kết, thông nhất, đồng thuận cao. Tuyệt đối không được dùng phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh, tác phong gia trưởng, độc đoán như một tổ chức quân sự, một đơn vị hành chính hay một doanh nghiệp. Quản lý, sử dụng tài chính phải theo đúng các quy định của pháp luật, chặt chẽ, công khai, minh bạch.
2. Muốn xây dựng đoàn kết nội bộ thì Người chủ trì phải thực sự dân chủ, cầu thị. Trong cơ quan lãnh đạo, mọi người phải thực sự yêu thương, tôn trọng nhau, thẳng thắn chân thành với nhau, đặt lợi ích của tập thể, của Hội lên trên lợi ích cá nhân. Phải tâm niệm rằng vào Hội, làm cán bộ Hội là để góp công, góp sức xây dựng Hội và tri ân giúp đỡ đồng đội chứ không phải để nhằm mục đích được hưởng quyền lợi vật chất, lương bổng, phụ cấp hoặc hưởng chế độ người có công.
3. Phải nghiên cứu nắm vững Điều lệ Hội, Kiện toàn đồng bộ bộ máy tổ chức của Hôi, bố trí trụ sở làm việc, xây dựng đầy đủ các quy chế và duy trì thực hiện đúng quy chế đề ra, phát huy vai trò trách nhiếm cá nhân phải gắn liên với tôn trọng và phát huy vai trò, sức mạnh của tập thể.
PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM 2020
Sáu tháng cuối năm 2020 yêu cầu Hội phải nỗ lực hoàn thành các chương trình cần làm của năm 2020 những trọng tâm công việc là:
1. Tiếp tục triển khai chuyên đề về xây dựng tổ chức vững chắc hoạt động hiệu quả với các nội dung, tiêu chí đề ra và bước đầu rút kinh nghiệm ở những nơi làm điểm (Trung ương Hội chỉ đạo và rút kinh nghiệm xây dựng Hội cấp tỉnh; Tỉnh hội chỉ đạo và rút kinh nghiệm xây dựng cấp huyện), cuối năm có xem xét đánh giá.
2. Hết sức quan tâm việc tuyên truyền về Hội nâng cao nhận thức về Hội và đúng toàn Hội Tổ chức, mỗi hội viêncần có chương trình thiết thực. Giải quyết tốt những nơi có mâu thuẫn mất đoàn kết nghiêm trọng.
3. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hoạt động kinh tế, lập quỹ hoạt động của Hội, xúc tiến hiệu quả công tác đối ngoại.
4. Tích cực chuẩn bị cho Đại hội lần thứ III của Hội, phát huy trách nhiệm của các Tiểu ban, của Ban Chấp hành, Thường vụ, Thường trực.
Nội dung và biện pháp cụ thể
1. Về công tác xây dựng Hội
Tập trung chỉ đạo, giúp đỡ tỉnh hội Hà Nam sớm ổn định tình nội bộ, duy trì hoạt động thường xuyên và tiếp tục công việc chuẩn bị Đại hội nhiệm kỳ theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Nội vụ.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025 của các Tổ chức thành viên đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội (gồm Quảng Bình, Ninh Bình, Kiên Giang, Hà Nam )
Các tiểu ban Đại hội nhiệm kỳ III tổ chức sinh hoạt để triển khai kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phấn đấu trong quý III xây dựng và thông qua đề cương cơ bản của các văn kiện.
Hướng dẫn các Tổ chức thành viên thực hiện quy hoạch cán bộ chủ trì Chủ tịch Hội.
Thường trực làm việc với Ban Công tác Nữ và Ban Thường vụ Hội Nữ chiến sỹ Trường Sơn về công tác chuẩn bị nội dung hoạt động và tổ chức hội nghị Đại biểu Hội Nữ CSTS vào cuối năm 2020 .
Kiểm tra nắm tình hình về xây dựng điểm “ xây dựng tổ chức vững chắc, hoạt động hiệu quả “ tại một số tổ chức thành viên (dự kiến Hội Thanh hoá vào tháng 7).
Đối với 8 BLL ở các tỉnh, thành phố chưa thành lập Hội cần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, chủ động chuẩn bị mọi mặt để có đủ các yếu tố cần thiết, trên cơ sở đó tuyên truyền vận động lãnh đạo và các cơ quan chức năng của địa phương xin thành lập Hội. Các tỉnh, thành phố đã có Hội tiếp tục chỉ đạo các huyện, xã có đủ điều kiện đẩy mạnh vận động thành lập Hội để đưa hoạt động đi vào chiều sâu.
Trong quý III, tổ chức hội nghị triển khai đề án và bàn chuyên đề về xây dựng Hội vững chắc hoạt động hiệu quả.
Nghiên cứu ban hành văn bản chủi đạo, hương dẫn và đôn đốc các Hội, BLL, tự kiểm tra xây dựng hoàn thiện hệ thống quy chế, kiện toàn bộ máy cơ quan giúp việc, bố trí trụ sở làm việc, và tổ chức việc theo dõi, tổng hợp báo cáo hoạt động của Hội, BLL theo quy định.
Tiếp tục thực hiện việc thống kê đăng ký, quản lý danh sách hội viên theo tiêu chí thống nhất và làm thẻ hội viên cho các địa phương, đơn vị còn lại.
Chuẩn bị tốt nội dung để họp Ban Chấp hành cuối năm. Nghiên cứu phương án nhân sự báo cáo đề nghị Ban Chấp hành kiện toàn Ban Thường vụ để đáp ứng yêu câu chỉ đạo.
2. Về công tác tuyên truyền – thi đua
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Trường Sơn, về Hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử, Bản tin Trường Sơn, Tạp chí Trường Sơn (nếu được cấp phép) và thông qua các hoạt động VHNT, nhất là dịp 27/7, kỷ niệm Quốc khánh 2/9 và ngày thành lập Quân đội 22/12.. Phát huy tốt vai trò của Ban TT – TĐ, Hội, Chi hội VHNT, các CLB văn nghệ và Trung tâm Tổ chức thăm chiến trường xưa trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống.
Triển khai xây dựng phim tài liệu về 10 năm tổ chức và hoạt động của Hội (2011 -2021); Biên soạn Đề cương tuyên truyền 10 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành của Hội; Làm Lịch Trường Sơn năm 2021. Hội VHNT Trường Sơn xuất bản ấn phẩm văn thơ chào mừng Đại hội Hội Trường Sơn Việt Nam lần thứ III
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; hưởng ứng thực hiện các chương trình hành động của Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, các cuộc vận đông, các phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam và địa phương phát động, nhất là thực hiên các nội dung thi đua của cụm thi đua các tổ chức xã hội là thành viên của MTTQ: Tham gia viết bài dự thi giải báo chí “vi sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc” lần thứ XIV (2019 - 2020) để hội viên hưởng ứng tham gia nhân 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (thời gian bắt đầu từ 19/5/2020 đến Đại hội III) trong toàn Hội, gắn với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “ Hội viên Trường Sơn sản xuất giỏi, xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khắc phục khó khăn, nâng cao đời sống”.
3. Công tác truyền thống- lịch sử
Triển khai nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch đề nghị cấp trên đầu tư kinh phí để bảo tồn, tôn tạo một số di tích có ý nghĩa lớn với lịch sử Trường Sơn, như: Hang 7 tầng ở Trạ Ang- Đường 20 Quyết Thắng, Dự án bảo tồn đường Trường Sơn ngoài trời. Di tích Ngã ba biên giới… và tiếp tục nghiên cứu lựa chọn các di tích tiêu biểu để lập hồ sơ đề nghị Nhà nước bổ sung xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Nghiên cứu đề suất sửa đổi nội dung Bia Di tích Kho xăng dầu ở Bình Phước mà Cục Xăn dầu TCHC đã xây dựng cho đúng với thực tế lịch sử.
Phối hợp với Cục Tuyên huấn TCCT tổ chức khảo sát thực tế các di tích đường Trừờng Sơn ở Lào, thống nhất lựa chọn các di tich tiêu biểu, khả thi để chính thức lập hồ sơ đề nghị Chính phủ Lào công nhận Di tích Đoàn kết chiến đấu Việt – Lào ở Tây Trường Sơn (khi được Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch).
Triển khai nghiên cứu lập quy hoạch đề nghị xây dựng một cụm tượng đài biểu trưng cho tình đoàn kết chiến đấu của Bộ đội Trường Sơn với quân dân các bộ tộc Lào để báo cáo xin phép các cơ quan chức năng của ta và Bạn cho phép thực hiện ( đề án cần nêu rõ chủ trương, địa điểm xây dựng, quy mô diện tích, phương thức huy động vốn, chủ đầu tư…).
Phối hợp chỉ đạo và đôn đốc hòan thiện sớm các thủ tục pháp lý và triển khai tổ chức thi công xây dựng Bia Di tích Đoạn đường Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba tại Đakarông, bảo đảm khánh thành trong dịp Đoàn cán bộ của Nhà nước Cu Ba sang dự lễ khánh thành Công viên Hữu nghị VIệt Nam – Cu Ba tại Quảng Trị (phấn đấu hoàn thành trong tháng 7).
Nghiên cứu, rà soát, đối chiếu và hoàn thiện đính chính các hồ sơ tư liệu thuyết minh và các chú thích đã có về Di tích Trường Sơn cho đúng với lịch sử truyền thống. Xúc tiến triển khai sưu tầm tư liệu biên soạn tiếp hồ sơ các di tích đường Trường Sơn (cả di tích đã xếp hạng và chưa được xếp hạng), biên tập thành sách để tuyên truyền.
4 Công tác chính sách
Nắm chắc tình hình đời sống, kinh tế của các đối tượng người có công, hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phân phối hợp lý và quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, quà tặng, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tài trợ.
Chỉ đạo các cấp hội liên hệ phối hợp chặt chẽ với Hội Chữ Thập Đỏ cùng cấp để triển khai thực hiện các nội dung của văn bản thỏa thuận giữa Hội và Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.
Chỉ đạo các cấp Hội, BLL xây dựng kế hoạch, vận động tài trợ và tổ chức tốt các hoạt động tri ân tình nghĩa nhân kỷ niệm 73 năm Ngày TBLS và các ngày lễ lớn phù hợp với thực tiễn và khả năng của Hội. Phát huy tốt vai trò của Trung tâm nhân đạo Trường Sơn trong công tác tri ân, tình nghĩa.
Nắm chắc các nội dung, số liệu về tồn đọng chính sách, trọng tâm là số lượng, danh sách các hội viên bị nhiễm chất độc da cam/dioxin chưa được giải quyết chế độ và nguyên nhân, các trường hợp đề nghị xem xét phong và truy phong danh hiệu AHLLVTND, lập kế hoạch và liên hệ xin làm việc với BQP, Bộ LĐTBXH để đề đạt có giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết.
5. Công tác nữ
Quan tâm chỉ đạo các Hội, BLL Nữ các cấp hưởng ứng thực hiện tốt chương trình, kế hoạch hoạt động chung của Hội. Chủ động đề xuất và chỉ đạo tổ chức tốt các chương trình, nội dung hoạt động mang tính đặc thù của giới để tạo sự hấp dẫn và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị kiện toàn Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nữ Chiến sỹ Trường Sơn toàn quốc. Tiếp tục chỉ đạo thành lập Hội, BLL nữ CSTS ở những nơi có đủ điều kiện, chú trọng chất lượng và hiệu quả hoạt động.
6- Về hoạt động đối ngoại
Chủ động tăng cường quan hệ với các cơ quan của MTTQ Việt Nam, BQP, Bộ GTVT, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ VHTT &DL, Bộ LĐTB XH, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ đối với việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội.
Duy trì tốt mối quan hệ với BĐ12 và phối hợp triển khai tốt các nội dung hại bên đã thỏa thuận phối hợp. Thực hiện tốt trách nhiệm là thành viên của MTTQ VN, thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam –Cu Ba, thành viên Cụm thi đua của 9 hội xã hội thuộc MTTQ VN. Đồng thời qua các hoạt động trong các tổ chức này để tuyên truyền quảng bá và tranh thủ sự giúp đỡ đối với Hội, hướng tới thiết lập quan hệ với Hội Cựu Chiến sỹ cách mạng Cu Ba.
Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ giữa Hội với Quỹ Từ thiện Phan Anh và Hội CCB vì hòa bình Mỹ, tiếp tục theo dõi, trao đổi thông tin để có thể xúc tiến được các nội dung hợp tác, hỗ trợ cụ thể, thiết thực.
Tổ chức làm việc Với BLL Quân tình nguyện Việt Lào để trao đổi thông tin, hợp tác, phối hợp thực hiện các nội dung công tác phù hợp mà các bên cùng quan tâm.
Tiếp tục kết nối, liên hệ để xin gia nhập các Hội hữu nghị mà chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Hội có liên quan, trước hết là: Hội Hữu nghị Việt – Lào, Việt Nam – Cămpuchia. Chỉ đạo Hội F470 liên hệ, kết nối các nhân chứng hoạt động trên đất Campuchia sưu tâm tài liệu để liên hệ làm việc, liên lập quan hệ với Đại sứ quán Cap Pu chia tại Việt Nam nhờ giúp đỡ thực hiện Công tác lịch sử tuyền thống của Hội.
7. Về xây dựng quỹ Hội và vận động tài trợ
Trên cơ sở đề án về xây dựng và lập Quỹ hội, cần nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về chân quỹ, loại hội phí, mức hội phí, tỷ lệ trích nộp và quản lý sử dụng ở các cấp.
Nghiên cứu tìm tòi, tổ chức các hoạt động có thu đúng pháp luật, phù hợp với tính chất đặc điểm và khả năng của Hội… nhằm tạo nguồn thu ổn định để duy trì các hoạt động của Hội.
Chủ động phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Cổng nhắn tin Nhân đạo Quốc gia chuẩn bị kế hoạch và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhắn tin ủng hộ Quỹ Nghĩa tình Trường Sơn năm 2020.
Tổ chức hội nghị hướng dẫn và bàn triển khai đề án lập quỹ và tổ chức các hoạt động kinh tế tạo nguồn thu, rút kinh nghiệm mô hình làm điểm về kinh doanh dịch vụ do Hội Doanh nhân đầu tư.
Phát huy tốt vai trò của cơ quan tham mưu và uy tín, trách nhiệm, mối quan hệ của cấp Hội, cá tổ chức, cá nhân, trước hết là các đồng chí cán bộ chủ trì, Ủy viên Thường trực, Thường vụ, các cơ quan và thành viên các cơ quan Hội đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động tài trợ, tạo nguồn lực để triển khai tốt kế hoạch họat động của Hội năm 2020 và tiến tới bảo đảm cho Đại hội III trong năm tới.
Để thực hiện tốt nội dung phương hướng nêu trên, các cơ quan Hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình và từng cấp Hội cần xây dựng kế hoạch chi tiết xác định rõ nội dung tiến độ của từng công việc, phân công người triển khai thực hiện.
Tăng cường sự chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên của người chủ trì, của Thường trực. Chú trọng tập trung chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, làm chuyển biến các đơn vị mất đoàn kết nội bộ, đơn vị hoạt động yếu; Rút kinh nghiệm các đơn vị, các hoạt động làm điểm.
Đề cao trách nhiệm và vai trò gương mẫu của người Chủ trì và các Ủy viên Thường trực. Hơn ai Hết người Chủ trì và các Ủy viên Thường trực phải thực sự là trung tâm hạt nhân đoàn kết để quy tụ đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn Hội.
Phải coi trọng và làm tốt việc xây dựng quy chế và thực hiện Điều lệ, quy chế đề ra.
Nơi nhận: TM BAN THƯỜNG VỤ
- Các ỦV Thường vụ; CHỦ TỊCH
- Các cơ quan;
- Các tổ chức thành viên;
- Lưu VP.
Thiếu tướng Võ Sở