Thời niên thiếu của Bác Hồ.

Ngày đăng: 09:47 04/06/2018 Lượt xem: 4.117
 
 
                              THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ
 
     Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Khi còn nhỏ tên Bác là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ra tại quê mẹ làng Hoàng Trù ( thường gọi là làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Ngệ An (nay là xã Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An). Thân phụ Bác là Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862 quê làng Kim Liên, thường gọi là làng Sen. Cha của bác xuất thân từ một gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ từ khi mới lên 4 tuổi, phải ở với anh cùng cha khác mẹ là Nguyên Sinh Trợ. Từ khi còn nhỏ ông đã chịu khó lao động, học hỏi. Vì vậy được cụ Hoàng Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn đưa về nuôi. Khi trưởng thành ông đã thành hôn với con gái của Cụ. Thân mẫu Bác là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868. Bà là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sinh sống bằng nghề dệt vải. Bà hết lòng chăm lo cho chồng con ăn học. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong nhà, chị là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884. Anh trai Bác là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888. Gia đình Nguyễn Sinh Cung sống trong căn nhà nhỏ ba gian, lợp tranh trên đất vườn của ông bà ngoại tại Hoàng Trù. Những năm từ 1890 đến 1895 Nguyễn Sinh Cung sống ở làng Hoàng Trù trong tình yêu thương và chăm sóc của bố mẹ và ông bà ngoại. Ông ngoại là Hoàng Đường, dạy chữ Hán tại nhà, bà ngoại là Nguyễn Thị Kép. Đến tháng 5 năm 1983, ông ngoại mất.
     Khoảng tháng 6 năm 1894, Nguyễn Sinh Cung nhận được tin vui là cha đậu cử nhân, khoa thi Giáp Ngọ năm Thành Thái thứ 6 tại trường thi Nghệ An. Đến năm 1895 Nguyễn Sinh Cùng theo mẹ và cha vào Huế. Thời kỳ này từ Nghệ An đến Huế chưa có đường xe lửa và xe ô tô, mọi người đều phải đi bộ, trẻ em thường ngồi trong quang gánh của người lớn. Khi đến Huế gia đình Nguyễn Sinh Cung phải ở nhờ những người quen, sau đó ở tạm trong một gian tại trại lính gần Viện Đô sát (nay là nhà số 4 Mai Thúc Loan). Gần cuối năm 1898, Nguyễn Sinh Cung cùng theo cha đến ở nhà ông Nguyễn Sĩ Khuyến, làng Dương Nổ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lúc này ông Nguyễn  Sinh Sắc mở lớp dạy học chữ Hán cho một số học sinh trong làng và cậu Nguyễn Sinh Cung cũng theo học. Tháng 2 năm 1901, bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của Nguyễn Sinh Cung bị bệnh qua đời, cậu phải chịu một tang lớn ngay khi còn đang tuổi thiếu thời. Lúc này ông Nguyễn Sinh Sắc và con cả Khiêm lại đang ở quê nhà. Sau khi mẹ mất Nguyễn Sinh Cung và em trai Nguyễn Sinh Sin được cha vào đón về sống ở quê. Tại quê Nguyễn Sinh Cung học chữ Hán với thầy Hoàng Phan Quỳnh, lớp học tại xóm Vang, làng Hữu Biệt, cách Hoàng Trù 3km.
      Tháng 5 năm 1901, gia đình Nguyễn Sinh Cung cùng với bà con dân làng vui mừng đón ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng khoa thi Hội -năm Thành Thái thứ 13, trước khi ông Sắc về , làng Kim Liên đã cấp đất công, xuất quĩ làm một ngôi nhà cho cha con ông, ngôi nhà ấy được bảo tồn và gìn giữ cho đến nay tại Kim Liên. Nhân dịp này ông Nguyễn Sinh Sắc đã làm lễ vào làng cho hai con trai, với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung). Với tâm hồn thơ mộng, rất yêu thiên nhiên, Nguyễn Tất Thành tự hào với cảnh đẹp của làng quê mình. Nhưng điều tự hào hơn là làng Kim Liên có nhiều di tích lịch sử và anh hùng hào kiệt. Sau tháng 9 năm 1901, Tất Thành được cha gửi sang học chữ Hán với thầy Vương Thúc Quí và thầy Trần Thân ở ngay làng Kim Liên. Nguyễn Tất thành là học trò nhanh trí và giỏi. Khoảng năm 1901-1902, Nguyễn Tất thành bước đầu tiếp thu tư tưởng yêu nước của các bậc cha chú thông qua mối liên hệ giữa cha với các sĩ phu trong vùng như Phan Bội Châu. Mùa xuân 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, Thanh Chương, tiếp tục học chữ Hán. Thời gian này ông Nguyễn Sinh Sắc dạy tại nhà ông Nguyễn Thế Văn. Ngày 13 tháng 4 năm 1904, Nguyễn Tất Thành chịu tang bà ngoại. Đây là cái tang lớn của gia đình. Bởi lẽ ông Nguyễn Sinh Sắc học hành đỗ đạt  được chủ yếu là nhờ sự giúp đỡ của gia đình bên ngoại (nhà vợ) và chính bà ngoại đã dành tình thương cho các cháu khi mẹ mất sớm. Bà mất, Nguyễn Tất Thành đau  sót, nghẹn ngào.
    Vậy là ở cái tuổi niên thiếu Tất Thành đã phải chịu bốn các tang của gia đình. Sau kỳ đại tang đó, Tất thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh dạy học. Ngoài giờ học tập, Nguyễn Tất Thành cùng cha đến các làng, vùng trong tỉnh thăm các sĩ phu yêu nước, thăm các di tích lịch sử như thành Lục Niên, miếu thờ La Sơn Phu tử... Tháng 7 năm 1905, Nguyễn Tất Thành theo cha ra huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình gặp các sĩ phu. Theo cha đi khắp đó đây, Tất Thành đã mở rộng được tầm mắt, nhìn thấy khắp nơi đồng bào đói khổ, người ăn xin nhan nhản, mùa đông giá lạnh không có vải che thân. Bọn đế quốc và địa chủ phong kiến ra sức bòn rút xương máu của nhân dân lao động. Người dân phải chịu biết bao thứ thuế đè đầu, phu dịch liên miên, lại bị đòn roi của bọn Cai, Đội, Tất Thành đã nhìn thấy nỗi nhục mất nước hằn rõ trên gương mặt mỗi người dân Việt Nam.
     Đến tháng 5 năm 1906 ông Nguyễn Sinh Sắc lại đưa hai con trai vào Huế, nhân dân làng Sen, làng Chùa và xã chung Cự nói với nhau: "Người ta đi làm quan là để vinh thân, còn ông Bảng đi làm quan là để che thân". Triều đình bố trí ông Sắc làm Thừa biện ở bộ Lễ, là một chức quan nhỏ. Bằng thực tế cuộc sống trong đám quan trường đương nhiệm, bằng thực tế của bản thân mình đang phải chịu, tư tưởng của ông Sắc đã phát triển từ thấp đến cao, và tất yếu đã phải đối kháng với bọn thực dân đương thời. Trong thời gian này ông đã cho con vào học tại trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba và trường Quốc học Huế. Tại đây Tất Thành chứng kiến thực trạng xã hội tại trung tâm đầu não của chế độ phong kiến Nhà Nguyễn mà trực tiếp, tiếp xúc với nền giáo dục Pháp nói riêng và nền văn minh Pháp nói chung.
     Tư tưởng tiến bộ và nhân cách của cha cùng với những biến đổi lớn lao của xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 20 đã làm cho tư tưởng yêu nước và lòng căm thù giặc của Nguyễn Tất Thành phát triển cao độ, thúc dục cậu đi đến những hoạt động cứu nước sôi nổi. Cậu đã tham gia các phong trào chống sưu thuế ở Huế, chí hướng muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước bắt đầu hình thành. Cậu rời trường Quốc học Huế, đi vào các tỉnh phía Nam để tìm cách ra nước ngoài. Tháng 7 năm 1909 ông Nguyễn sinh Sắc đến Bình Khê nhậm chức Tri huyện. Khi vào các tỉnh phía Nam Nguyễn Tất Thành có đến Bình Khê thăm cha. Thấy con trai đến, ông Nguyễn Sinh Sắc hỏi con:
- Con đến đây làm gì?
- Con đến đây tìm cha!
Nghe vậy, ông Sắc trìu mến nói với con: 
-Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?.
Cuộc gặp gỡ đó càng thôi thục Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 11 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành xuống tầu Đô Đốc Latouché TréVille, mở đầu 30 năm bôn ba đi khắp năm châu tìm đường cứu nước./
 
Bùi Văn Hoằng
Hà Bình-Hà Trung-Thanh Hoá
Email: hoang1592@gmail.com

 

tin tức liên quan