Lái xe trong bão đạn

Ngày đăng: 09:04 15/04/2020 Lượt xem: 572

Lái xe trong bão đạn

            Theo msn Tin tức

         Cũng như ông Bảo, ông Vũ Văn Chạy (SN 1947, ở thôn 3, xã Ea M’Nang, huyện Cư M’gar) vào bộ đội năm 1968 tham gia lái xe Trường Sơn thuộc tiểu đoàn 52, Binh trạm 14 (Đoàn 559) vận chuyển hàng hóa chiến lược cho chiến trường miền Nam. Suốt 4 năm (từ 1968 đến 1972) ông Chạy trực tiếp lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, đối mặt với lửa đạn dữ dội của không quân Mỹ cùng những chiến dịch càn quét khốc liệt của bộ binh ngụy.
        Nhớ về những ngày chạy xe “xẻ dọc Trường Sơn”, ông bảo “ác liệt lắm” rồi kể: Đoàn xe chỉ được chạy vào ban đêm (tức là từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng hôm sau) nhưng lại không được bật đèn, chỉ dùng loại đèn “rùa” nhỏ xíu để rọi đường. Vậy mà địch vẫn phát hiện, ông phải dùng kem đánh răng làm mờ bớt ánh sáng hoặc nhiều khi lợi dụng cơn mưa đạn của địch để nhắm đường lái xe. Giặc thả bom mặc kệ, xe ta vẫn cứ chạy. Một mình độc hành trên con đường bom đạn, ông Chạy không biết đến “sợ” là gì. Bởi khi bước chân vào chiến trường, ông xác định chỉ có thể chết hoặc bị thương và cách tồn tại duy nhất là chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng. Sự xác định lạnh lùng này là liều thuốc tốt giúp thần kinh của ông luôn tỉnh táo để chiếc xe bon bon về đích. Đêm ngày nào địch cũng thả bom, chỉ khác là tần suất thả nhiều hay ít thôi.

Ban CHQS huyện Cư M’gar trao quà, thăm hỏi thương binh Vũ Văn Chạy.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư M’gar  tặng quà CCB Vũ Văn Chạy  

Ác liệt nhất là cuối 1969, khi địch phát hiện tuyến đường vận chuyển của ta nên dùng máy bay C130 được trang bị kỹ thuật hồng ngoại tuyến và vũ khí hạng nặng để săn xe vận tải cả ngày lẫn đêm. Với công nghệ này, kể cả xe đã tắt máy mà còn nóng cũng bị phát hiện và chúng đã bắn thì trăm phát trăm trúng. Mà đạn thì toàn 40 ly trở lên. Khi phát hiện có xe tăng của ta, địch còn bắn cả đạn 80 ly nên quân ta hy sinh và xe bị phá hủy nhiều lắm.
       Trong quá trình lái xe, điều ông Chạy ám ảnh nhất là thân xác đồng đội nằm la liệt hai bên đường. Khi giao hàng xong, xe ông lại đảm nhận việc chở thi thể đồng đội xấu số về nghĩa trang chôn cất. Thấy đồng đội mình ngã xuống, ruột đau như cắt nhưng ông tự động viên mình phải nỗ lực hơn nữa. Vì chỉ cần một xe vận chuyển thành công là có thể ngang bằng với 2 trung đoàn dân công vận tải gùi vác trong vài đêm. Hiệu quả cao như vậy nên ông suy nghĩ dù chết ông cũng làm và cánh lái xe Trường Sơn như ông được ví là “Phi công mặt đất”. Năm 1972, một dịp khi vừa chạy xe về đơn vị thì đúng lúc bị giặc bao vây tấn công, ông bị thương mù đôi mắt đành phải lui về hậu cứ.
       Với những người mở đường, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước tại “tuyến lửa” như ông Bảo, ông Chạy và hàng nghìn người lính khác, mỗi cung đường, mỗi cây cỏ đều nhuộm đỏ xương máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ. Nhiều đồng đội của họ nằm xuống khi tuổi đời mới mười tám, đôi mươi, để làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại

tin tức liên quan