CCB VŨ VĂN KIM NGƯỜI TÙ BINH
KIÊN CƯỜNG, QUẢ CẢM TRƯỚC QUÂN THÙ
Ngày 7/3/1974 Trong đoàn tù binh được chuyến máy bay trực thăng H34 trao trả ở Sân bay Lộc Ninh, có một người tù binh phải nằm trên cáng băng ca, trên bụng đắp một miếng vải màn bê bết máu được các bạn tù gọi anh là “Samurai của Việt Nam”.
Nhắc đến Samurai là nói đến những chiến binh kiên cường, không chịu khuất phục trước bất kể tình huống nào, kẻ thù nào của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Với võ sĩ Samurai, danh dự là thứ quý giá nhất. Nếu ai vi phạm tinh thần võ sĩ đạo hoặc thất bại thì hãy tự sát bằng cách dùng dao tự rạch vào bụng mình chứ không chịu sự nhục nhã. Và ngay trên chính mảnh đất văn hiến và giàu truyền thống cách mạng Bắc Ninh - Kinh Bắc tồn tại một người con, một chiến sỹ cách mạng kiên cường với tinh thần võ sỹ đạo Samurai ấy trong những năm tháng sống trong nhà tù, lao ngục khổ ải của chế độ Mỹ - Ngụy.
“ Anh là Vũ Văn Kim sinh năm: 1946. Quê quán: Bút tháp - Đình Tổ - Thuận Thành – Bắc Ninh. Nhập ngũ 31 tháng 5 năm 1965, ngay sau một ngày nộp bài thi tốt nghiệp cấp 3. Lẽ ra anh không thuộc diện nhập ngũ vì nhà con môt, nhưng đất nước có chiến tranh anh đã làm đơn tình nguyện xin đi. Chỉ huy đơn vị tuyển quân thông cảm nhận anh vào Đoàn 555 Đặc công. Sau thời gian rèn luyện, ngày 16 tháng 3 năm 1966 Đơn vị hành quân vào Nam từ trạm Giao liên Làng Ho (Đoàn 559). Ròng rã hơn 3 tháng trời hành quân ngày đi đêm nghỉ. Anh tới miền trung Trung bộ vào D10 đặc công tỉnh đội Bình Định. Anh bị địch bắt ngày 9 tháng 10 năm 1966, trao trả 7 tháng 3 năm 1974. Đã qua các lao: Plâyku, Cần Thơ, Phú Quốc, Chí Hòa, Biên Hòa, Côn Đảo”
Anh kể lại với tôi “Trong trận chiến đấu ngày 9/10/1966 tại Cát Minh, Cát Khánh, Phù Cát ,Bình Định, đơn vị chiến đấu với một bộ phận quân địch thuộc Sư đoàn Không vận số 1 liên quân Việt Mỹ và Sư đoàn Mãnh Hổ - Đại Hàn. Đơn vị đã bẻ gẫy và đánh lui nhiều đợt phản công của địch. Trên đường rút lui về hậu cứ, gặp địch phục kích, một số bị hy sinh, anh bị thương ngất đi và bị địch bắt. Khi tỉnh dậy thì thấy đã nằm trong bệnh viện có lính rằn ri canh gác. Từ đó ngót 8 năm qua các nhà tù của bọn Mỹ Ngụy như Phù Cát, Playku, khám Phong Dinh (Cần Thơ),Biên Hòa, Chí Hòa, Phú Quốc, Côn Đảo..Tại các nhà tù, anh đã chủ động bí mật liên hệ, tìm gặp tổ chức, tập hợp tù binh thành lập chi đoàn Thanh niên Cộng Sản theo sự chỉ đạo của chi bộ Đảng tại nhà lao. Với vai trò là bí thư chi đoàn, anh đã cùng tập thể tổ chức nhiều cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, tổ chức dạy học, vượt ngục v.v..
Từ tinh thần đấu tranh với địch và hoạt động đoàn TNCS trong nhà tù, anh đã được tổ chức Đảng trong lao tù kết nạp vào Đảng ngày 26/4/1971 tại chi bộ 4 - C3.
Anh kể nhiều nhưng một số nội dung chính vẫn là sự gian khổ hy sinh của những chiến sỹ CM bị địch bắt tù đày trong nhà tù Đế quốc. Yêu sách của các tù binh là đòi dân sinh, dân chủ, đòi thực hiện theo quy chế Giơnev năm 1949 về tù binh. Ngoài những phong trào trên, dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, các anh còn tổ chức học tập văn hóa chính trị chủ nghĩa MacLenin, tổ chức vượt ngục trở về đội ngũ ở bên ngoài, tổ chức đồng hương, tổ chức binh địch vận vân ... Anh nói nhiều về tập thể, về đồng đội, nhưng tội hiểu với anh trong những nội dung trên Vũ Kim hầu như đã từng có mặt không chỉ là thành viên tích cực mà còn là đầu tầu, lãnh đạo, kẻ địch từng liệt anh là “xếp sòng” là “đầu sỏ” trong một số phi vụ của tập thể khi không may bị báo hại mà các anh xung phong đứng ra nhận mọi trách nhiệm trước kẻ địch để bảo vệ tổ chức, bảo vệ tập thể.
Lần theo những trang hồi ký, rồi nhật ký để đời hiếm hoi may mắn có được anh viết khi mới ra tù năm 1975:
Về vượt ngục: tháng 8/1970 ở trại A4 anh cùng anh Phụng ở Quế Võ, Bắc Ninh đã bất ngờ tìm ra cách vượt ngục độc đáo nhất và chính 2 anh đã được tổ chức bí mật để các anh nằm ém gọn trong thùng rác , rồi đậy phủ phân, rác thối lên để đồng đội khiêng ra hố rác ngoài trại. Ngày 19/12/70 các anh đã tổ chức thành công cho 2 tù binh cùng trại trốn thoát mất tiêu trước sự ngỡ ngàng, tức tối nhưng cũng vô cùng khâm phục của kẻ địch và của cả đa số anh em tù binh trên đảo. Riêng hình thức vượt ngục bằng đường hầm ở Phú Quốc những năm ấy đã có 4 vụ thành công, có vụ như hầm ở A4 năm 1970 đi được trên trăm người về tới cứ an toàn. Ngoài ra còn có tới hàng trăm những chiếc hầm ở hầu hết các phân khu giam (có cái gần xong, có cái nửa chừng, có cái mới khởi công) nhưng bất thành do nhiều lý do và kèm theo đó là chuồng cọp, biệt gam, là tàn phế và cả sự hy sinh của không ít những chiến sỹ quyết tử đã xung phong đứng ra nhận mọi trách nhiệm để bảo vệ tổ chức, bảo vệ tập thể. Trong nhiêm vụ này, tôi được biết Vũ Kim cũng đã có tới 4 lần trực tiếp tham gia đào 4 chiếc hầm ở 4 trại và ở 4 thời điểm khác nhau. Vũ Kim cùng tất cả những chiến sỹ diệt ác đã bị tước quyền tù binh, đưa về tòa án quân sự vùng IV chiến thuật xử về tội “cố sát” sau đưa về khám Chí Hòa rồi đày đi Côn Đảo cố tình không chịu trao trả theo Hiệp Định Pa ri. Điều đáng lưu ý là: Ngay tại phiên tòa các anh đã thực hiện: “biến vành móng ngựa thành ghế chánh an, biến chánh án thành bị can” nghĩa là các anh đã biến phiên tòa xử các chiến sỹ cộng sản thành diễn đàn tố cáo tội ác của chế độ nhà tù Mỹ ngụy đối với những người tù yêu nước. Riêng vụ của Vũ Kim chúng đã phải sử tới 3 phiên tòa và cũng vì thất lý, chúng đã phải hạ mức án từ 20 năm (phiên đầu 20/12/71) xuống còn 7 năm lưu đày biệt xứ (phiên thứ 3: 24/2/72)
Anh Kim nhớ lại những tháng ngày kinh hoàng: “Tại trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú quốc, Côn Đảo chúng nhốt tôi vào phòng giam chuồng cọp đặc biệt với những lớp thép gai dày đặc, chỗ ăn ở với chỗ vệ sinh là một. Chúng tra tấn dã man, cho ăn uống chỉ đủ ở mức cầm hơi”. Với phương châm khi bị địch bắt: “Nhất Lý nhì Lỳ”,có lúc phải ngậm hơi nín thở dả chết chúng mới ngừng tra tấn vứt bỏ vào trong khám. Có lúc anh muốn chết cho nhanh, để thoát cảnh đọa đầy. Thế nhưng lại nghĩ không thể chết đơn giản như vậy được. Cái chết đó là vô nghĩa, đặc biệt là có tội với những người đồng đội đã cùng anh đấu tranh chống lại kẻ thù. Vì vậy mà anh phải cắn răng chịu đựng cố sống, sống bằng mọi giá đến ngày giành chiến thắng trọn vẹn trở về. Nếu phải chết hãy chọn cái chết vẻ vang của người đảng viên cộng sản. Nếu yêu sách không đươc chấp nhận thì sẽ chuyển sang bước thứ hai là mổ bụng moi ruột để thể hiện sự phẫn nộ. 1973 sau hiệp định Pa Ri ký kết trao trả tù binh hai bên, nhưng chúng không chịu trả các anh (số tù binh mà chúng cố tình kết án). Chi bộ nhà lao lập kế hoạch quyết tử đấu tranh gồm 2 bước. Bước thứ nhất là tuyệt thực dẫn đến tự rạch bụng mình trước kẻ địch để xem động thái chúng thế nào? Nếu chúng vẫn không chịu giải quyết. Anh kể tiếp“ Ngày 23/2/1974.Đấu tranh tuyệt thực,mọi người đều mệt lả địch đã không nhượng bộ,7 ngày sau chúng đưa chừng hơn 40 lính quân cảnh mặc giả lính quân y xông thẳng vào phòng biệt giam đàn áp, phá cuộc đấu tranh. Kế hoạch quyết tử được giao cho Đảng viên Vũ Văn Kim thực hiện, trong thời khắc nguy cấp này hình ảnh anh Nguyến Văn Trỗi hiện lên trước 12 tay súng quân thù hô lớn:” hãy nhớ lấy lời tôi, đả đảo đế quốc Mỹ,đả đảo Nguyễn Khánh, Hồ Chí Minh muôn năm” mà anh được nghe thời sự khi ở trường cấp 3 Hàn Thuyên,Tỉnh Bắc Ninh,tấm gương anh Trỗi tiếp sức cho tôi. Sau cái đưa mắt của đồng chí Đức bí thư chi bộ tôi đã bình tĩnh vịn cột nhà đứng dậy dõng dạc tuyên bố:”Các người hãy nghe đây,hiệp định Pa Ri ký kết đến nay đã hơn một năm ,Đế quốc Mỹ và nhà cầm quyền Sài Gòn chẳng những không chịu trao trả chúng tôi về với chính phủ cách mạng,mà còn cố tình giết dần giết mòn những người tù yêu nước.Tôi tố cáo và cực lực phản đối chế độ nhà tù hà khắc.Chúng tôi đòi phải được trao trả ngay theo hiệp định” Ngay sau đó tôi cầm dao nhỏ tự chế rạch lia lịa mấy nhát vào bụng, khi thấy chưa thủng bụng, nhìn xuống chỉ có mỡ vàng và máu trào ra, tôi thoáng nghĩ :hay là ngược lưỡi dao, vội xoay lưỡi dao lại, tôi xiết mấy cái nữa thì bỗng nhiên thấy trời tối sầm lại và ngã vật ra bất tỉnh. Bọn lính tròn mắt kinh ngạc giữa tiếng hô kêu gọi căm thù vang lên như sấm dậy khắp các khám tù binh, đòi chúng thả tù binh ngay theo hiệp định.
Khi mơ màng tỉnh dậy ,nghe tiếng đồng đội nói: chúng nó đã chấp nhận yêu sách của mình rồi. Kết quả chỉ 5 ngày sau: 7/3/1974 chúng đã phải đưa hơn 60 tù binh chúng tôi về sân bay Lộc Ninh trao trả cho cách mạng. Nằm trên băng ca, mảnh vải màn phủ trên bụng bê bết máu đỏ. Đồng đội khiêng tôi đi, giữa dòng người tràn ngập rừng cờ đón chào người chiến thắng trở về.“Kim samurai" là tên của anh được đồng đội thương mến gọi như là một biệt danh. Anh được đưa về điều trị bệnh xá đoàn 210 Lộc ninh, rồi C1 thu dung II Trà My - Quảng Nam. Qua xác minh của quân Giải phóng miền trung Trung bộ - cục Chính trị Quân khu V- số 22 ngày 10/7/1974
Chủ nhiệm Chính trị Nam Khánh đã ký Quyêt định:
– Công nhận quân nhân tuổi quân tính liên tục.
– Đề bạt từ chiến sỹ lên cấp tiểu đội bậc trưởng.
– Đề nghị Quân khu công nhận Đảng viên kết nạp trong lao.
-Đề nghị xét khen thưởng và tặng danh hiệu dũng sỹ Quyết thắng câp ưu tú
-Tặng Huân chương chiến công giải phóng hạng nhất về thành tích đấu tranh trong tù”.
Từ khi trở về cho đến nay: Luôn luôn yên tâm học tập và công tác tốt, phát huy truyền thống trung kiên bất khuất: 5 năm trong trường đại học Nông nghiệp I Hà nội với cương vị là cán sự lớp,luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, đã được nhà trường tặng giấy khen về thành tích. Từ năm 1980 về công tác phó trưởng phòng công nghiệp huyện Thuận thành, bí thư chi bộ công nghiệp huyện đều đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và trách nhiệm.Năm 1990 nghỉ hưu tích cực gánh vác công việc gia đình tạo điều kiện cho vợ tham gia công tác xã hội ở địa phương, nuôi 3 con ăn học và đều đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định, kinh tế phát triển. Gia đình liên tục được bình là gia đình văn hóa. Năm 2007 được địa phương bình chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu và cử đi dự đai hội “Biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc tỉnh Bắc Ninh lần thứ nhất”.Năm 2016 và 2017 lại tiếp tục được địa phương bình bầu gia đình văn hóa tiêu biểu của xã.Tháng 5/ 1997 cùng đồng đội khởi xướng thành lập Ban LL cựu tù binh Phú Quốc thời chống Mỹ huyện Thuận thành, đến năm 1999 thành lập ban LL cựu tù binh Phú Quốc tỉnh Bắc Ninh, Năm 2013: 1 bằng khen của bộ trưởng bộ Lao động thương binh và xã hội. Năm 2014: 1 bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Năm 2014 được tỉnh cho phép đổi tên là hội chiến sỹ CM bị địch bắt tù đày tỉnh Bắc Ninh, Anh là chủ tịch hội 20 năm bằng tinh thần tự nguyện không có thù lao,luôn năng nỏ nhiệt tình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Anh xứng đáng là CCB Gương mẫu.Người “Anh Hùng”trong lòng đồng đội.
NGUYỄN TRUNG PHỤNG
PCT THƯỜNG TRỰC HỘI TTTS TỈNH BẮC NINH