DI TÍCH NGÃ BA LÙM PÙM
1. Tên gọi: Ngã ba Lùm Bùm
2. Địa điểm: Tại bản Lùm Pùm, huyên Bualapha, tỉnh Khăm Muônj
3 Sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc điểm di tích.
a- Ngã ba Lùm Bùm là một đầu mối giao thông quan trọng
- Lùm Pùm là Ngã ba giao giữa Đường 128 tại Km 113 và điểm cuối của Đường 20 A (Km 123).
- Đường 128 (đoạn Lằng Khằng - Na Bo) được Bộ đội Trường Sơn (Công trường 128) xây dựng vào giữa năm 1965, thông xe đến Đường 9 vào cuối tháng 12-1965. Chỉ huy công trường 128 là Nguyễn Lang – nguyên Cục phó Cục Công trình 1 được Bộ GTVT được điều động sang 559 cùng nhiều cán bộ kỹ thuật để tham gia khảo sát, thiết kế và chỉ đạo thi công Đường 128). Do xây dựng trong mùa mưa nên nhân lực và thiết bị thi công không vào kịp, việc cung ứng nhu yếu phẩm cũng rất khó khăn. Đời sống những đơn vị thi công vô cùng thiếu thốn, khẩu phần bị cắt giảm đến 50%. Tháng 10-1965, Tư lệnh Phan Trọng Tuệ phải điều động 20 xe Zil 157 cấp tốc chở hàng hậu cần cứu đói cho Công trường 128. Sau khi Đường 128 được xây dựng, trục dọc này đã trở thành trục trọng yếu của Hệ thống Đường Trường Sơn, tiếp nhận hàng hậu cần từ hướng Cửa khẩu đường 12 và Cửa khẩu Đường 20 vào Đường 9.
Quản lý, bảo vệ và vận hành Đoạn Đường 128 từ Lẳng Khằng - Lùm Pùm là Binh trạm 31, từ Lùm Pùm vào Đường 9 là Binh trạm 32.
- Do mùa mưa, Đường 128 và Đường 129 không thể cho ô tô chạy được do “túi nước” Sẻn Phăn. Bộ Tư lênh 559 mở thêm tuyến vượt khẩu thứ hai từ Khu vực Xuân Sơn sang Tây Trường Sơn.
Đường 20 được Phó Tư lệnh Nguyễn Tường Lân phát lệnh khởi công ngày 21/01/1966 (đúng ngày Mùng 1 Tết Bính Ngọ). Toàn tuyến dài 123 km. Điểm đầu tại thôn Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình, điểm cuối là Lùm Pùm giao với Đường 128. Sau khoảng 4 tháng thi công, cánh Đông và cánh Tây đã gặp nhau ở khu vực Biên giới Việt – Lào, khai thông kỹ thuật Tuyến vượt khẩu thứ hai từ Việt Nam sang Lào. Hơn một triệu mét khối đất đá được đào đắp, hàng trăm mét cầu cống, ngầm được thi công.
Đường 20 thông xe vào tháng 5-1966, hành trình các chuyến hàng chi viện vào Đường 9 được rút ngắn đi rất nhiều, đặc biệt tránh được “túi nước Sẻn Phăn” vào mùa mưa, xe chạy được cả trong mùa mưa. Bộ đội Trường Sơn thêm một cửa khẩu, phân tán sự đánh phá của địch.
Do tinh thần chiến đấu quả cảm, ý chí kiên cường, quyết tâm, anh hùng và chiến công của tuổi trẻ trên trên Đường 20, Mùa khô năm 1967 – 1968, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tặng danh hiệu Quyết Thắng cho Đường 20. Đường 20 được chính thức mang tên Đường 20 Quyết Thắng.
Đã có rất nhiều đơn vị và cá nhân chiến đấu trên Đường 20 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tháng 9 năm 1973, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã có chuyến thăm Đường 20. Đứng trên trọng điểm ATP còn khét mùi bom đạn, Đại tướng đã đánh già: “Đường 20 Quyết Thắng xứng đáng là một Kỳ công, Kỳ tích, Kỳ quan!”
Trục ngang Đường 20 nhập vào trục dọc Đường 128 tại Lùm Pùm trên Đường 128 để đi xuống Đường 9 tại Na Bo (Sê Pôn).
b- Lùm Pùm là trọng điểm đánh phá ác liệt của không quan Mỹ
Ngày từ khi các đoàn xe chạy trên Đường 128 đầu năm 1966 thì Lùm Pùm là một trong các trọng điểm đánh phá ngăn chặn của máy bay Mỹ.
Khi Đường 20 trở thành tuyến vận chuyển hiệu quả của Tuyến Hậu cần chiến lược, Lùm Bùm đã trở thành trọng điểm đánh phá dữ dội của máy bay Mỹ. Chúng biết nếu tắc đường ở Lùm Pùm là chặn được nguồn hàng từ cả hai cửa khẩu. Vào các năm 1967-1969, cùng với các trọng điểm khác trên Đường 20 và Đường 128, Lum Pùm bị đánh phá liên tục. Hàng trăm tấn bom được ném xuống đây trong một tháng. Hàng đêm pháo sáng chong trên bầu trời, bom nổ trên mặt đất, cây rừng trơ trụi, xé toạc…
c- Lùm Pùm là nơi Binh trạm 32 đặt Chỉ huy sở.
Binh trạm trưởng là Trần Thăng Phúc (sau là Hoàng Anh Vũ), Chính ủy là Phan Hữu Đại. Binh trạm 32 có 3 Tiểu đoàn ô tô vận tải (102, 52, 60); 02 Tiểu đoàn Công binh (31, 33) 2 Tiểu đoàn Cao xạ (18, 22), 2 Tiểu đoàn Giao liên (7,12), 3 Đại đội bộ binh, 1 Đại đội Thông tin và các đơn vị Kho, xưởng, Quân Y, Chuyên gia giúp Bạn…
Binh trạm 32 quản lý Đường 128 từ Lùm Bùm vào Na Hi và Đường 20 đoạn từ Kho C (Km 68 Đường 20) đến Lùm Pùm (1966-1969), Đường 129 từ Na Phi Lăng đến Mường Phìn. Từ năm 1969, để thống nhất quản lý điều hành trên toàn tuyến, Binh trạm 14 (tăng cường Tiểu đoàn 33) quản lý toàn bộ Đường 20 (Phong Nha- Lùm Pùm).
Binh trạm 32 là một Binh trạm lớn, phụ trách một địa bàn khốc liệt nhất – “địa bàn lửa” với các trọng điểm: ATP, Chà Là, Ka Tôk, Lùm Bùm, Cốc Mạc, Văng Mủ…Binh trạm đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu. Năm 1967, Binh trạm Trưởng Hoàng Anh Vũ và Chính ủy Phan Hữu Đại đã chỉ huy thí điểm cuộc chiến đấu hợp đồng binh chủng tại Đèo Cốc Mạc Mùa khô năm 1967-1968 lượng vật chất Binh trạm vận chuyển xuống Đường 9 là trên 1 vạn tấn mỗi tháng - một kỷ lục vận chuyển vào thời điểm đó. Danh hiệu Binh trạm “Vạn tấn” được Bộ Tư lệnh dành tặng cho Binh trạm 32. Một phong trào thi đua của các Binh trạm khác trên toàn tuyến nhằm giành danh hiều “Vạn tấn”
Vũ Trình Tường