Kim Cúc – Cảm nhận khi đọc tập truyện thơ chuyển thể của tác giả Hoàng Đại Nhân
-------------------
KIM CÚC - CẢM NHẬN KHI ĐỌC TẬP TRUYỆN THƠ CHUYỂN THỂ
CỦA TÁC GIẢ HOÀNG ĐẠI NHÂN
Thông thường người đời hay làm Thơ, viết Văn để bộc lộ cảm xúc, nói tiếng nói của mình về cuộc sống xung quanh, về xã hội hay những biểu hiện tốt xấu giữa đời thường theo quan điểm nhìn nhận và tự do của cảm xúc. Ít ai làm công việc chuyển thể Truyện thành Thơ .Bởi, truyện đã là một KHUÔN KHỔ có sẵn. Có cốt truyện, nhân vật, diễn biến, tình tiết, sự vật, sự việc, có tâm tư của từng nhân vật. Cái khó của người CHUYỂN THỂ Truyện thành Thơ là ở cấp độ của công việc cao hơn làm thơ - là phải qua nhiều cung đoạn: phải đọc kỹ lưỡng tác phẩm, nắm thật chắc cốt truyện, diễn biến tâm lý nhân vật, bám sát nút THẮT, MỞ của Truyện. Càng khó hơn là phải TÌM CHỮ, ĐẶT CÂU cho thật phù hợp mới có thể nói hết được dụng ý của tác giả Truyện Văn xuôi.
Ấy vậy mà, Hoàng Đại Nhân đã chọn cho mình LỐI ĐI RIÊNG và khó ấy... để cho ra đời hàng trăm Truyện Thơ chuyển thể.
Khi tác giả Hoàng Đại Nhân đăng bài Tôi cũng đã từng bình luận một số Truyện .Nhưng khi thực sự cầm quyển Thơ được chuyển thể từ 100 câu chuyện, được lấy từ nhiều nguồn: như Truyền thuyết các loài hoa (Kho tàng Truyện Việt Nam), từ những Truyện ngắn viết về những người lính trong chiến trận rồi trở về sau đêm chiến tranh, những cô TNXP, những người lái đò những thầy giáo... trên báo chí, trên tập san, trên các CLB Văn học của nhiều TG ... càng đọc ,Tôi càng "ngợp", bởi chất thơ của Hoàng Đại Nhân lai láng, nhưng chắc , ý từ chuẩn mực.
Từ ngữ dùng cho hàng loạt Truyện Thơ rất sắc sảo tinh tế. Nghệ thuật diễn tả "bay bổng". Vừa bám sát được nội dung cốt truyện, nhân vật có sẵn, vừa gọt giũa câu chữ để tạo nên được một Truyện Thơ ... thì tưởng chừng không phải là dễ và không phải ai cũng làm được.
Có lẽ, không chỉ là NĂNG KHIẾU và sở thích của mình mà cái chính tôi nghĩ: đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu Thế giới thiên nhiên quanh mình ... TG mới chọn cách riêng để thể hiện và có sức viết đến như vậy.
Khi đọc những Truyện thơ nói về NGUỒN GỐC các loài HOA (Lấy từ kho tàng Truyện Việt Nam)-Tôi nhận thấy, không chỉ cho mình biết về xuất xứ tên gọi của mỗi loài hoa mà còn được biết nó gắn liền với những câu chuyện TÌNH đẫm nước mắt. Để người đời không chỉ biết yêu quý mà còn trân trọng. Bởi! mỗi loài HOA như đã bị "chà xát" trong đau thương, tủi cực từ cuộc đời của những cô gái xinh đẹp nhưng thiếu may mắn. Cái chết của họ đã TẠO NÊN những loài hoa để đời trong nhân gian. Khiến khi đọc và biết nguồn gốc xuất xứ của loài hoa ... Độc giả không thể không rơi nước mắt.
Xin được LƯỢC TRÍCH đôi điều về loài HOA XUYẾN CHI!
Có mấy ai biết được "Chuyện tình đẫm lệ /Càng không biết có một cuộc đời dâu bể/Của một người mang nặng nợ yêu đương". Từ một "giọng hát hay đến kỳ lạ /Để người đời XAO XUYẾN bồi hồi" Rồi tình yêu đến "Với bao lời hẹn hò, đính ước/ Hẹn thủy chung và thề nguyền sau trước". Nhưng! Có những cái bỗng nhiên đổi thay. Sự đời không như lời hẹn "Chàng trai bao sương gió dãi dầu" - VÀ - "Chẳng về theo lời hẹn"...để lại sự khóc thương héo hắt, đợi chờ ... rồi gục ngã bên đồi. Nhưng! Điều kỳ lạ đã xuất hiện "Kỳ lạ thay NƠI nước mắt nàng rơi /Bỗng mọc dậy một loài hoa mới lạ /Lá xanh ngát, từng cánh hoa trắng xóa /Nhụy ươm vàng nở quanh nấm mộ xinh". Trước sự ngỡ ngàng của bao người đi qua bắt gặp và thắc mắc: "Người lại qua, ai cũng chợt giật mình /Ngôi mộ nhỏ và loài hoa tinh khiết /Hoa tên gì? Không một người nào biết / Và ...XUYẾN CHI từ ngày ấy ra đời".
Như vậy! Người đọc sẽ hiểu tên loài hoa đó được lấy âm tiết "XUYẾN" trong từ xao xuyến lòng người khi nghe cô gái xinh đẹp hát. Và âm tiết "CHI" được lấy từ sự không hiểu biết gì về một loài hoa đẹp nở bên ngôi mộ bé nhỏ của cô gái xinh đẹp ấy. Hai chữ ghép lại thành tên gọi của MỘT LOÀI HOA mang tên XUYẾN CHI .
Và! Hoàng Đại Nhân đã kết thúc Truyện Thơ bằng một khổ thơ đầy nước mắt với tấm lòng của TG trước một sự tích :"Tên loài hoa - số phận một kiếp người /Mãi tiếc nuối về một lời hò hẹn /Cứ chờ đợi nhưng mãi người chẳng đến /Đành ngậm ngùi ,hóa kiếp một loài hoa" .
VỀ TRUYỀN THUYẾT HOA CÚC
Lời TG: Hoa Cúc trong đời sống tâm linh của người Việt thể hiện rõ trong bộ tranh tứ quý : "Tùng ,Trúc ,Cúc ,Mai".Hoa Cúc là biểu tượng CAO QUÝ của sự sống, của sự thịnh vượng và tình cảm yêu thương , hiếu thảo của con người.
Truyện Thơ được mở đầu bằng bốn câu thơ rất ngọt: "Khi mùa Thu về trên đất quê hương /Hoa Cúc nở bạt ngàn khoe sắc thắm / Rất rực rỡ đủ sắc màu trong nắng /Ngát hương thơm, dâng nét đẹp cho đời"... Nhưng khi nói đến nguồn gốc của loài hoa này thì Hoàng Đại Nhân đã hạ bút với một nỗi xót xa: "Về chuyện xưa ...thương lắm một kiếp người"!
Bằng nhiều khổ thơ lay động lòng người khi kể về - Một quả phụ nghèo và đứa con gái mười hai tuổi, bà chăm chút nuôi dạy con ngoan hiếu thảo. Nhưng! Khốn thay! "Một ngày kia bệnh bà nặng, tàn hơi /Sức đã yếu, nói lời nặng nhọc / Cô gái trẻ lòng xót đau, nén khóc / Quyết ra đi tìm thầy giỏi, cầu may/ Qua bao làng, vượt núi gió, đèo mây/Trời vừa tối gặp ngôi chùa trên núi / Thắp hương cầu, mong bệnh mẹ chuyển nhanh". Và cô gái được ông Bụt hóa thành Sư trao cho Bông Hoa Cúc nhiệm màu.
Song, một nghiệt ngã khác lại đặt ra: Bông Cúc chỉ được 5 cánh "Cứ mỗi năm là một cánh hoa rơi/ Mẹ sẽ sống nhưng đời con ngắn lại". Dù cô gái đã rất thông minh XÉ CÁNH HOA ra nhiều mảnh nhưng đứa con của bà nhanh chóng lụi tàn... Bà mẹ đã chôn con trong vườn nhà. Nhưng "Kỳ lạ thay, Thu tới nở ngàn hoa /Từ nơi mộ lan khắp vùng vàng thắm /Ngát hương thơm, ngàn tình thương gửi gắm /Của con yêu mãi dâng tặng mẹ hiền/ Người đời sau gọi HOA CÚC thần tiên/ Biểu tượng đẹp về tình thương cao quý" .
Người Việt Nam ta rất yêu quý và trân trọng các loài hoa. Dù trồng hay mọc ở nơi đâu ,các loài hoa cũng có một cái tên đích thực, phù hợp với thuộc tính của nó hoặc màu sắc biểu trưng của từng loại hoa. Những loài hoa. Mỗi loài hoa một vẻ ... nhưng đã hòa nhịp vào cuộc sống muôn màu để điểm tô choThiên nhiên của chúng ta thêm muôn phần tươi đẹp.
Kim Cúc