Lưu Bá Thịnh – Cảm nhận về bài thơ “Anh ở đâu” của Nhà Giáo, Nhà thơ Lê Hà
LƯU BÁ THỊNH - CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “ANH Ở ĐÂU?
CỦA NHÀ GIÁO, NHÀ THƠ LÊ HÀ
Mở trang thơ MIỀN CỔ TÍCH trên Facebook. gần đây tôi đọc được bài thơ “ANH Ở ĐÂU ? “ của nhà giáo, nhà thơ, nhà nghệ sỹ Dương cầm Lê Hà, tôi vô cùng xúc động, không thể không viết nên đôi điều cảm nhận của lòng mình sẻ chia cùng bạn đọc.
Toàn bài thơ gồm 4 khổ thơ tự do chân thực, mượt mà, lay đông tâm can con người.
Là một nhà giáo mẫu mực, một nghệ sĩ Dương cầm tinh tế, một nhà thơ chỉn chu, một người yêu say đắm.Trong bài thơ nữ sỹ đã gửi mọi cung bậc tình cảm sâu lắng nhất của lòng mình qua cách tả cảnh thiên nhiên sinh động .
Ngay từ khổ thơ đầu tiên tác giả đã đặc tả Thành cổ Quảng trị rất chân thực, nhưng lại thể hiện rõ xúc cảm của mình: “Thành cổ trong em ngổn ngang dấu tích / Nơi các anh nằm thay áo mấy mùa trăng /Miền Trung chiều mây bay em đến / Ngẩn ngơ bóng liễu đứng giăng hàng.”
Chúng ta đều biết rằng trong những ngày đánh MỸ thành cổ Quảng Trị là một địa danh nổi tiêng về sự khốc liệt của chiến tranh, sự tàn bạo của giắc Mỹ: Với 81 ngày đêm trong mùa hè năm 1972 nơi đây là nơi đấu chí quyết liệt của bộ đội, nhân dân Việt Nam anh hùng với đế quôc Mỹ xâm lược. Chúng ta quyết giữ bằng được từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc. Bọn Mỹ tàn bạo, với mọi âm mưu và thủ đoạn độc ác, chúng huy động mọi loại vũ khí chúng có trong tay, các loại bom đạn, hòng huỷ diệt chúng ta. Nhưng kết quả cuối cùng chúng phải nhượng bộ, chấp nhận ký vào các văn bản trên bàn đàm phán tại hội nghị Pari: phải rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng phải hy sinh đến trên hai mươi vạn chiến sỹ, mà thân thể họ đã hoà vào đất mẹ Quảng Trị anh hùng, hay dòng sông Thạch Hãn chảy ra biển Đông.
Khi nhà thơ đến Quảng Trị, đất nước đã được thông nhất, thành cổ đã được chúng ta phục dựng lại. Nhưng biết bao mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra vẫn còn in vết trong tâm khảm mọi người nên nhà thơ đã viết: “Thành cổ trong em ngổn ngang dấu tích /Nơi các anh nằm thay áo mấy mùa trăng.”
Thời gian đã qua đi “ mấy mùa trăng”, mọi cảnh vật đã biến đổi, làm cho tâm hồn nhà thơ cứ ngẩn ngơ: “Ngẩn ngơ bóng liễu đúng giăng hàng”
Tiếp đến khổ thơ hai tình cảm của nhà thơ không chỉ ngẩn ngơ nữa mà nâng lên cung bậc xót thương cho các anh hùng Liệt sỹ. Nhà thơ hiểu rằng mặc dù Nhà nước đã quan tâm, nhân dân đã tri ân các anh hùng Liệt sỹ, ghi nhớ công ơn các anh biết bao nhiêu chăng nữa, cũng không thể bù đắp được sự hy sinh dũng cảm,sự công hiến của các anh. Ngay từ khi lên đừơng” xếp bút nghiên xông ra chiến trường” các anh đã không một mảy may, so đo tính toán:
” Bóng liễu giăng hàng sau mùa trận mạc / Chẳng che nổi nắng mưa cho các anh nằm”.
Trong thực tế, các Liệt sỹ đã hy sinh có người đã có gia đình, nhưng không ít những chàng trai chưa vợ, mới có người yêu, hoặc có ngươi chỉ mới có bạn gái. Họ mãi mãi sống với tuổi hai mươi, nhưng được mọi người quan tâm yêu quý, ngay cả những người vợ Liệt sỹ, đi bước nữa họ vẫn đến thăm mộ các anh, thắp lên những nén tâm nhang thương nhớ. Nhưng vẫn còn nhiều người dẫu chỉ là một lời hẹn ước, họ vẫn sắt son thuỷ chung đợi chờ và mối tình của họ thành niềm thương nhớ trăm năm, như chính nỗi lòng và tình yêu của tác giả:
“ Khói nhang ai thắp về nẻo khác /
nhớ thương nào hoá kiếp trăm năm? “
Đến khổ thơ thứ ba nỗi lòng của nữ sỹ càng dâng lên mãnh liệt. Tình yêu của nhà thơ với anh chiên sỹ đồng thời là sinh viên hồn nhiên và trẻ đẹp biết bao nhiêu. Nếu không có chiến tranh thì tình yêu ấy hạnh phúc và tươi đẹp biết mấy! Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Mặc dù giữa họ chỉ mới là lời hẹn ước, đối với nữ thi sỹ xinh tươi, có tương lai là một nhà giáo vững vàng, một tâm hồn nhạc sỹ Dương cầm tinh tế, không có gì ràng buộc, xung quanh lại có biết bao người mơ ước. Nhưng nhà thơ vẫn chỉ một lòng thuỷ chung son sắt, giữ trọn tình yêu với người chiến sỹ đã quên mình vì tổ quốc thân yêu. Qua hàng nghìn ngày chờ đợi, những kỷ niệm thân thương cứ tràn về…nhưng bây giờ hai người đã trở thành âm dương cách biệt. Sự thực phũ phàng như những cơn mưa xé gió, những cơn gió vô tình xé lòng thi sỹ, đó là những nỗi lòng tái tê, đau khổ, trăn trở mà tác giả phài chập chờn hết đêm đến ngày (ngoài đêm). Nhà thơ dùng hình tương giông tố của thiên nhiên, để diễn tả bão tố của đời mình thật sáng tạo và rõ ràng:
“Trời vần vũ cơn mưa xé gió / Gió lạnh lùng, gió xé lòng em / Anh ở đâu nghìn ngày em đợi /Chập chờn đêm, giấc ngủ ngoài đêm.”
Đọc đến đây tôi tin là không ai không thông cảm và đều muốn sẻ chia cùng tác giả. Từ tình yêu sắt son ấy. Từ tình cảm mãnh liệt ấy. Tôi có thể khẳng định rằng tác giả phải là người yêu Tổ quốc Việt Nam biết nhường nào. Chỉ có tình yêu nước kiên trinh như thế nào đó, tác giả mới cảm phục và yêu người chiên sỹ đến như vậy. Tôi tin là dù bây giờ tác giả đã nghỉ hưu, nhưng sẽ có biết bao nhiêu thế hệ học trò được nghe nhà giáo Lê Hà mẫu mực giảng dạy thật chân tình, thật đạo lý, các em sẽ trưởng thành và đóng góp nhiều cho Tổ quốc, luôn tự hào về cô giáo của mình.
Đến khổ thơ cuối cùng tác giả càng thêm khắc khoải gọi hồn anh: “ Anh ở đâu , anh ở đâu rồi ?“ Bầu trời Quảng Trị là cả một trời thương nhớ. Nhà thơ dù vẫn sống trên đời, nhưng đã khẳng định chôn chặt hồn mình trong mộ người chiến sỹ dấu yêu.:
“Vạt gió vàng đang xao xác lá / Anh ở đâu , anh ở đâu rồi ?/ Ôi Quarng Trị một trời thương nhớ / Mồ anh nằm chôn cả hồn em”./.
Bình Minh ngày 12/12/2024
Lưu Bá Thịnh
Hội viên Hội VHNT Trường Sơn
ANH Ở ĐÂU?
Thành cổ trong em ngổn ngang dấu tích
Miền Trung chiều mây bay em đến
Ngẩn ngơ bóng liễu đứng giăng hàng
Bóng liễu giăng hàng sau mùa trận mạc
Chẳng che nổi nắng mưa cho các anh nằm
Khói nhang ai thắp về nẻo khác
Nhớ thương nào hóa kiếp trăm năm?
Trời vần vũ cơn mưa xé gió
Gió lạnh lùng gió xé lòng em
Anh ở đâu nghìn ngày em đợi
Chập chờn đêm giấc ngủ ngoài đêm
Vạt gió vàng đang xao xác lá
Anh đâu rồi anh ở đâu rồi?
ÔI! Quảng Trị một trời thương nhớ
Mộ anh nằm chôn cả hồn em
Thơ Lê Hà