Đôi lời cảm xúc với Giấc mơ đổi đời - Lê Thúy Bắc

Ngày đăng: 03:20 12/04/2025 Lượt xem: 44
ĐÔI LỜI CẢM XÚC VỚI "GIẤC MƠ ĐỔI ĐỜI"     

         VỪA QUA, CHI HỘI 3 HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI. ĐÃ TỔ CHỨC RA MẮT TẬP  TRUYỆN NGẮN VÀ TẢN VĂN (GIẤC MƠ ĐỔI ĐỜI ) CỦA TÁC GIẢ PHAN VĨNH ĐIỂN. TÔI MUỐN TRAO ĐỔI ĐÔI ĐIỀU QUA HAI TRUYỆN NGẮN MÀ TÔI TÂM ĐẮC NHẤT. 

   Cái xanh thẳm của miền Trung du đã làm cho tâm hồn chàng trai ấy lãng mạn hơn
   Bên trang sách của người cha. Và tiếng ru ngọt ngào của người mẹ. Kí ức đã lớn dần lên với bao nỗi nhớ, với dòng sông, bến chợ, con đò. Với trùng điệp đồi núi đầy hoa và nắng. Những dải mía, nương ngô làm nên mật ngọt, đã hào phóng đến kiệt cùng cho sự nảy trổ, sự hồi sinh của một vùng đất thật yên bình ấy.
    Chính vì lẽ đó, cũng là nơi bắt đầu cho những áng văn thơ, những lời ca da diết, mở ra một lối riêng, sự sáng tạo riêng. Thật say đắm và nhẹ nhàng.
    Đọc. GIẤC MƠ ĐỔI ĐỜI ta thấy. Phan Vĩnh Điển như mở lòng mình mà phơi bày cái thật, không chải chuốt, không mở úp vội vàng. Đó mới là tiếng nói từ trái tim được đồng điệu, được chắt lọc từ cuộc sống, từ đời thực. Cái thật đến trần trụi. Được kết nối giữa hiện đại và thực tế. Không hào hoa phóng khoáng khi viết về những hoàn cảnh éo le hay trăn trở trong những lần khốn khó.

     Như - Khi cô cháu nội mới bốn tuổi thì cha mẹ mất vì tai nạn giao thông. Từ đó. Cháu về ở với ông bà tại một khu tập thể xa thành phố. Một căn hộ cũ nhuốm màu thời gian và sự cơ cực trong cuộc sống. Nhà chật, chỉ kê đủ một chiếc giường, phần còn lại ông bà trông giữ hơn chục cái xe máy để lấy thêm tiền phụ cho cháu ăn học. Ông yếu nên về hưu sớm. Rồi một ngày đang học ở trường nghe tin ông mất. Ông ra đi đột ngột. Căn phòng nhỏ ấy như rộng ra, trống trải. Đám tang của ông chỉ có lối xóm đến phúng viếng. Cả nhà khó khăn, còn lại mình bà. Trợ cấp mất sức của ông cũng không còn. Vậy làm gì để nuôi các cháu ăn học. Sau ngày đó, hai bà cháu ra ngân hàng rút nốt số tiền ít ỏi mà khi còn sống ông gửi, đã gặp không ít khó khăn. Phải đi lại nhiều lần xin chữ kí mà không được. Nghĩ hoài cũng không có cách. Bà ra đầu ngõ mua mấy bông cúc và trái cây, về đặt lên bàn thờ, rồi chắp tay khấn vái. Bà xin các cụ tổ tiên, bố mẹ chồng. Cho phép bà được chụp ảnh mộ các cụ, thay cho giấy chứng tử theo yêu cầu của các ban ngành để được công chứng mà lấy cái số tiên ít ỏi khi còn sống ông gửi.
    Nói lên sự thật nhiêu khê cho những hoàn cảnh bần hàn cơ cực. Cái khốn khó đã làm nên sự se thắt tựa heo may đang luồn qua từng lớp áo. Gặp không ít khó khăn phải tới nơi này nơi kia vì bà không phải là người gửi số tiền đó. Sau cùng Thảo cũng vui vẻ đưa bà ra phòng công chứng. Nhưng không. Hai bà cháu lại phải chở thêm hai tuần nữa mới có. Ở đây. Tác giả  muốn nói lên số phận có hoàn cảnh éo le như gia đình bà, hay nhiều gia đình cùng chung sự bần hàn như thế mà khi gặp biến cố cũng không trông cậy vào đâu. Trong khi cái nhiễu nhương ngoài kia vẫn hiển nhiên tồn tại. Rồi. Thảo cũng lớn lên từ vòng tay thiếu thốn ấy mà nhìn ra sự trắng đen của xã hội, Thảo quyết định đi theo nghề luật sư, để mong mang một chút kiến thức giúp đỡ những hoàn cảnh giống như mình.
    Trong. Cháu muốn làm luật sư.
    Xuyên suốt tập truyện
     Mỗi câu chuyện lại đưa tôi về một thế giới riêng. Sự hoang mang trong mạch chuyện của anh cũng có lý vì nó thật. Thật thà và dung dị giống như suy nghĩ của anh vậy.
    Tôi rất súc động khi chạm đến những bức vẽ được mở ra bằng chiếc cọ vẽ, đơn sơ mà mị hoặc. Hay những bức tranh sơn dầu đã đưa ta vào sâu thẳm của cuộc chiến tranh, những miền khói súng, những trọng điểm, những trạm giao liên. Đằng đẵng khô cằn và ác liệt ấy
      Người ta hay đưa nhau vào những miền kí ức hoa lệ. Nhưng hoạ sỹ Nguyễn Đức Dụ, trong câu chuyện của mình được anh phác họa bằng da, bằng thịt. Để tạo thành cái riêng của mình.
     Gần bốn mươi bức tranh sơn dầu khổ lớn, đã được hoạ sỹ hoàn thành sau khi nghỉ hưu. Một kết quả lao động thật đáng kể.
     Có lần ở Trường Sơn, tranh của ông bị nước cuốn, ông cố nhoài người theo dòng nước xoáy vớt bằng được số tranh được cuộn trong bốn ống pháo sáng đó. Có nhiều người muốn mua với giá đắt mà ông nhất định không bán.

    Cũng chỉ có Nguyễn Đức Dụ mới có thể, trong lúc khó khăn nhất, nghèo khổ nhất vẫn mang tinh thần người lính Trường Sơn như thế. Với tình cảm tri ân đồng đội của mình trong thời máu lửa. Và cũng vì câu nói của Tư Lệnh Đồng Sỹ Nguyên " Khó đến mấy cũng cố giữ lấy, tìm cách mà vượt qua, chứ bán hết kí họa chiến tranh đi thì chính là, bán máu xương của đồng đội, bán kí ức Trường Sơn đấy"
     Người lính Trường Sơn Nguyễn Đức Dụ đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh ấy.
Trong: Người họa sĩ Trường Sơn.
    Khao khát vẫn luôn đau đáu trong những nhân vật của anh.
Ở đâu đây, họ vẫn đang mơ. Rằng! Điều kì diệu nhất, tốt đẹp nhất sẽ đến mà ngước lên mà kiễng lên. Biết đâu, vào một ngày nào đó sẽ nhìn thấy một viễn cảnh thiên đường nào đó.
    Hay, những bầm dập trong cuộc sống, trong tình yêu, rồi mượn hoàng hôn, mượn sóng, mượn biển để khỏa lấp đi những chơi vơi.
     Không những, anh có những tác phẩm nói về chiến tranh hay thực tại đời thường. Mà còn có những câu chuyện thật dí dỏm, hài hước.
   Tác giả đã thay mặt cho nhân vật của mình, để khóc để cười, để chạm vào cái vui, cái buồn, cái nhân tình thế thái đó mà nói lên nỗi đau nỗi vất vả cho một lớp số phận èo uột của xã hội như thế. Tôi hy vọng tác giả luôn sáng tạo cảm súc hơn nữa cho những tác phẩm của mình được hay hơn và ý nghĩa hơn.
  Cảm ơn tác giả đã cho tôi đi hết mạch nguồn cảm súc này.
          Xin trân trọng.
                                                                                                                                              Hà Nội. 09-04-2025.

        NV: Lê Thúy Bắc
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
Hội viên Hội nhà văn Hà Nội
Uỷ viên BCH Hội VHNT Trường Sơn
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nữ Nhà văn Trường Sơn

tin tức liên quan