Khuất Quang Như: Cảm hứng khi đọc “Sữa ngọt một bầu” của Phạm Trung Lạp

Ngày đăng: 10:34 24/03/2020 Lượt xem: 390


CẢM HỨNG KHI ĐỌC “SỮA NGỌT MỘT BẦU”
CỦA PHẠM TRUNG LẠP
 
    Chiến tranh đi qua, đã trên bốn mươi năm có lẻ. Song ! dư âm của cuộc chiến còn để lại cho thế hệ hiện tại và mai sau nhiều kí ức đau buồn, bi tráng và cả những kỷ niệm về tình người, tình yêu đong đầy lòng nhân ái. Có câu truyện lứa đôi đẹp và bao dung như trong huyền thoại, cổ tích được người đời nhắc mãi lưu danh. Đó là tình yêu của người lính Cụ Hồ trong bom đạn, gian khó vẫn sáng ngời niềm tin, chung thủy sắt son.
    Trong một cuộc gặp mặt của hội đồng ngũ 1970, sau những vòng ôm nhau và cái bắt tay siết chặt của những người đồng đội năm xưa là sự hỏi thăm về cuộc sống của nhau hiện nay. Đặc biệt người lính năm xưa trong rừng Trường Sơn có yêu và giao hẹn hôn ước với một người thiếu nữ Thanh niên xung phong. Nay đời tư, vợ con thế nào rồi ???
  Không chút … Tư, ngại ngùng. Anh đã dành dọt kể lại cho đồng đội nghe chuyện tình nên vợ nên chồng. Một tình yêu giàu lòng nhân từ, vị tha mang đầy tình thương nhưng cũng không ít chân chuyên, mà chính họ - gia đình bé nhỏ của anh đã vượt qua tất cả để sống với nhau trọn đời hạnh phúc.
    Người bạn chiến đấu, Nhà thơ không chuyên Phạm Trung Lạp đã chụp nhận được tất thảy. Đêm về anh trằn mình ngẫm suy phải tạo thành một mẫu tình yêu, có cốt cách giàu tính nhân văn cao thượng nhưng lại bác ái, thủy chung để cho người đời ngưỡng mộ, tôn vinh.
    Và thế là “Sữa ngọt một bầu được anh đúc kết chia sẻ”.
   Ai đã vào Nam chiến đấu trong thời chiến tranh chống Mĩ, qua rừng núi Trường Sơn mới thấy được sự ác liệt, gian khổ khủng khiếp đến chừng nào. Trên trời máy bay giặc Mĩ suốt ngày quần phá, trút bom, xô bồ không kể bất cứ nơi nào. Dưới mặt đất Biệt kích, Thám báo giặc sực tìm khắp chốn hòng tìm ra dấu vết con đường mà người lính Trường Sơn, Thanh niên xung phong ngày đêm vật lộn mở đường cho đoàn quân tiến ra mặt trận để hủy diệt.
   Vì thế mà sự hy sinh, đổ máu, thương tật của các anh, các chị là lẽ tất nhiên, thường xuyên ập đến.
   Trong một trận ném bom của giặc Mĩ, không may người Nữ Thanh niên xung phong bị thương nặng. ngực đỏ loang vết máu và thật trớ trêu vô tình khi:
“Đôi gò bồng đào căng tròn
Mảnh bom phạt một, đâu còn chẵn đôi.”
  Chị vật vã trong cái đau đớn khôn cùng của thể xác, còn nỗi đau xé nát cõi lòng khi nghĩ về tương lai. Nếu còn sống số phận người con gái này sẽ đi về đâu ?
Khi thiên bẩm trời phú cho làm mẹ, thì một phần riêng tư đã mất rồi, liệu mình cón có thiên chức làm mẹ được song toàn và có sức để nuôi con nữa không? Và rồi anh ấy - người lính Trường Sơn hôm qua gặp nhau, hai đứa đã tỏ lời cầu hôn, khi đất nước thống nhất trở về sẽ xum họp một nhà, liệu anh ấy có còn xây dựng hạnh phúc với mình nữa không?
   Dòng suy nghĩ miên man vô tận làm chị thiếp đi và khi tỉnh lại trở về cuộc sống thực tại của một người Chiến sĩ Thương binh “tàn nhưng không phế”
   Ngày thống nhất Bắc – Nam, gặp lại anh – người lính Trường Sơn năm xưa đã chung lời hẹn ước, chị nhào tới ôm lấy anh mà kể lể. Kể chuyện sầu kín, riêng tư kia, mong ở anh một lời nói nguôi ngoai động viên.
   Nhưng, Chị đâu có ngờ, khi nghe hết chuyện và biết được những phiền não, trăn trở của Chị, Anh đã ôm chặt Chị vào lòng mà dồn hết cả yêu thương, quý mến cho một tình yêu đích thực, một tình yêu thủy chung, đợi chờ mà người Nữ Thanh niên xung phong đã dành chọn cho anh. Lẽ nào anh dám dối lòng, chị đã vượt qua cái chết để đợi và đến bên anh với cả một hình hài chưa trọn vẹn. Song, anh đã vỗ về chị bằng cả tấm lòng nghĩa vợ tình chồng :
“Một bầu vẫn ngọt nghĩa tình đôi ta”
    Tuy không được làm đồng ngũ với các anh, không được chứng kiến cảnh gia đình đầm ấm của bạn anh. Nhưng qua “Sữa ngọt một bầu” Phạm Trung Lạp đã để lại cho người đọc, người nghe một tình yêu người lính có hồn, có hậu, đã thổi vào lòng người một hình ảnh người Phụ nữ công dung ngôn hạnh, người con trai giàu lòng nhân ái, vị tha. Một gia đình nhỏ đầy ắp tiếng cười, chan chứa hạnh phúc, yêu thương.
       Xin chân thành biết ơn Phạm Trung Lạp.
Khuất Quang Như
Hội viên Hội VHNT Trường Sơn
 
Ảnh minh họa

SỮA NGỌT MỘT BẦU

Người đời đâu biết cái chi
Vợ tôi, tôi biết chuyện gì xảy ra
Những năm sống ở rừng già
Trường Sơn nơi mở đường ra chiến trường
Có lần em đã bị thương
Đùa giai bom giặc cũng phường “bất kham”
Đôi gò bồng đảo căng tròn
Mảnh bom phạt một đâu còn chẵn đôi
Thế rồi chiến cuộc vãn hồi
Gặp nhau,em kể cho tôi sự tình
Coi thường cả việc tử sinh
Một bầu vẫn ngọt nghĩa tình đôi ta./.

Phạm Trung Lạp
 
tin tức liên quan