Bác sĩ chuyên khoa chỉ cách thoát khỏi 6 triệu chứng nổi bật hậu COVID-19
Bác sĩ chuyên khoa chỉ cách thoát khỏi 6 triệu chứng nổi bật hậu COVID-19
Nguồn: Báo Điện tử Viettime
Trước thực trạng đang có một con số khổng lồ bệnh nhân đối diện và khó vượt qua giai đoạn hậu COVID-19, đặc biệt nặng nề tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc, các bác sĩ chuyên khoa đưa lời khuyên cụ thể.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - người thứ hai từ trái qua, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm COVID-19 (Bệnh viện Lê Văn Thịnh) - người ngồi chính giữa - tại Tọa đàm chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 tại TP.HCM với sự tham gia của nhiều bác sĩ, dược sĩ
F0 vừa thoát bệnh đã bị trục lợi từ hậu COVID-19
Tại TP.HCM, ngay khi tình hình dịch bệnh lắng xuống, cũng là lúc nổi lên vấn đề trục lợi bởi tình trạng nhiều bệnh nhân khó vượt qua giai đoạn hậu COVID-19. Nhiều bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo, đề nghị nâng cao đạo đức ngành y, tẩy chay tình trạng trục lợi từ bệnh nhân mới thoát cảnh F0, nay đã lại bị “móc túi” bởi những liệu trình điều trị hậu COVID-19 đắt đỏ. Thậm chí, Sở Y tế TP.HCM cũng đã phải ra văn bản cảnh báo sẽ xử lý nếu phát hiện tình trạng này tại các bệnh viện, phòng khám.
Sáng ngày 17/3, tại cuộc tọa đàm “Phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 cho cộng đồng” diễn ra tại TP.HCM, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm COVID-19 (Bệnh viện Lê Văn Thịnh – TP.HCM) khẳng định, tại các phòng khám có thể đã xảy ra tình trạng nâng giá điều trị hậu COVID-19 khiến bệnh nhân khốn khổ, còn tại các Trung tâm điều trị hậu COVID-19 như Bệnh viện Lê Văn Thịnh thì toàn bộ các bài tập trị liệu đều được y bác sĩ tận tình hướng dẫn, điều trị cho bệnh nhân với những số tiền ít ỏi được chi trả theo khung nhà nước và bảo hiểm quy định.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho biết thêm, với các bài tập trị liệu cho bệnh nhân hậu COVID-19, không phải ai cũng giống ai, nên bệnh nhân cần được khám và điều trị bởi các cơ sở uy tín, nếu bệnh nhân tự sưu tầm những bài tập trên mạng rồi làm theo có thể không hiệu quả, cũng có thể còn gây hậu quả.
6 triệu chứng nổi bật hậu COVID-19 là gì?
Có hay không những triệu chứng hậu COVID-19 nặng nề đến mức nhiều bệnh nhân dù là người nghèo nhưng vẫn sẵn sàng để mình bị “móc túi”, miễn sao khỏi hết các triệu chứng khó đối đầu. Với ý kiến từ một số bệnh nhân đã khỏi bệnh và không mắc triệu chứng hậu COVID-19 thì nhiều người cho rằng đây chỉ là “con ngáo ộp” – sản phẩm của trí tưởng tượng.
|
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, di chứng hậu COVID-19 có thể kéo dài tới 6 tháng. Ảnh: BV Tâm Anh
|
Mặt khác, theo một số tài liệu thống kê, có thể có tới 203 di chứng hậu COVID-19. Thực tế là đang có một số lượng bệnh nhân khổng lồ tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc quay cuồng, chóng mặt vì đủ loại, đủ dạng với các triệu chứng hậu COVID-19 khác nhau.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang tại cuộc tọa đàm sáng 17/3 đưa một đính chính nhỏ về con số 203 triệu chứng hậu COVID-19. Theo khẳng định của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, ông không rõ từ đâu lại gắn với con số 203 triệu chứng này. Nhưng theo các nghiên cứu mà ông có được thì có sáu triệu chứng nổi bật, được thống kê chi tiết như sau.
“Có tới 80% các ca bệnh mệt mỏi; 61% bị xơ phổi; 52% có vấn đề về trí nhớ; 51% đột quỵ hoặc có nguy cơ đột quỵ; 45% ca bệnh mất ngủ; 33% tổn thương thận cấp” - Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho hay.
Trả lời câu hỏi của VietTimes về việc tỷ lệ nói trên dựa trên nghiên cứu từ bao nhiêu bệnh nhân, và Bộ Y tế hoặc bất cứ cơ quan nào của Việt Nam đã có nghiên cứu về vấn đề người bệnh mang di chứng hậu COVID-19 hay chưa, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang cho biết đây là một nghiên cứu của các bác sĩ và các nhà khoa học từ nước ngoài. “Hiện tại, ở Việt Nam chưa có bất kỳ một nghiên cứu hay thống kê nào cho thấy các tỷ lệ người bệnh mắc triệu chứng hậu COVID-19 cụ thể ra sao” – BS Nguyễn Thanh Sang khẳng định.
Điều trị hậu COVID-19 thế nào?
Có mặt tại cuộc tọa đàm, trả lời câu hỏi của VietTimes về việc giải pháp cụ thể để điều trị cho 6 triệu chứng nổi bật nói trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM; nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm – Thần kinh (BV Nhi Đồng 1 – TP.HCM) cho biết:
|
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM; nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm – Thần kinh (BV Nhi Đồng 1 – TP.HCM), chuyên gia chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
|
“Rất nhiều bệnh nhân liên lạc tới tôi cũng hỏi bị xơ phổi uống thuốc gì, mất trí nhớ uống gì? Mất ngủ uống gì? Sự thực là, thuốc men chỉ đáp ứng một phần thôi. Có loại thực phẩm bổ sung Lung Recovery vừa ra mắt – do Công ty TNHH Việt Nam Medicare phát triển, Công ty CP nghiên cứu phát triển Bionex sản xuất – khá phù hợp cho nhu cầu giảm 6 di chứng phổ biến kể trên. Tôi xem thành phần thấy có Vitamin C, B1, B2, B6... tăng cường đề kháng, giảm mệt mỏi. Nhóm tốt cho thận có bột tảo xoắn, cao kha tử, cao mạch môn, cao cam thảo. Nhóm tốt cho não có cao bạch quả và Natokinase có thể giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện trí nhớ, phù hợp với nhóm bệnh nhân hậu COVID-19 bị có vấn đề về trí nhớ - còn gọi là sương mù vỏ não. Giá bán rất hợp lý với khả năng chi trả của người Việt. Hy vọng là loại thực phẩm bổ sung này có thể giúp người dân giảm triệu chứng hậu COVID-19” – Bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
Triệu chứng hậu COVID-19 là có thật, nhưng cũng không nên để “bóng ma” này ám ảnh chúng ta dài lâu. Bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh: “Có thể, phải mất tới 6 tháng để đi qua được các triệu chứng hậu COVID-19. Để nâng cao thể lực, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, rất cần tập luyện thể thao, gắng sức dần dần. Không tập sẽ còn mệt dài dài và không có cách nào có thể đẩy lùi triệt để được các di chứng hậu COVID-19”.
Bác sĩ Khanh phân tích: “Khi mắc COVID-19, virus sẽ tạo các protein gai khiến người bệnh bị đau đầu, tăng nhịp tim, cổ họng ngứa và bật lên những cơn ho kéo dài. Uống thuốc hoặc các loại thực phẩm bổ sung là một phần của giải pháp điều trị. Cần ăn nóng, uống nóng, ngủ nóng – nhất thiết không bật máy lạnh thì sẽ mau qua các triệu chứng hậu COVID-19”.
“Sương mù vỏ não là một triệu chứng có thật. Khi mắc COVID-19, nhiều người cứ bảo tôi không lo lắng gì, tôi vẫn cười nói sinh hoạt bình thường. Cả nhà cùng bệnh, tất cả đều rất vui. Nhưng thực sự là tất cả đều lo lắng kinh khủng, điều này tác động mạnh lên vỏ não, gây mất ngủ, các vấn đề về trí nhớ sẽ xuất hiện. Phải tập nhớ thôi, tập với những bài tập nhỏ, tìm nhiều cách khác nhau để tăng trí nhớ lên dần” – Bác sĩ Trương Hữu Khanh chỉ dẫn.
( C. H sưu tầm)